Hôm nay,  

Người Lau Kính Xe

18/03/202500:00:00(Xem: 2520)
TG Lê Đức Luận (đứng giữa) nhận giải Danh Dự VVNM 2023
TG Lê Đức Luận (đứng giữa) nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 20223

Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt, trước năm 1975 ông là sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975, Ông bị “tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986. Tác giả vừa nhận giải Danh Dự năm 2023. Bài viết kỳ này ghi lại câu chuyện về người lau kính xe gốc Việt ở khu Little Saigon, California.
 
***
     
Nếu ở xa vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, khi có dịp lái xe qua thành phố New York hay vào thủ đô Washington DC lúc tuyết đang rơi lất phất… bạn chớ ngạc nhiên khi dừng xe ở ngã tư đường lúc đèn đỏ thì trông thấy một người, thường là một thanh niên da đen, tay xách bình xịt nước, tay cầm chiếc cần lau kính xe chạy ra cào lia, cào lịa trên kính xe của bạn mà không cần hỏi han gì cả.
 
Khi mới định cư ở tiểu bang Maryland, tôi được anh bạn đưa đi New York chơi cho biết thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nếu không vững tay lái, người ta sẽ choáng ngợp với luợng xe lưu thông như mắc cửi. Nhưng anh bạn tôi đã đến New York nhiều lần, nên anh ta lái xe rất bình tĩnh và an toàn. Khi xe dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, một anh thanh niên da đen vội vã chạy ra lau kính xe như tôi đã mô tả ở trên. Anh bạn tôi ung dung, im lặng để cho người thanh niên ấy lau kính xe… Khi đèn vàng nổi lên, anh bạn tôi hạ cửa kính xe đưa cho anh thanh niên ba đô la. Người thanh niên nói: “Thank you! Thank you!” rồi chạy vội vào lề đường.  Xe cộ lại tiếp tục nối đuôi nhau…
 
Tôi có chút thắc mắc: “Anh lau kính xe cứ tự động lau, không cần hỏi. Anh chủ xe tự động móc ví đưa tiền, cũng chẳng cần hỏi phải trả bao nhiêu.”  Tôi định hỏi: “Anh chàng làm công việc này là tự nguyện hay do chính quyền địa phương thuê anh ta cào tuyết trên kính xe cho du khách lái xe được an toàn?” Nhưng phố xá New York có nhiều cảnh lạ mắt để tôi chú ý hơn là nêu lên câu hỏi trong lúc này.       
 
Anh bạn tôi lái xe qua nhiều con đường, đến đèn xanh, đèn đỏ  không thấy có người lau kính xe đứng chờ. Nhưng khi đến đoạn đường dẫn vào bãi đậu xe để chuẩn bị xuống phà tham quan tượng Nữ Thần Tự Do, thì lại thấy một ông già có dáng dấp của một người Phi châu nghèo khổ, xách xô nước và cây bàn chải lau kính chạy ra; anh bạn tôi khoát tay ra hiệu không cần. Ông già tiu nghỉu xách xô nước vào lề.
 
Bây giờ tôi mới nêu câu hỏi. Anh bạn tôi trả lời: “Ở Mỹ thích nhất là được tự do - tự do làm và tự do từ chối - tự do cho mình, nhưng không được xâm phạm tự do của người khác. Tôn trọng tự do và sòng phẳng là một cách cư xử và đạo đức của người Mỹ. Sống lâu trên đất Mỹ ông sẽ thấy nước Mỹ có nhiều cái hay nhưng không thiếu cái dở và lắm chuyện lạ lùng!”
 
Tuy chưa trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi, nhưng anh bạn đã gieo vào đầu tôi ý niệm tự do và sòng phẳng ở Mỹ. Và từ đấy cho mãi sau này, ý niệm tự do và sòng phẳng đã giúp tôi suy nghĩ và hành động phù hợp để hội nhập vào cuộc sống mới một cách thoải mái và cảm thấy hạnh phúc trên quê hương thứ hai này.
 
Trên đường về, anh bạn mới trả lời cụ thể câu hỏi của tôi:
 
- Hồi nãy ông hỏi tôi về người lau kính xe là do tự nguyện hay do chính quyền trả lương cho anh ta làm công việc ấy? Đó là tự nguyện của anh ta đấy.
 
- Trời ơi! Tuyết lạnh mà đứng cả ngày như thế thật khổ thân, ở New York không có việc gì làm đỡ khổ hơn sao? Tôi hỏi.
 
Anh bạn tôi cười, trả lời:
 
- Ở Mỹ có những người thích “cái thú đau thương!” Đó là cái “tự do kiểu Mỹ!” Rồi ông sẽ thấy ở Mỹ cũng có ăn mày, có người vô gia cư, lang thang đây đó, ăn ngủ ở đầu đường xó chợ…
 
- Mỹ được tiếng là nước giàu mạnh nhất thế giới mà cũng có ăn mày, người vô gia cư, cơ cực đến thế sao?
 
Lạ thật! Tôi tỏ vẻ nghi ngờ.
Anh bạn tôi lặp lại:
 
- Đó là “cái thú đau thương!” là “cái tự do kiểu Mỹ! Người ta hay ví von rằng: Ở Mỹ chuyện chết đói và làm giàu khó ngang nhau.
 
Nói vậy không sai lắm đâu, vì ở Mỹ có cơ quan An sinh Xã hội và các tổ chức từ
thiện quan tâm đến đời sống của những người cùng khổ. Quận hạt nào cũng có nhà lưu trú cho những kẻ vô gia cư và có những chỗ cung cấp bữa ăn miễn phí. Những công dân Mỹ trên 65 tuổi và những người khuyết tật, không còn khả năng làm việc, đều được cấp tiền an sinh xã hội, đủ sống! Nhưng trong số đó có những người không thích ở trong nhà lưu trú hay viện dưỡng lão. Họ thích cuộc sống tự do, lang thang đây đó… Ngoài ra nghiện ngập khiến họ phải kiếm thêm tiền bằng cách ăn xin.
 
Rồi anh nói tiếp:
 
- Như ông đã thấy người thanh niên khi nãy, đứng dưới tuyết lạnh lau kính xe cho người qua lại. Trông thật đáng thương! Với sức vóc đó, anh ta có thể tìm một công việc khác tốt hơn. Nhưng có lẽ anh ta cảm thấy tự do và sòng phẳng trong công việc này - anh ta được an ủi và ấm lòng mỗi khi một người xa lạ hạ kính xe đưa cho anh vài ba đồng tiền lẻ với nụ cười thân thiện, biểu lộ tình người chân thật. Tự do, tình người và sòng phẳng đã khiến anh gắn bó với công việc “lau kính xe” cho đến tận bây giờ.
 
Mỗi lần lên New York, lái xe qua con đường này, tôi thấy anh ta vẫn đứng ở ngã tư đường, lau kính xe với thao tác lanh lẹ và chuyên nghiệp hơn. Trông anh ta có già đi đôi chút, nhưng ánh mắt vẫn lạc quan và thân thiện với khách lái xe qua đường như ngày nào.
 
Thời gia trôi qua, chuyện “người lau kính xe” nhạt nhòa trong trí nhớ. Cho đến một ngày, tôi đến California thăm gia đình người em họ, hình ảnh “người lau kính xe” tái xuất hiện, nhưng lại là một ông già Việt Nam, khiến tôi có chút ngỡ ngàng…
 
Hôm ấy, đứa cháu lên phi trường Los Angeles đón tôi về nhà nó ở Orange County. Xe chạy êm trên đường. Nắng sớm Cali vàng ươm màu hổ phách, chiếu lên những lá cọ cao vút ven đường trông như dát vàng. Ánh nắng ấy làm ấm áp làn da. Tôi cảm thấy khoan khoái. Chỉ ở Cali mới bắt gặp cái nắng đẹp và ấm áp như thế…
 
Khi đến ngã tư đường Bolsa và Magnolia, đèn đỏ, xe ngừng! Một ông già Việt Nam, trạc tuổi trên bảy mươi, đầu đội bê rê (beret) đỏ, mặc quân phục hoa dù, đeo chiếc cà vạt to bản màu vàng có ba sọc đỏ (biểu tượng lá cờ Việt Nam Cộng Hòa), vai mang bình xịt nước to như bình xịt thuốc trừ sâu, tay cầm cần lau kính, từ trong lề đường bước ra,  đến trước xe của con cháu.
 
Con cháu vội hạ kính xe, nói: “Chào bác Năm, bác khỏe không?” Vừa hỏi nó vừa móc ví trao cho ông già tờ bạc mười đô, rồi nói tiếp: “Xin gởi bác Năm chút tiền. Hôm nay bác khỏi phải lau kính xe cho cháu.”
 
Ông già cầm tiền bỏ vào chiếc túi nhỏ đeo bên hông, im lặng, thản nhiên xịt nước lên kính xe, rồi vung cần lau… như không nghe thấy lời nói của chủ xe. Khi đèn vàng hiện lên, ông già quay gót, bước chầm chậm vào lề đường, không một lời cảm ơn, cũng không có cái vẫy tay chào!
 
Khi đoàn xe chuyển bánh, ông già lặng lẽ đứng trên lề đường nhìn theo với ánh mắt hững hờ… Thái độ và cách ăn mặc của ông già là một hiện tượng lạ. Tôi ngỡ ngàng quay lại nhìn ông. Đứa cháu hiểu ý, giải thích:
 
- Ông già lau kính xe, truớc đây là một “đại gia” nổi tiếng đó bác! Ở đây ai cũng biết ổng. Cách nay vài năm ổng bị bệnh tâm thần nặng. Ông mặc áo nhà sư, đi lang thang đây đó, lúc tụng kinh niệm Phật, lúc ca hát. Ông ca rất hay! Mỗi lần ổng xuất hiện, nhiều người vây quanh nghe ổng hát những bài tình ca rất mùi…
 
Bây giờ, ổng tỉnh táo hơn, bỏ áo nhà sư, mặc đồ lính, đứng đây lau kính xe… Lúc đầu, khách lái xe qua đường nhìn ông với ánh mắt thờ ơ, có người khoát tay bảo: không cần! Nhưng cũng có người để ông lau kính rồi đưa ông vài ba đồng tiền lẻ. Số tiền gom được, ông gởi đến “Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)” lên đến bạc ngàn và ông thường xuyên đóng góp cho các hội từ thiện số tiền không nhỏ. Từ đấy, tên tuổi ông được nhiều người biết đến.
 
Hiện nay, những người trong vùng đều biết: Ông lau xe không phải kiếm tiền nuôi thân mà để giúp cho thương phế binh VNCH và những kẻ khốn cùng, nên ai cũng vui vẻ ủng hộ việc làm của ông. Và người ta thêu dệt cuộc đời của ông ly kỳ như trong tiểu thuyết…
 
Ở chơi nhà người em họ hơn tuần lễ, những lúc anh em ngồi uống trà, tán gẫu… tôi tò mò muốn biết chuyện đời của “ông già lau kính xe” như thế nào mà con cháu nói: “ly kỳ như trong tiểu thuyết”. Và được chú em cho biết:
 
Ông Khánh nổi tiếng ở vùng này với ba lý do: Thứ nhất là làm giàu rất nhanh; thứ hai có bà vợ đẹp tuyệt trần - nết na hiền thục; thứ ba là đã bỏ nhà cao cửa rộng, sống lang thang đây đó như người vô gia cư.
 
Những lúc trà dư tửu hậu, hết cãi nhau về chính trị, dân vùng này thường đem chuyện đời của ông Khánh ra bàn tán như ‘mồi nhấm’ đưa hơi nói về ông Khánh. Ông đến Hoa Kỳ, định cư ở Quận Cam này theo diện HO với hai bàn tay trắng như những anh em HO khác. Nhưng chỉ ba, bốn năm sau trở thành triệu phú - không phải do trúng số độc đắc, mà từ sức cần lao và cái đầu thông minh của ông ta.
 
Bước đầu ông đi sửa chữa nhà cửa cho dân cư trong vùng - cái nghề học được khi làm trong “Đội mộc”ở trại cải tạo Tân Lập, Vĩnh Phú. Ông làm rất khéo tay, nên được nhiều người gọi, kiếm được khá tiền. Sau đó, vay thêm tiền ngân hàng, ông mua những căn nhà cũ rồi sửa lại, bán kiếm lời! Mua căn nhà cũ dưới vài trăm ngàn, khi sửa sang xong, bán ra trên hai trăm năm chục ngàn. Cứ thế tiến lên! Ông có đến bốn, năm căn nhà đã tân trang, chờ bán! May mắn là lúc đó nhà ở Cali lên giá chóng mặt… Vậy là ông trở thành triệu phú!
 
Nhưng thói đời ‘phú quý sinh lễ nghĩa’ và sinh tật ‘ăn chơi’. Một lần theo đám bạn bè lên Las Vegas chơi, ông bị người phụ nữ chia bài mồi chài, hay bỏ “bùa mê thuốc lú” thế nào khiến ông si mê… Rồi hằng tuần ông lên với người tình ở Las Vegas, bỏ bê vợ con và công việc làm ăn.
 
Người vợ mẫu mực, đảm đang khám phá sự phản bội của chồng, bà uất đến nỗi phát cuồng, có mấy lần ngất xỉu phải đưa đi nhà thương cấp cứu. Từ đó bà tịnh khẩu!
 
Tình cảnh của vợ khiến ông thức tỉnh. Ông quay về với gia đình, sám hối tội lỗi với vợ con. Ông hết lời năn nỉ vợ con xin tha thứ… Nhưng bà tịnh khẩu và mỗi khi thấy mặt ông, bà lại lên cơn ngất xỉu. Mấy đứa con bây giờ cũng lạnh nhạt với ông và nói những câu phũ phàng: “Ba đi đi, đừng về làm khổ mẹ!”
 
Ông nghe như đất trời sụp đổ! Ngày nào những đứa con gần gũi, thân mật, yêu thương ông…  Chúng nó là nguồn an ủi của đời ông. Bây giờ chúng nó nhìn ông với ánh mắt lạnh lùng và nói những lời xua đuổi, bất kính...
 
Ông thấy đau nhói trong tim! Ông bỏ nhà ra đi không mang theo bất cứ thứ gì. Rồi một ngày, ông xuống tóc vào chùa xin tu, nương nhờ cửa Phật! Ông hy vọng chốn thiền môn, sớm chiều tụng kinh, niệm Phật và sám hối sẽ làm vơi bớt nỗi khổ đau.
 
Ngày xưa, những người có sự giác ngộ tâm linh, nghiệp duyên, hay do ảnh hưởng từ gia đình hoặc môi trường chung quanh thì vào chùa tu từ nhỏ. Bây giờ người ta thấy: thất tình đi tu, thất chí đi tu, hận đời đi tu; thậm chí có người đi tu như tìm một nghề thanh nhàn, đó là cái “nghề tu”!
 
Ông Khánh đi tu không thuộc vào các dạng nêu trên. Ông vào chùa xin tu với hy vọng chốn thiền môn sẽ làm vơi nỗi đau khổ đang giày xéo tâm hồn ông. Nhưng vào chùa tu một thời gian, không biết hoàn cảnh thế nào khiến ông phát khùng… Ông bỏ chùa, đi hát dạo!
 
Khi biết ông vào chùa đi tu, rồi bỏ chùa, lang thang đi hát dạo… bà vợ xúc động! Bao kỷ niệm của cuộc tình thơ mộng thuở ban đầu và những ngày hạnh phúc bên nhau trong đời sống vợ chồng, lúc hiển vinh cũng như khi nguy khốn, hai tâm hồn đã gắn bó cùng chia xẻ cay đắng ngọt bùi trong mấy mươi năm qua, trổi dậy trong lòng bà…
 
Bà rưng rưng gọi mấy đứa con vào, bảo: “Các con đi tìm ba, đưa ba về đây, mẹ sẽ tha thứ cho ba tất cả, các con cũng thế… Để ba các con lang thang như thế, tội nghiệp lắm!”
 
Nhưng lúc này, ông Khánh mang bịnh trầm cảm nặng, ông nhập bọn với những người homeless, trốn tránh những người quen thân. Bao nhiêu lần, các con tìm gặp, năn nỉ ông về nhà, nhưng ông im lặng. Bà viết nhiều lá thư tỏ hết nỗi lòng thuơng nhớ và sẽ bỏ qua hết mọi chuyện… rồi bảo các con đem trao cho ông, nhưng không làm lòng ông rung động.
 
Cho đến một ngày, người ta thấy ông bỏ áo nhà sư, mặc quân phục nhảy dù, đứng ở ngã tư đường, lau kính xe.
 
Vốn là bạn cùng khóa ở trường Võ bị Đà Lạt với ông Khánh, nên chú em kể cho nghe thêm cuộc đời thăng trần của ông trước và sau năm 1975.
 
Chuyện tình duyên đến với ông đơn giản nhưng thật đẹp. Ông gặp Thoa trong buổi trao tặng vòng hoa cho các chiến sĩ xuất sắc của Sư đoàn Dù ở vườn Tao Đàn, Sài Gòn. Hôm ấy, nắng xuân ấm áp, người tham dự rất đông. Trên khán đài gồm các quan chức, dưới sân dân chúng sắp hàng ngay ngắn cùng các nữ sinh Trưng Vương tay cầm vòng hoa, xếp hàng dọc trước khán đài. Trong các nữ sinh có mặt hôm ấy, Thoa là người xinh đẹp duyên dáng nhất.
 
Khi ban quân nhạc trổi lên một bản hùng ca, các chiến sĩ Dù xuất sắc bước đều ra vị trí hành lễ. Như duyên số an bài, chàng Trung úy trẻ được xếp đứng trước mặt người đẹp tên Thoa, chờ nàng khoác vòng hoa lên cổ. Khi ấy, bốn mắt nhìn nhau như có luồn điện giao thoa giữa hai tâm hồn. Nàng nhìn bảng tên trên túi áo, lí nhí: “Hân hạnh được choàng vòng hoa cho anh Khánh…” Nhìn bảng tên đeo bên ngực trái của Thoa, anh Trung úy trẻ, đẹp trai đáp lời: “Cảm ơn Thoa, ước gì được gặp lại…” Nàng gật đầu!
 
Thế là có những cuộc hẹn hò, thề ước. Và chỉ một năm họ làm đám cưới theo kiểu nhà binh. Có lẽ nhờ cái tướng “vượng phu ích tử” của vợ mà đường binh nghiệp của Khánh lên như diều. Ra trường Võ Bị, chọn binh chủng Nhảy Dù, chức vụ đầu tiên là Trung đội trưởng; khi cưới Thoa, Khánh đang làm Đại đội trưởng, ba năm sau lên chức Tiểu đoàn trưởng. Hai lần gắn lon thăng cấp đặc cách tại mặt trận và từ Trung úy lên Thiếu tá chỉ vòng bốn năm. Trong khi các bạn cùng khóa còn đeo lon Trung úy hay mới lên Đại úy.
 
Đến tháng 4 năm1975, đời ông rơi tận đáy! Bị giam cầm, đày đọa, nhưng nhờ người vợ tháo vát, đảm đang tần tảo nuôi con, tiếp tế cho chồng ròng rã mười hai năm. Ngày được thả về với gia đình, vợ con nguyên vẹn và đã dành cho ông tất cả yêu thương cho đến khi thoát khỏi chế độ tàn bạo ở Việt Nam, làm lại cuộc đời trên đất khách.
 
Nghe qua câu chuyện, tôi muốn gặp mặt con người đặc biệt này. Và một buổi chiều cuối tuần, chú em dẫn tôi đi qua các hẻm nhỏ, nơi có những người homeless thường ngồi lại với nhau. Vừa thoáng thấy chúng tôi, ông già cúi xuống che mặt, nhưng chú em tinh mắt chạy đến ôm vai ông, nói: “Khánh, cậu làm sao ra nông nỗi này?”  Ông già im lặng! Chú em nói đủ thứ chuyện, rất thiết tha! Nhưng ông già không tỏ vẻ gì xúc động, vẫn im lặng! 
 
Ngồi với nhau gần nửa giờ, ông già không nói lời nào. Trước khi chia tay, chú em bảo: “Khánh à, cậu nên về với gia đình. Thoa và các cháu nhớ thương cậu, mong đợi cậu về.” Bấy giờ ông già rưng rưng, nói: “Ở đây, ngày ngày tớ lau kính xe, coi như cạo bớt lớp bụi tội lỗi đã bám lên cuộc đời tớ… khi nào cạo sạch, tớ sẽ về.”
 
Chúng tôi chào từ giã ông già. Chú em thở dài, nói: "Cuộc đời dâu bể, vô thường! Không ai biết được ngày mai sẽ ra sao!"
 
 
Lê Đức Luận
 
(Tháng Ba - 2025) 
     
      
         
 

Ý kiến bạn đọc
24/03/202523:02:25
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
22/03/202514:40:23
Khách
Chuyên cua ông Khánh từ bỏ giàu có vợ đẹp con ngoan đi chuì kiếng xe ngoài đuờng cho thấy cuộc đời vô thuờng biển dâu. Nhưng cái chết của tài tử xi nê Gene Hackman nguời đóng vai Trung Tá phi cong Hambleton máy bay bị quân CS bắn rơi trong phim Bat 21 cũng rất vô thuờng. Giàu có vợ Nhật trẻ đẹp mà vì bà vợ chết truớc để ông ta mang bệnh mất trí không nguời săn sóc bị đói hơn một tuần mới chết, mà 3 đưá con đã lớn không ai liên lạc để hỏi thăm sức khoẻ cho cha mỗi ngày. Có nhiều nguời già giàu có mà bị con caí bỏ rơi chết một mình trong nhà mà không ai hay biết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 177,332
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Nhạc sĩ Cung Tiến