Hôm nay,  

Vết Xe Đổ

04/03/202500:00:00(Xem: 3405)

 

TG Lai Thi Mo nhan giai Danh Du từ Giam khao Nguyen Viet Tan
TG Lại Thị Mơ (đứng thứ hai từ bên phải) nhận giải Danh dự VVNM 2023  từ Giám khảo Nguyễn Viết Tân

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
 
***
 
Dung vượt biên qua Mỹ lúc vừa xong trung học. Bố mất khi còn trong trại giam sĩ quan chế độ cũ. Mẹ cũng mất sau mấy năm bươn chải mua bán nuôi con. Hai đứa cháu mồ côi được cô mang về nuôi.
 
Khi Dung học xong trung học, cô tìm mối vượt biên cho Dung đi, bởi vì con “ngụy quân ngụy quyền” không thể vào đại học. Chuyến đi kinh hoàng suýt mất mạng, nhưng cuối cùng Dung cũng được nhận vào Mỹ, vì khai bố mất trong tù. Phái đoàn Mỹ khi phỏng vấn họ tìm ra tung tích bố dễ dàng, dựa vào tấm hình bố mặc quân phục ẵm Dung lúc 5 tuổi, cười nhe hàm răng sún thiếu 2 cái răng cửa.
 
Nhờ tấm hình Dung được phái đoàn chấp thuận cho vào Mỹ. Ưu tiên con cái của những quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chua xót thay bố Dung không bỏ mình trong chiến tranh, mà chết vì bệnh tật đói khát trong trại tù.
 
Qua Mỹ, Dung được cha mẹ nuôi người Mỹ bảo trợ. Sống với foster American parents, Dung yên tâm học hành. Biết thân phận mồ côi, Dung chăm lo bài vở, cố gắng học xong sớm, có việc làm để lo cho cô và em còn ở Việt Nam. “Ơn đền nghĩa trả“ cố gắng vươn lên hầu như là ý nguyện của tất cả những người sống sót sau những chuyến vượt biển kinh hoàng.
 
Ngày xưa chưa có Smart phone, không nhìn thấy mẹ, không có tiền về quê, những đứa con xa xứ chỉ đoán mẹ vui hay buồn qua giọng nói tiếng cười. Nhà thơ Trần Trung Đạo cũng là thuyền nhân đã gởi lòng mình bằng hai câu thơ tuyệt tác:
 
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
 
Dung chẳng có thì giờ về thăm, chẳng biết cô và em sinh sống ra sao. Chẳng bao lâu Dung lập gia đình với Hòa, cũng là boat people. Mười năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cả hai mới đi được, nên hiểu rõ mọi khó khăn cho những ai còn kẹt lại.
 
Lúc nào Dung cũng trĩu nặng suy tư lo cho em gái vẫn còn ở Việt Nam. Biết nỗi trăn trở của vợ, Hòa cũng khích lệ Dung bảo lãnh cho em. Bảo lãnh diện anh chị em là ưu tiên chót, rất lâu, từ 12 tới 15 năm. Mặc kệ Dung vẫn nộp hồ sơ cho Hạnh, miễn sao chị em đoàn tụ.
 
Mười năm lăn xả nơi xứ người, Dung hoàn toàn mù tịt mọi thay đổi ở quê nhà. Trong tâm khảm Dung chỉ nhớ cô em mới học lớp 6 khi chị vượt biên. Gây dựng lại cuộc đời nơi xứ người rất khó khăn, nhưng Dung vẫn cố gắng gởi về phụ giúp  cô và em mỗi tháng 400 đô cho cả hai. Đây là tiền riêng của Dung, Hòa không hề biết. Cuộc sống  gia đình nhỏ vẫn êm đềm trôi qua.
 
Mấy chục năm trước khi vật giá chưa leo thang, tiền lương hai vợ chồng có bằng đại học như Dung Hòa cũng không đến nỗi thiếu thốn. Gia đình vẫn có thể đi du lịch ít nhất một lần mỗi năm.
 
Từ ngày chia tay, tới khi gặp được em, đúng một phần tư thế kỷ, biết bao nhiêu thay đổi khó lường. Cô mất, được hưởng căn nhà, gặp thời giá lên, Hạnh bán, mua chung cư. Tiền dôi ra, Nguyên, chồng Hạnh mua xe van 6 chỗ để chở khách du lịch trong nước, làm kế sinh nhai. Hạnh cũng bỏ học khi Dung vượt biên. Ở Việt Nam không cần bằng đại học, buôn bán ngoài vẫn sống ung dung. Tiền kiếm được không bị đánh thuế. Khác hoàn toàn ở Mỹ, khi xin việc bao giờ cũng phải nộp tờ khai thuế năm trước.
 
Nguyên rong ruổi đường xa kiếm tiền, Hạnh ở nhà chỉ đưa đón con đi học, thời giờ rảnh rỗi đi hát hò nhảy nhót với bạn bè. Dung vẫn miệt mài đi làm nơi xứ người, tằn tiện để có tiền gởi về cho em, bên Việt Nam Hạnh nào có biết. Trong đầu chị vẫn nghĩ cuộc sống ở quê nhà rất khó khăn. Còn Mỹ “mang tiếng” thiên đường, hình như ai cũng nghĩ kiếm tiền dễ dàng như có cây tiền (money tree) trồng ở sân sau. Nên “quy Mã“ (qua Mỹ) vẫn là niềm ao ước của nhiều người.
 
Hồ sơ bảo lãnh quá lâu, gần 15 năm, Hạnh không còn là cô bé lớp 6 rụt rè nhút nhát năm xưa. Bây giờ Hạnh hoàn toàn lột xác, không còn lui cui trong xóm nghèo như hồi Dung ở nhà, có tiền rủng rỉnh tiêu xài phung phí, 200 đô mỗi tháng chẳng bõ bèn gì, nhưng của cho không ai từ chối. Chỉ có cái xe van để kiếm tiền, nhưng vẫn nghĩ mình là chủ, không phải đi làm thuê làm mướn.
 
Dung Hòa vẫn sống bình dị, hạnh phúc chan hòa khi có thêm đứa con thứ nhì. Ở Mỹ ai cũng phải làm việc, người lớn đi làm, trẻ con đi học đó là khuôn mẫu cuộc sống cho mọi gia đình. Đi làm để có tiền trang trải mọi chi phí. Thuế nhà rất nặng, không như ở Việt Nam có nhà không phải lo lắng gì nữa. Bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe, bảo hiểm sức khỏe biết bao thứ tiền bắt buộc.
 
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” Người lớn phải có việc làm. Trẻ con đi học để mai kia nuôi thân, xã hội bắt buộc như thế. Bên Việt Nam nghe lương dược sĩ, kỹ sư của Dung Hòa cả trăm ngàn/ một năm, ai cũng nghĩ đó là cuộc sống của giai cấp thượng lưu, gọi là “đại gia”, ở nhà to, đi xe đẹp chắc chắn phải có người giúp việc. Những người giàu có toàn ở biệt thự lộng lẫy, ông bà chủ, cậu ấm cô chiêu giống như trong truyện của Tự Lực Văn Đoàn. Gia nhân có tài xế, vú em, làm bếp, làm vườn. Thậm chí còn có người dắt chó đi chơi.
 
Hàng ngày có biết bao gia đình tan vỡ chỉ vì bảo lãnh người thân từ Việt Nam qua. Tất cả đều do không thực sự hiểu nhau. Chỉ có liên hệ gia đình mới được bảo lãnh.
Người đứng đơn là người “đứng mũi chịu sào”, chính phủ sẽ không giúp bất kỳ trợ cấp nào cho người tới định cư.
 
Định cư theo diện bảo lãnh, gọi là hợp pháp (legal) sẽ được hưởng mọi quyền lợi về luật pháp. Khởi đầu tạm trú, sau đó thường trú. Khi đủ thời gian quy định, thường trú nhân, tức là đã có green card (thẻ xanh), nếu không có tiền án sẽ được thi quốc tịch.
 
Con đường hợp pháp dài như thế. Nhưng đã hợp pháp dù chỉ tạm trú vẫn xin được việc làm, được đi học chữ, học nghề… còn trẻ con được ưu tiên đi học miễn phí 13 năm (từ mẫu giáo cho tới hết trung học).
 
Chính phủ luôn luôn tạo mọi điều kiện để vươn lên. Vì thế người ta gọi Mỹ là xứ cơ hội (Land of opportunities). Còn có muốn nắm bắt cơ hội để vươn lên hay không, tuỳ ý thức của mỗi người. Chỉ quét dọn ban đêm hay bưng bê ở tiệm ăn cuối tuần. Nhưng có biết bao cựu tù và con cái của họ vẫn kiếm được mảnh bằng đại học sau bao nhiêu năm vượt khó. Trẻ nhỏ thuộc loại ưu tiên hàng đầu. Không tốn tiền học, có xe bus đưa đón, cha mẹ làm ít lương thì con được ăn trưa miễn phí. Còn đòi hỏi gì hơn nữa?
 
Than ôi! Hạnh Nguyên nào có biết ngày xưa Dung Hòa cực khổ như thế nào. Căn nhà nhỏ chỉ vừa đủ cho bốn người, giờ nhét thêm bốn người nữa, biết bao thứ xào xáo xảy ra. Sau vài tuần đoàn tụ vui vẻ, giờ là lúc nhìn vào thực tế.
 
Thật bối rối cho Dung Hoà, vì Hạnh Nguyên không biết tiếng Anh, kiếm việc rất khó. Xin việc lao động bưng bê ở chợ hay quán ăn thì mang tiếng khi dễ, coi thường. Ngoài ra còn học lái xe và biết chút ít tiếng Anh để giao tiếp. Đó là bước khởi đầu gây dựng cuộc sống mới nơi xứ người. Ai muốn định cư nên chuẩn bị trước, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.
 
Về lâu dài 4 người không thể chen chúc nhau chỉ trong một phòng của nhà Dung Hoà, dù chỉ là ở tạm. Mướn Apartement thì ai trả? Dung Hòa choáng váng mặt mày. Không dám hỏi em mang qua bao nhiêu. Gồng gánh tất cả kéo dài được bao lâu? Hòa là người lịch sự, rất hòa nhã như tên gọi, nhưng cũng bắt đầu than thở:
 
- Trước kia kéo thùng rác và thùng recycle là việc của anh. Nhưng bây giờ có Nguyên, cũng là đàn ông, cả ngày rảnh rỗi sao không làm? Chờ tới tối, đi làm về anh vẫn phải mang ra?
 
Dung bây giờ “há miệng mắc quai “. Những chuyện nhỏ nhặt mỗi ngày mỗi nhiều. Tiền chợ, tiền điện gas tăng vùn vụt đến chóng mặt. Nhà cửa lúc nào cũng ồn ào, vì trẻ con giành nhau đồ chơi, không khí bắt đầu căng thẳng.
Khổ tâm nhất là Dung, hy sinh mọi thứ vì chỉ có Hạnh là em duy nhất. Tai này nghe Hòa than thở, tai kia nghe em kêu ca. Dung chỉ muốn gào lên, Dung đã phải đổi mạng sống, cắm đầu cắm cổ học hành, nhịn ăn nhịn mặc mới có ngày hôm nay.
 
Hạnh Nguyên sống dư dã, nhưng có phần buông thả, chồng thường xuyên vắng nhà đưa khách du lịch khắp nơi, cơm hàng cháo chợ. Thói quen ngồi quán tới khuya mới về. Nguyên không có khái niệm family man cần chia xẻ công việc nhà với vợ, trông con, cắt cỏ, cào tuyết… những việc hoàn toàn không có ở Việt Nam. Hạnh cứ đàn đúm ca hát nhảy nhót. Nguyên nhậu nhẹt la cà mỗi đêm.
 
Trẻ con lớn dần, đủ thứ rủi ro về bệnh tật như sốt xuất huyết vẫn có mặt ở Việt Nam theo chu kỳ mỗi năm. Hệ thống y tế, hệ thống giáo dục không thể so được bên Mỹ.  Từ xung đột tới cãi nhau nảy lửa. Cuối cùng giọt nước tràn ly, Hòa nhất định ly dị vì cho rằng Dung bênh em. Vài tháng sau Hạnh Nguyên theo bạn bè rủ rê, cũng dọn ra, tới tiểu bang khác. Thế là mọi thứ tan tành.
 
Mặc dù nghe nói nhiều cảnh tương tự xảy ra khi bảo lãnh người thân, nhưng Dung cứ nghĩ gia đình mình khác, không đến nỗi nào. Không bảo lãnh thì mang tiếng ích kỷ nhỏ mọn. Bảo lãnh qua thì bị chửi bới trách móc.
 
- Khổ như vậy, sao không nói? Để bây giờ nhà cửa bán hết rồi. Làm sao trở về?
 
Trăm nghe không bằng mắt thấy, dù có kể ra một lô những khó khăn sẽ phải đối mặt, nhưng người đi định cư không mường tượng được. Họ chỉ thấy đồng đô la vẫn ưu thế hơn tiền đồng trong nước.
 
Nhiều người để chuẩn bị cho người thân qua có việc, họ đã sốt sắng kiếm mua business nhỏ như quán ăn, tiệm giặt máy… dĩ nhiên họ phải đứng tên. Ai dè bị mang tiếng lợi dụng người thân. Thật là oan Thị Kính. Ách giữa đàng mang vào cổ.
 
Nơi chỗ Dung làm, có ông cụ than thở dỗ dành cậu út qua Mỹ để được gần con cháu lúc cuối đời. Không ngờ qua rồi, thấy vất vả hơn khi còn ở Việt Nam, cả con trai lẫn con dâu xúm vào chửi cụ té tát.
 
Thời gian trôi qua, những người được bảo lãnh định cư, đã nhìn thấy những ưu đãi mà họ không bao giờ có ở Việt Nam. Mỗi sáng xe bus đưa con đến trường. Đi khám bệnh không phải chầu chực. Không khúm núm xin xỏ hay năn nỉ nơi cửa quyền. Không lót tay lót chân, móc nối thậm thụt cửa trước cửa sau. Nộp đơn hội đủ điều kiện sẽ được giải quyết. Chạy xe đúng luật không sợ cảnh sát phạt.
 
Hạnh Nguyên sau vài năm ổn định, đã hiểu được tấm lòng bao dung của chị, hy sinh lo cho em quá nhiều. Nỗi hối hận muộn màng cũng không bù đắp được cho Dung mái ấm ngày xưa. Dung không giận hờn trách em, mà cho rằng tại duyên nghiệp gây cảnh chia lìa, tan đàn xẻ nghé.
 
Gia đình Hạnh Nguyên này đã hòa mình với cuộc sống mới. Nguyên bỏ thói quen la cà nhậu nhẹt sau mỗi buổi chiều. Hạnh cũng chẳng có bạn bè rủ nhau ca hát nhảy nhót, chỉ biết đi làm lo nội trợ trong nhà. Hai đứa con xong trung học đang chuẩn bị vào đại học.
 
Mỹ là nơi tạo điều kiện cho mọi người vươn lên. Hai đứa trẻ thích đời sống bên Mỹ, Hạnh Nguyên cũng không còn than van trách móc. Nếu Dung không đứng mũi chịu sào, bảo lãnh thì làm sao có được cuộc sống như bây giờ.
 
Trước kia sống theo lối “ăn xổi ở thì“ vì Hạnh Nguyên không nhìn xa, để thấy cuộc sống ở Mỹ bảo đảm tương lai cho con cháu. Miễn học phí cho hết trung học. Sách học được mượn từ thư viện, cha mẹ làm lương ít thì con được ăn trưa, có xe đưa đón đến trường. Lên đại học con nhà nghèo cũng được trợ giúp học phí. Ai cũng được mượn nợ, học xong đi làm mới phải trả dần theo khả năng. Về hưu nếu lãnh ít, chính phủ sẽ giúp thêm tiền mua thực phẩm, khám bệnh miễn phí hoàn toàn.
 
Được bảo lãnh định cư hợp pháp ở Mỹ là điều may mắn cho tương lai sau này của con cháu. Giáo dục rất tốt, hệ thống y tế thuộc hàng đầu trên thế giới. Không phân biệt kẻ giàu người nghèo, quan lớn hay dân đen cùng một thứ bệnh cùng cách trị liệu.
 
Đừng để những suy nghĩ tiêu cực giận hờn trách móc làm sứt mẻ tình gia đình. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Những tiện nghi trong đời sống người dân của nước tiên tiến được hưởng, chắc chắn phải hơn những nước đang phát triển.
Vì qua Mỹ khi đã học xong trung học, nên Dung vẫn tìm đọc sách báo của các văn nghệ sĩ miền Nam, nhưng thích những người cùng bị tù như bố. Thi sĩ Trần Dạ Từ có bài thơ mà Dung rất thích.
 
Hòn đá làm ra lửa
 
Hai hòn đá đen đúa, sần sùi, không đáng một xu.
Dzụt gốc xoài, quạ không thèm mổ,
Quăng tận ổ, kiến không thèm bu.
Phơi giữa trại tù, kẻ thù không ngó.
Hợp đôi lại, chúng làm ra lửa.
 
Lúc đầu Dung nghĩ hòn đá làm sao làm ra lửa được, nhưng sau đó hiểu ý nói vợ chồng tác giả là hai hòn đá, cọ xát vào nhau sẽ tạo ra lửa. Vì cả hai cùng là thi văn sĩ trưởng thượng, vẫn tiếp tục giữ “lửa“ bằng những hoạt động văn nghệ như viết sách, làm báo để tiếng Việt khỏi mai một ở hải ngoại.
 
Dung ngẫm, nểu hai chị em vẫn quanh quẩn trong xóm nghèo lao động, buôn gánh bán bưng như mẹ ngày xưa thì cũng giống như hai cục đá vô giá trị, cũng đen đúa sần sùi.
 
Qua Mỹ, thế hệ con cháu của những người tù năm xưa, như những hòn đá sần sùi đen đúa được mài dũa thành những viên ngọc quý, họ đã đóng góp nhiều thành tựu như một cách trả ơn đất nước, đã cưu mang họ, vượt qua bao khốn khó mới có ngày hôm nay.
 
Khi được bảo lãnh qua Mỹ, hãy trân trọng tấm lòng bao dung nhân ái của người thân. Đừng đi vào “vết xe đổ“ làm rạn nứt tình cảm gia đình. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
 
Quê hương vẫn là nơi để giữ trong ký ức. Nhưng cơ hội cũng chỉ đến một lần.
 
 
Lại Thị Mơ
 

Ý kiến bạn đọc
28/03/202520:13:12
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
11/03/202501:28:15
Khách
Có nhiều hiểu lầm từ nguời ở VN khi đi định cư ở Mỹ nên sinh ra trách móc. Có nguời nghĩ rằng nguời bảo trợ ăn chặn tiền trợ cấp chánh phủ, nhưng thực ra thì trợ cấp chánh phủ đến thẳng tay nguời định cư. Bảo lãnh theo diện ODP thì nguời bảo lãnh phải trả mọi chi phí, trợ cấp nếu có thì rất ít. Nguời đuợc bảo trợ lại nghĩ nguời bảo trợ đuợc trừ nhiều thuế mà không biết luật thuế chỉ cho giảm thuế tiền đóng góp cho từ thiện. Mình đóng cho hội từ thiện giúp nguời tị nạn 10 ngàn đô la một năm thì đuợc trừ thuế khoảng 2 ngàn (với mức thuế trung bình 20%), như vậy nguời bảo trợ vẫn bị mất 8 ngàn. Có nguời nghe đồn là cựu chiến binh VNCH đuợc Mỹ cho truy lãnh tiền luơng sau tháng 4/75 nên nghĩ là nguời bảo trợ ăn chặn, gây xích mích. Thành ra nguời bảo trợ phải chuẩn bị bị hiểu lầm về tiền bạc. Cách hay nhất là cho họ gặp những nguời đi truớc giải thích về quyền lợi để tránh hiểu lầm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 177,342
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Nhạc sĩ Cung Tiến