Hôm nay,  

mưa cuối năm…

01/01/202500:48:00(Xem: 1558)

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Đón mừng năm mới 2025, tác giả gửi đến độc giả Viết Về Nước Mỹ một bài tự sự ngắn có những hạt mưa rơi vào ngày cuối năm khơi gợi biết bao kỷ niệm và triết lý nhân sinh.

TG Phan trao giải Chung kết VVNM cho TG Vĩnh Chánh năm 2021
TG Phan đang trao giải Chung kết VVNM 2021 cho tác giả Vĩnh Chánh
 ***
 
Cứ mỗi lần có dịp đi lên miền bắc hay sang Cali, được hít thở không khí mát mẻ, tôi thường suy nghĩ: Sao mình cứ ở mãi Texas này, mùa hè nóng như con gà trống mới đạp mái. Người bản địa ở đây thường nói vậy về thời tiết mùa hè, sang mùa lạnh thì tê tái với gió rét, không có cái lạnh dễ chịu như bên Pennsylvania. Nhưng rồi ở đâu quen đó, tâm lý con người theo thời gian cũng giảm nhiệt phiêu lưu.
 
Đâu đã quên thời trẻ, ăn sáng ở Sài gòn nhưng bữa trưa ngoài mũi Né, bữa tối uống chai bia ở Nha trang với mực một nắng ngọt đẫm chân răng. Sau đó ngủ vài tiếng cho lại sức là đã có thể ăn sáng hôm sau ở Quy nhơn. Cuộc sống cơm đường cháo chợ rong ruổi nam bắc tuy vất vả nhưng ly kỳ, sinh động. Có lẽ mê phim cao bồi thuở nhỏ với một chàng cao bồi và con ngựa vạm vỡ, rong ruổi qua núi rừng, đồng cỏ bạt ngàn vùng trung tây Hoa kỳ mà tôi đã dịnh cư nơi này.
 
Nhớ những lần lái xe xuôi nam, hai bên đường xa lộ 45 S về Houston là những cánh đồng cỏ bất tận; hay lái xe về phía tây bắc Texas, con đường xa lộ tiểu bang 287 như không có điểm đến, đôi khi lái cả tiếng đồng cũng không thấy một ngôi nhà ở, chỉ toàn là rừng với ruộng bắp, lúa mì tiếp nối tới chân trời. Rồi thấy một ngôi nhà thì lại không hiểu người sống ở ngôi đó làm sao đi chợ vì quá xa thị trấn. Trẻ nhỏ đi học ở đâu mà chẳng thấy ngôi trường học nào.
 
Thường tôi nhớ về những căn chòi trong đồng trong ruộng ở quê nhà, cả tháng người ta mới đi chợ một lần, ra tới chợ huyện là đã xa lắm rồi, mua gạo và gia vị là chính cho đời sống uống nước sông ăn cá đồng bắt được trong ngày, ăn rau rừng rau ruộng, củi đốt là cành nhánh hoang dại. Trên vùng cao núi đồi, những căn chòi sâu tít trong rừng cũng tương tự như người trong đồng trong ruộng ở miền xuôi, người vùng cao cũng cả tháng mới đi chợ, mua gạo muối là chính. Thức ăn săn bắt được gì ăn nấy như lộc trời. Cuộc sống rất buồn tẻ, nhàm chán với người thị thành. Nhưng kẻ sinh ra ở Sài gòn lại thích sống trong căn nhà chòi ở ruộng đồng hun hút tiếng quốc kêu, hay căn nhà sàn trên núi rừng hẻo lánh... Cuộc sống cơm áo gạo tiền làm người ta không có quyền chọn lựa, nhưng khi được phép thì sự chọn lựa khó khăn hơn cả cơm áo gạo tiền vì ở đâu quen đó, tình cảm con người gắn bó với nơi nào đó rất khó hiểu như lang thang bên châu Âu mù sương bỗng thèm nắng Texas đổ mồ hôi hột. Nhớ nắng hoa mắt bên xứ sương mù thì máy bay đã cất cánh về lại xứ nắng như con gà trống…
 
Người ta luôn khát khao những gì ngoài tầm với để từ “khát khao” còn trong tự điển chứ chả để làm gì, như người dân quê bị mê hoặc bởi ánh đèn thành phố, trong khi người thị thành thích ánh đuốc đêm rừng cô lạnh hay ngoài đồng bao la gió chướng mùa cuối năm. Có những diễn ra trong đời sống mà chúng ta chỉ làm được là lướt qua như gặp rất nhiều người, người quen biết cũng không ít nơi đô thị nhưng những mặt người cứ lướt qua, lướt qua rồi thôi. Họ chân tình cũng có, hờ hững cũng nhiều, khoe mẽ thoả thích, hay khiêm tốn khả kính đều lướt qua cuộc sống vội vã này vì lòng người mau quên. Nhưng quen biết được một ai đó nơi đồng hoang vắng bóng người qua, một ai đó nơi thâm sơn cùng cốc, tình cảm như chậm lại để nhớ hoài khi không còn gặp nữa trong đời còn mang ơn nhau về sự sẻ chia trong đời sống núi rừng hay bao la sông nước. Ai đội mưa rừng bằng tàu lá sang thăm nhau, ai mời chung rượu lạt chiều mưa đồng trắng trời, đưa cay gắp cá linh kho lạt ăn với rau tạp tàng mùa nước nổi thành nỗi nhớ không quên…
 
Tất cả là những thoáng nghĩ khi trời chưa tỏ mặt người, đã cả tuần mưa đông trút nước đến không khí cũng ướt sũng. Đi làm thì ai nấy cứ thi nhau cảm cúm bỏ về giữa buổi. Đi câu thì trời mưa trói chân ngồi trong xe nhìn mặt hồ vỡ những hạt mưa. Mưa cuối năm hay đầu năm cũng là mưa, một hiện tượng thời tiết, hiện tượng vật lý khác gì nhau nhưng mưa cuối năm như đưa người ta về những khung trời xưa cũ. Có lời bài hát nghe như tiếng mưa, “mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng…” Thật là hay diễn tả mưa rừng với lòng người vì thường mưa rừng cả tuần, cả tháng cũng có, lòng người mau quên nhưng đã nớ thì suốt đời. Nhớ mưa đồng sau những cơn giông dữ dội, bì bõm nước đi soi nhái đêm mưa còn dư vị trong lòng tình quê ấm áp. Nguyễn Trung Cang viết bài “thương nhau ngày mưa” cũng hay lắm, “Như mưa ngày nào thấm ướt vai em/ như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm/ thương em ngày nào tóc ướt môi mềm. Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu/ cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh/ xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau …” là những người đã gặp trong đời và ở lại trong lòng mãi mãi, không như những mặt người nơi phố thị cho nhau lời hoa mỹ lúc gặp nhau rồi qua đi như mưa rào nắng hạn; những cái tên người nơi thị thành nghe lãng mạn như trong tiểu thuyết nhưng chỉ lướt qua đời nhau như ánh đèn phòng trà, còn chăng những cái tên quê mùa mộc mạc nhưng lắng đọng ân tình.
 
Tôi đang ngôì thúc thủ nhìn mưa cuối năm trút xuống mặt hồ mênh mông như biển, những gương mặt người còn lại trong tôi là ân sủng đời này. Lòng thấy bình an với niềm tin ai cũng được bình an, chắc chắn những người đã gieo vào lòng người khác sự mang ơn đều được bình an. Quên đi những cái tên, những mặt người đã cho nhau khổ hạnh, cùng lắm cũng chỉ là một lúc ác tính trong con người trỗi dậy thì người ta mới thế. Bản chất thiện lương của nhân sinh sẽ bình tâm, những ăn năn, hối hận cũng chỉ là cảm xúc nhất thời rồi qua đi; không ai tắm cùng một dòng sông được hai lần nhưng đã quên trân quý nước sông trong lần tắm trước để lần sau ngậm ngùi nhìn dòng nước cũ… Hôm nay ngày cuối năm, một năm nhiều biến động trên toàn cầu, năm bầu cử ở Mỹ ngập ngụa tin giả, tin thật nên cuối cùng là không biết tin ai nên tin vào chính mình là thực tế thêm một năm xa nhà, câu trả lời cho người khác về tuổi tác sẽ thêm một tuổi, quỹ thời gian còn lại ngắn thêm một lóng tay.
 
Mưa cuối năm vẫn rả rích ngoài trời mù sương và gió lạnh, thảm lá vàng ướt mưa về cội. Bỗng nhớ câu nói đêm qua của một vị thiền sư bên Nhật, ông nói, “cuộc đời như một chiếc va li, sống phải biết khi nào xách lên, khi nào để xuống, phải soạn lại va li cho mỗi hành trình…” Tôi nghe không hiểu ý ngài lắm vì thiền sư đâu phải người thường dễ hiểu, chỉ nhớ bà ngoại mấy đứa nhỏ từng nói, “cái gì cầm lên được thì bỏ xuống được.” Hiểu khi còn trẻ đã qua rồi, hiểu khi không còn trẻ về cuộc đời ưu tư phiền não triền miên không giải quyết được gì! Những vui buồn xưa cũ hãy quên đi để sống đời tự tại, thành công hay thất bại trong quá khứ không nên để trong lòng mãi vì chỉ có ưu phiền, buồn nhiều hơn vui. Điều duy nhất con người có thể là không vấp một mô đá hai lần còn sai lầm hay thành tựu cũng đã qua rồi… 
 
Đêm qua nghe vị thiền sư ví cuộc đời như cái va li là một liên tưởng lạ khi phải biết khi nào xách lên, khi nào để xuống. Cuộc đời của mỗi người là thân tâm người ấy, không thể tách rời khi sự chết chưa đến, làm sao có thể xách cuộc đời mình lên hay để cuộc đời mình xuống với thân tâm không rời? Có thể ngụ ý là phải biết phát huy hết khả năng cá nhân trong đời người khi thiên thời địa lợi nhân hòa; và lắng đọng lại cuộc đời khi lực bất tòng tâm, gạn lọc những vui buồn trong mớ hỗn độn nhân sinh đã từng trải. Qua một đoạn đời, sự kết thúc cũng là khởi đầu một hành trình mới, người ta nên soạn lại hành lý bên trong va li, là những ngồn ngang trong quá khứ cuộc đời, giữ lại những cần thiết cho bất cứ hành trình nào tiếp diễn như lòng vị tha, sự bao dung, hướng đạo, buông bỏ những phiền toái, tham lam, ích kỷ trong quá khứ đã làm cho những hành trình đã qua không trọn vẹn.
 
Mưa cuối năm như bữa tiệc chia tay thêm một năm nữa trong đời, bữa tiệc nào cũng tàn, cơn mưa nào cũng tạnh trong cõi đi về trước lúc đến nơi không phải quay về trong cõi đi là chia xa về luôn sầu muộn như những lời nhạc đã nghe trong u mê, “hạt mưa nhớ ai mưa triền miên…”; hay “thương nhau ngày mưa” làm gì để từ đó về sau cứ khắc khoải mỗi khi nhìn mưa với tâm trạng “xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau…”
 
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 177,357
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Nhạc sĩ Cung Tiến