Hôm nay,  

Hải Sản

23/06/201400:00:00(Xem: 22124)

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4256-14-29656vb2062314

Chuyện tôm cá thôi. Từ con cá ác mó Huế xưa tới cá lù đù Mỹ. Nhưng tác giả kể vui mà cũng ớn: Khỏi nói chuyện tôm cá Tàu hay Việt, ngay bọn cá lù đù ở Mỹ cũng đầy ký sinh trùng. Ông Tân là một tác giả Viết Về Nước Mỹ từ 15 năm trước, hiện là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.

* * *

blank
Cá ác mó.

Ở Huế có con cá ác mó.

Thời chiến tranh tôi ở vùng địa đầu này cũng khá lâu tới hơn 4 năm, nhưng thường ăn cơm nhà binh hoặc cơm hàng cháo chợ nên chưa bao giờ nghe hoặc nhìn thấy con cá đó hình dạng thế nào, cho đến khi lấy vợ rồi, mới nghe O Điểm nói:

- Bà cô chồng nhà đó, cái mặt khó đăm đăm, y như con cá ác mó.

Tôi hỏi con cá đó ra sao thì O nói chỉ thấy ở xứ Huế chứ trong nam này không có bán. O cũng không đủ tài để tả con cá đó cho tôi nghe.

Về cá thì trong gia đình tôi, má tôi đặt cho con Hương (cháu ngoại) là con cá nhàn; anh ba tôi thì tả nhan sắc của một người đàn bà cao và ốm là con cá hố (bây giờ người ta lại cho đó là người đẹp chân dài, người mẫu trên sàn catwalk). Tôi cũng chả thấy hai con cá đó ra làm sao.

Mãi về sau này tôi mới biết người bắc kêu con cá dẹp lép, có phấn trắng trên da và dài thoòng là con cá rựa, thay vì là cá hố.

Nhưng thực ra cá hố và rựa tuy cùng một loài tương cận nhưng dầy mỏng khác nhau. Cá rựa dùng muỗng nạo thịt ra (vì nó có nhiều xương hom lắm) bỏ vô cối quết nhuyễn làm chả cá ngon lắm; còn cá hố cắt khúc ra cỡ 2 đốt ngón tay, ướp muối bỏ vô thẩu. Miền Trung mỗi năm không biết trải qua bao nhiêu cơn bão lụt, những ngày mưa gió dầm dề ấy, lấy cá hố ướp muối đó ra chiên dòn thì ăn rất hao cơm.

Riêng con cá nhàn thì cho tới bây giờ tôi cũng chưa thấy.

Nếu má tôi nói con Hương giống con cá nhàn thì chắc nó cũng có nhan sắc cỡ chị Doãn trong văn chương ông Vũ Trọng Phụng là cùng.

Có một lần đi siêu thị Mỹ Thuận ở đường Westminster, trong lúc đợi nhân viên làm cá cho mình, chúng tôi lẩn thẩn đi xem các loại cá đông lạnh có xuất xứ từ VN. Ối thôi nhiều lắm: Từ con cá cơm nhỏ chút híu, cá bống cát, cá chạch, thác lác, cá nục gai, ba thú, bạc má cho đến cá lớn hơn như cá lóc, cá basa. Thấy vỉ cá kèo chừng nửa ký mà bán mắc quá, tôi nhớ tới bản nhạc ngày còn nhỏ hay hát:

- Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo cá kèo kho với muối.

Ngày xưa nhà nghèo mới phải ăn cá kèo, còn bây giờ vô nhà hàng ở SG, họ kêu lẫu cá kèo là đặc sản, mắc tản thần luôn.

Bỗng O Điểm nói:

- Ơ hơ, ở đây có bán cá ác mó nè.

Hai con nằm trong một vỉ bọc giấy kiếng, lớn hơn 3 ngón tay, cỡ gấp rưỡi con cá rô đồng, bán 6 đô.

Nó có nhiều màu đẹp đẽ. Có con màu xanh két, có con nâu nâu hồng hồng, nhưng đặc biệt cái mặt nó xấu lắm, đầu thì u lên khoằm khoằm giống chiếc máy bay trinh thám không người lái của Mỹ.

Nghe tên nó hoài bây giờ mới gặp nên tuy giá hơi mắc tôi cũng mua về ăn thử cho biết.

Sau khi làm sạch sẽ, chúng tôi ướp cá với tiêu hành tỏi ớt bột ngọt đủ cả trong vòng 20 phút.

O Điểm lấy 1/4 trái khóm xắt thành miếng nhỏ, vắt lấy ít nước ướp luôn vô cá cho thấm tháp.

Nồi canh thì nấu rất đơn giản là khi nước đã sôi, thả cá vô nguyên con, bỏ luôn mấy miếng khóm lúc nãy đã vắt bớt nước, thêm vô ít miếng cà chua, rắc thêm tiêu, nêm nếm cho vừa ăn. Khi múc vào tô thì rắc trên đó là hành ngò và trái ớt đỏ chẻ xòe ra như một đoá hoa.

Nhìn tô canh khói bốc lãng đãng, màu sắc hài hoà. Cá trắng, khóm vàng, cà chua màu cam, ớt đỏ tươi, hành ngò xanh ngắt....ôi thôi cứ như bức tranh lập thể của Picasso vậy.

Vẽ một đũa cá đưa lên miệng, thịt nó trắng dai mà trơn chứ không khô như cá rô hay lóc, lại không có xương hom.

Chưa kịp "ngậm mà nghe" thì đúng như lời anh Cu Lặc nhà quê trong truyện của Tô Hoài, khi lần đầu tiên được ăn miến gà là:

....Mới luốt khỏi cổ, ló đã trôi tuột xuống tận củ tỉ!

*

Ở chợ Rạch Giá-Kiên Giang, em tôi- thằng Chung Mốc có quen một nơi chuyên bán cua son, mà khi nào không có là họ nói không có, chớ không khi nào bán cua óp cho khách.

Lần ra Vũng Tàu chơi, về dọc đường có chỗ đề bán cua son, chúng tôi tấp vào mua. Có tiệm cột càng cua bằng dây ni lông, còn nhiều tiệm cột bằng dây dừa. Dây thì vừa to vừa đẫm nước, nhìn là thấy ma giáo rồi nên không muốn mua. Một ký cua thì chắc phải trừ đi 300 gam dây.

Bữa đó tôi mua chừng chục con, về nhà luộc lên thịt chắc nụi, và trong mu cua nhiều gạch đỏ lắm.

Cũng dịp về thăm quê đó, chúng tôi ra Huế thăm họ ngoại. Cả nhà ăn ở một nhà hàng khá lớn, có đứa cháu vợ làm ở đó.

Cua chỉ lớn hơn con cua đồng chút đỉnh, nhưng nặng chịch. Chúng tôi kêu món cua luộc với 7 Up.

Các bạn khi luộc tôm, cua, ghẹ thử luộc bằng 7 Up hay nước dừa Coco coi, ngon lắm.

Lúc mở cái mu ra, trời ơi gạch đỏ như son mà đầy trong mu cua, ăn bùi bùi, đậm đà, rất thơm.

Về nhà tôi còn khen mãi cho đến khi đứa cháu khều tôi ra ngoài nói nhỏ:

- Dượng không biết đó thôi, đó là tròng đỏ trứng vịt. Họ pha ra một tô, quậy đều với bột nêm, rút vô xi lanh rồi tiêm vào mu con cua trước khi đem luộc, chứ gạch đâu mà nhiều dữ thế.

*

blank
Bắt được tôm tùm.

Ngày 20 tháng 3 hàng năm là ngày cuối của mùa bắt tôm hùm.

Đứa cháu rủ tôi đi kéo ngoài biển Long Beach. Đặt lọp có mồi rồi lần lượt kéo mỏi cả tay. Tối đa mỗi người mang về 3 con tôm mà thôi.

Nhưng đau một nỗi là BS khuyên không nên ăn, vì đang bị cao mỡ cao máu gì đó. Hơn nữa họ còn nói tôm cua là bọn thu dọn đáy biển, trong mình nó đầy chất độc và thủy ngân. Khi ta ăn thì không nên thấy có nhiều gạch bùi bùi mà ham. Thực ra mỗi lần ăn cái đầu tôm hoặc mu cua thấy choáng váng thì cho là say gạch, nhưng nó chính là trúng độc đó. Nghe cũng khớp.

Cái lồng (lợp) coi vậy mà nặng ghê, trong lại có mồi là những đầu cá bự. Đầu cá này nếu là dân nhậu thì cũng mấy nồi canh chua chứ không phải ít.

Tôm cua chui vào rọ khá nhiều, nhưng khi kéo lên mình phải đo coi có lớn hơn kích cỡ không, nhỏ phải thảy xuống liền, chứ tụi Fishing and Game nó chạy tàu tới kiểm soát license rồi ngó tôm hoài. Nó mà phạt một cái thì thê thảm, lúc đó cũng không dám khóc bằng tiếng Việt.

Kéo lên thả xuống mấy tiếng đồng hồ thấy hơi oải, nhưng về ngủ một giấc rồi mới thấy ếp phê, nó mỏi nhừ hai cánh tay luôn, ngón tay cứng đờ, rờ vú cũng không muốn nổi.

Tuần qua đứa cháu tôi đi câu ngoài biển Long Beach được nhiều cá lù đù to hơn 3 ngón tay. Vì nhiều quá nên xẻ ra làm khô. Ai dè khi ngâm vào nước, từng đàn giun lãi lớn hơn cây kim bò ra coi kinh khủng quá. Thế là đã làm cá sạch sẽ rồi mà phải ra đào lỗ ngoài vườn chôn hết.

Thời buổi bây giờ hết mơ tới món ăn, vì ăn món gì cũng e ngại. Thực phẩm nhập từ TQ hay VN đều bị nghi ngờ có hoá chất, còn cá mú tôm cua ngay tại Mỹ cũng nhiễm độc thuỷ ngân và ký sinh trùng.

Ăn cũng chết mà không ăn lại càng chết chắc.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
11/12/202015:51:30
Khách
Cialis At Kmart Pharmacy cadeEduddy <a href=https://xbuycheapcialiss.com/>cheap cialis online canadian pharmacy</a> drella Cialis Online Koln
15/05/201903:55:46
Khách
ăn cũng chết , không ăn cũng chết ...... ai ai cũng lập luận câu nói này , nếu mà chết liền thì quá khoẽ ,chỉ sợ đổ bịnh ra nằm chết dần chết mòn rồi mới chết được ...... sanh , lão , bịnh , tử ...... vì có chữ BỊNH nên con người còn bớt sát sanh . nếu không thì con người còn tàn sát mạng bất cứ con gì đễ thoã mãn cái thú khoái ăn cũa mình ...... vì con người đang tạo nghiệp sát quá nhiều , nên bây giờ mới sanh ra nhiều chứng bịnh lạ hoặc nan y chữa kg nỗi
05/07/201423:39:14
Khách
nghe người ta khen khô cá đù ngon lắm...tuy nói là cá khô như chưa đủ khô và phải bỏ tủ đá...ăn rất hao cơm...D nghe phát thèm mà sức khỏe kg cho phép nên chưa dám thử. Bây giờ nghe a. Tân kể chuyện cá tươi có vòi vậy thì coi như khỏi ăn luôn. Bác Tân chụp hình đẹp giai ra phết đấy nhỉ. Văn phong thì vẫn hài hước như thưở nào. Xin cảm ơn bài viết và tấm hình ngắm mãi ngắm hoài vẫn thấy con lobster không đẹp giai bằng Tác giả.
27/06/201414:54:18
Khách
Món cá lù đù chiên dòn làm mắm ớt tỏi chanh đường ăn với rau muống luộc thật là hấp dẫn. Bây giò đọc bài này thấy...nhơn nhợn nơi cổ, từ nay xin cạch, không dám rớ tới nữa rồi. Cám ơn bài viết vui của A Tân nha.
PH
23/06/201421:17:58
Khách
“Ăn cũng chết mà không ăn lại còn chết chắc”
Đúng rồi đó Tác Giả ơi! Một lần nào đó tôi nhận được một công thức “Ăn để sống lâu” của người Liên Xô, trong đó họ nói rằng Cơm ăn với Cá thì kỵ nhau - sau khi đã phân tích chất này, chất nọ tùm lùm -. Người Việt Nam ta có câu:
-Cá với cơm như con với mẹ!
Nói như họ thì chắc trên quả đất này sẽ không còn một anh Việt Nam nào cả. Lâu lâu, tôi lại đọc được tin ăn chất này tốt, rồi vài hôm lại nghe ăn chất này xấu. Mình như lọt vào Thực Phẩm Mê Hồn Trận, không biết nên ăn cái gì đây. Tôi cũng nghe tôm còn vỏ đi đôi với cà chua, dưa leo thì có thể đi đến tử vong. Tôi không tin, bằng cớ là giờ này tôi vẫn còn ngồi gõ Keyboard nói chuyện Cá Cơm đây!
Xin cảm ơn bài viết với món canh với cá rất ngon.
Mimosa Phương vinh
23/06/201420:07:21
Khách
Trên mạng viết là cá óc mó và trước kia chúng tôi cũng nghe người Huế gọi là cá óc mó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,680,973
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến