Hôm nay,  

Nhân Quả

15/09/201600:00:00(Xem: 21472)

Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số 4918-18-30618-vb5091516

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2016, với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Bà cũng từng nhận giải năm 20`11, với loạt tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Ông bà có văn phòng Di Trú-Thuế Vụ tại Long Beach.

* * *

Tôi lớn lên ở Việt Nam và vì cha mẹ theo đạo Phật nên tôi dĩ nhiên theo đạo Phật. Đó không phải là một sự lựa chọn. Đó là truyền thống gia đình.

Khi tôi thành hôn với Ron, anh là một thành viên trong gia đình Công Giáo chính thống, từ một non nước mà đạo Chúa là lẽ sống, là niềm tin, là cuộc đời.

Nhưng anh ơi, anh giữ đạo anh, em giữ đạo em nhé. Chúng ta thường ca tụng là Chúa nhân từ, Phật bác ái. Vậy hãy để hai ngài ngồi lại cùng nhau, xem thử niềm tin của chúng ta có lung lay không? lối sống của chúng ta có hạ thấp không? và cuộc đời của chúng ta có được hạnh phúc không?

Ai trong chúng ta từ thuở trăng tròn mười sáu cho đến nay trăng khuyết tận cùng, chỉ còn một vành đai nhỏ xíu đủ nguệch ngoạc cho số bảy, mà không có lần niềm tin mất sạch, ngẩng mặt hỏi Chúa, hỏi Phật: Tại sao và tại sao?

Hay là đứng trên thành cầu đăm đăm vô hồn nhìn dòng nước trôi xuôi mang theo lẽ sống hay là cầm nắm thuốc độc trong tay... mong rằng nỗi đau vì vậy mà chấm dứt...

Chúng ta giựt mình ngoảnh lại. Thôi thì Chúa đã định, Chúa đã chọn, chúng ta nên kính cẩn tin ngài. Hiện giờ chúng ta không hiểu, nhưng rồi tới ngày đó chúng ta sẽ hiểu. Hãy có niềm tin.

Chúng ta ngậm ngùi xét lại. Thôi thì kiếp trước đã gây ra bao nhiêu nhân xấu, đã làm bao nhiêu người khổ đau, tan nhà nát cửa, bây giờ nếm lại một chút quả, có gì đâu mà thắc mắc... Mình làm mình chịu... Nhân quả công bằng...

Tôi đắm chìm và tuyệt đối tin tưởng nhân quả cũng giống như bao nhiêu Phật tử khác.

Giàu sang hay nghèo nàn, hạnh phúc hay khổ đau, thông minh hay ngu dốt, oai quyền hay thấp kém đều do kiếp trước từ thiện hay lường gạt, trung thành hay phản bội, học hỏi hay biếng lười, công minh hay hiếp đáp…

Vân vân và vân vân...

Không những tôi “thấy” kiếp trước của con người mà tôi còn “thấy luôn” kiếp sau của họ nữa! Ghê chưa bạn? Những thành kiến và dự đoán của tôi như một cái võ bọc bằng đá bao quanh trái tim khiến tôi nhìn nhân quả một cách lạnh lẽo và vô tình.

Cho tới một ngày, sau khi nghe những dè bỉu và dự đoán của tôi, thằng con trai điềm nhiên nói (dĩ nhiên nó “xài xể” mẹ bằng tiếng Mỹ):

“Mẹ à, quan niệm Nhân Quả của mẹ đúng, không sai. Làm ác gặp ác. Làm lành gặp lành. Nhưng nó hình như làm cho mẹ mất đi một chút lòng thương yêu và chia sẻ. Nó làm mẹ phán đoán cứng ngắc, không tình người. Nó làm mẹ sống trong tạo dựng mơ hồ của dĩ vãng và thiết kế hư ảo chuyện tương lai. Nó làm mẹ quên hiện tại! Quên đời sống thực thụ diễn ra hằng ngày chung quanh mẹ. Nó làm mẹ không thấy những con người đau khổ cần được an ủi đỡ nâng, những con người lỡ lầm cần được chỉ dẫn hướng thiện, những con người xấu ác cần được sữa đổi thứ tha.

Mẹ đã dùng nhân quả để phán đoán, chê bai và nguyền rủa người khác. Mẹ thử lật ngược lại bàn tay, hãy thử xoay lưng lại một vòng, hãy giúp họ chuyển hóa những nhân xấu thành quả tốt, hãy giúp họ tìm kiếm cơ hội tạo dựng nhân lành, hãy giúp họ phát triển những điều tốt đẹp thay vì xỉa xói những cái xấu xa. Hãy cho họ... second chance, Ok mẹ?”

Ôi Trời ơi, cái thằng nầy học đạo Phật từ nơi đâu? Nó là thằng Mỹ lai, tiếng Việt nói không quá năm câu, chưa bao giờ nghe các thầy giảng, chưa bao giờ đi chùa, chưa bao giờ ngồi thiền.

Vì sao nó nói đạo Phật nghe... chạm lòng tự ái thế?

Con trai à, nhân quả muôn đời vẫn vậy. Làm ác gặp chuyện xấu, làm lành được khen tặng. Có ai nói thằng nầy chuyên làm điều thiện, luôn giúp đỡ mọi người nên Trời thương cho nó... nghèo mạt rệp. Cô kia kiếp trước từ hòa nhân ái, lúc nào cũng nở nụ cười an ủi kẻ khổ đau nên kiếp nầy được Phật ban cho... xấu hoắc! Làm sao mẹ có thể nhìn nhân quả dưới một góc độ khác? suy nghĩ theo một quan niệm khác?

*

Tôi vào Lớp Vẽ Cao Niên được bảo trợ bởi viện bảo tàng Bowers và nhật báo Người Việt mỗi Thứ Tư để học vẽ.

Ánh sáng, tiếng cười, giấy trắng, mực màu, cọ lông, bút vẽ...Mọi người vui tươi hạnh phúc.

Cuối lớp anh Đương và chị Hương đang chăm chú tô màu. Cạnh đó cháu Donny ngồi cười cười vu vơ và lặng lẽ ngắm nghía.

Sau bài học của thằng con, bỗng nhiên tôi hơi ngờ ngợ, bỗng nhiên tôi hơi sượng sùng. Giọng nói thân yêu vang lên:

“Mẹ ơi, hãy nhìn nhân quả với ánh mắt khác đi, Ok Mẹ?”

Khi tôi thấy anh chị thản nhiên, hãnh diện đem theo đứa con tàn tật vào lớp học, tôi bỗng thấy một vòng hào quang, tôi bỗng thấy một chất thật ngọt mà tôi không nếm trải được, nhưng tôi biết nó có ở đó, ở ngay giữa sự nghẹn ngào của con tim, ở ngay giữa tình người bát ngát.

Bạn ơi, đây là hai con người đã đưa lưng ra vui vẻ vác cái Thánh giá nặng nề mà Chúa giao cho, không than van, không trách móc. Đây là hai con người can đảm đối diện với khó khăn của cuộc đời, không nản lòng, không chùn bước.

Chúng ta thường hay khoe khoang các con nào là gì... nào là gì... nhưng những thất bại, xấu xa thì chúng ta giấu biệt tăm. Nhưng chỉ có những tâm hồn thánh thiện mới hãnh diện dám đem đứa con tật nguyền tham dự vào các cuộc sinh hoạt vui chơi, không e dè, không xấu hổ.

Ai nói là đứa con Down Syndrome đó là cái nhân ác ngày xưa? Không bạn à, nhìn nhân quả dưới góc cạnh khác đi. Cháu Donny trở lại làm con để giúp cho cha mẹ bài học về sự nhẫn nại vô biên, về tình yêu thương không điều kiện. Anh chị đã nhiều đời, nhiều kiếp thực hành hạnh nhẫn nhục, yêu thương nhưng chắc là còn thiếu một vài nét chấm phá nào đó khiến cho Donny trở lại làm con để hoàn thiện nó. Donny, người con tật nguyền, là một thiện hữu tri thức, giúp anh chị nhận ra hạnh phúc không có nghĩa là nhận được mà thực sự là cho đi.

Tôi kính phục anh chị và thương yêu cháu Donny.

Nếu bạn có một đứa con tật nguyền, có một đứa con đồng tính, có một đứa con đổi giống, có một đứa con sứt môi, có một đứa con sanh ra thiếu chân, cụt tay, đui mù hoặc câm nín, xin bạn đừng buồn. Bạn hãy vui lên đi vì ơn trên đã chọn bạn để ban ơn chớ không phải để trừng phạt!

Đúng rồi bạn ơi. Thằng Mỹ lai nói đúng. Hãy nhìn Nhân Quả dưới khía cạnh khác đi: nó làm cho tâm hồn mình thư thả hơn, trái tim mình thương yêu hơn, cuộc đời mình có nhiều ý nghĩa hơn.

Ai là người không từng mất niềm tin, không từng nghi ngờ lẽ sống, không từng chịu khổ đau? Nhưng rồi Chúa và Phật sẽ tạo cho ta cơ hội thấy được niềm tin quả nhiên tồn tại, lẽ sống quả nhiên nhiệm mầu và đau khổ quả nhiên làm ta thiện mỹ hơn.

Viết tới đây tôi chợt nghĩ tới rồi khi nào có dịp, tôi sẽ nói chuyện thêm với thằng con về tôn giáo (nó là thằng con có hiếu, tin cả Chúa cả Phật vì không muốn... kẹt giữa cha mẹ) thì cảm thấy hơi mất mặt một chút. Mẹ đã bảy bó rồi mà con mới có vừa ba bó. Trứng mà đòi khôn hơn rận. Thôi thì đổ thừa cho mấy cái “neuron” chết tiệt trong óc bà già không còn hoạt động như ngày xưa... rồi viện trợ thêm ông bà tổ tiên nữa vì họ đã nói: con hơn cha (mẹ) là nhà có phúc mà, phải không bạn?

Mẹ xin cám ơn con, con trai của mẹ. Con đã thẳng thắn chỉ cho mẹ thấy những sai trái của mẹ, con đã thương yêu vạch trần những tối tăm của mẹ, con đã can đảm đứng trước mặt mẹ, cản ngăn không cho mẹ bước sâu vào hố u tối để mẹ sống an lạc hơn, rộng mở hơn, thương yêu hơn.

Đúng rồi con ơi. Mẹ sẽ không dè bỉu Dĩ Vãng nữa. Mẹ sẽ không nguyền rủa Tương Lai nữa. Mẹ sẽ sống trong Hiện Tại! “In the Here and In the Now! With LOVE and CARE.” Ok, con trai?

Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
20/05/201715:39:15
Khách
TRời ơi , sao bỗng dưng lại có nhiều người " nhảy " vào bình luận cách chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện, đến tâm tình tác giả , mà cứ xoay quanh những vấn đề muôn thuở là tôn giáo , là đức tin ???/
Đức Tin là mầu nhiệm , và là những điều thiêng liêng không giải thích được . Có thể nó là TẤT CẢ với người này , nhưng chẳng hề là nỗi bận tâm của người khác . Đức Tin cũng còn là ƠN BAN , phải hạ mình và khiêm nhường mới có ( Pascal ). Thế nên đâu cần thiết phải lên diễn đàn mà tranh luận cái ơn ban của người khác mà lắm khi mình .... chả hiểu gì hết . ( Vì " thù đồ " - khác đường đi - ) ...
Lệ Hoa đã vô cùng đúng khi nói nếu có đứa con tật nguyền sức mẻ thì ta vẫn cứ vui đi vì chính ơn trên đã chọn ta để ban ơn . Chọn ta , bởi vì Ngài biết nơi ta là nôi ấm , là bình yên để Ngài gửi gấm một sinh linh bé nhỏ . Chọn ta , vì ta can đảm chấp nhận làm cánh tay nối tiếp cho Ngài . Chấp nhận là một chứng nhân của Tình Yêu . Nó không chỉ là niềm vui , mà đó là hạnh phúc vô cùng.
Chị Lệ Hoa thực sự là người Biết yêu , Dám yêu . Vì chỉ có trong tình yêu nên chị mới Biết - Phải -Làm - Gì
Rất cám ơn và ngưỡng mộ chị Lệ Hoa qua những bài viết đầy súc tích và nhân văn
30/11/201615:31:03
Khách
Xin có câu hỏi với những người cùng quan điểm với bà Lệ Hoa :: Những người đạo Chúa và đạo Hồi đều là con của chúa ,tại sao giết hại nhau vô cùng dã man từ nhiều thế kỹ ?
30/11/201603:19:58
Khách
Xin hỏi những ngừơi cùng quan điểm với Lệ Hoa :: Những người đạo Hồi và đạo Chúa đều là con của chúa mà tại sao bao nhiêu thế kỹ đã tàn sát nhau dã man như vậy .?
27/11/201602:59:35
Khách
Bà Lệ Hoa tự giới thiệu Bà là một Phật tử truyền thống: cha mẹ theo đạo Phật, thì cũng theo chứ không do bà lựa chọn. Như thế chắc bà chưa được nghe Phật pháp mà căn bản là Lý Nhân Quả. Điều này không có gì đáng trách. Chỉ phiền một nỗi là bà lại lạm bàn về Lý Nhân quả. Bà viết lung tung: bà nghĩ thế này; con bà nói thế kia; bà thấy thế nọ... Rồi bà kết luận là "Thôi thì Chúa đã định, Chúa đã chọn, ta nên kính cẩn tin Ngài..."
Bà tung hỏa mù để đánh lừa thiên hạ.
Ông Hải Hoàng đã lên tiếng bênh vực bà, nhưng vụng về để lòi chân tướng hai người.
Xui thiệt!
24/11/201603:38:15
Khách
Tôi rất tán thành những lời của Bao Công .Bà Lệ Hoa xuyên tạc giáo lý nhân quả của đạo Phật .với ý đồ phá đạo Phật .
23/11/201603:28:30
Khách
Thiên Chúa Ngài biết hết mọi sự .Thế nên, trong kinh thánh Ngài phán một câu : " - Hãy nghe lời tốt đẹp và đừng bắt chước việc làm của họ "
06/10/201604:44:35
Khách
Người viết bài này không phải là Phật tử. Người Phật tử không hiểu Nhân Quả như vậy.
24/09/201612:34:09
Khách
Người Mỹ hay văn hóa Mỹ có câu đại khái có hai lãnh vực dễ cãi nhau mà không có điểm dừng là Tôn giáo và Chính trị. Điều này phần đúng chắc chắn nhiều rồi, nhất là trên cái diễn đàn này?! Mình theo đạo nào hay không theo đạo nào hay thậm chí Vô thần...cũng OK vì đó là Tự do ở xứ sở này, chỉ có điều đừng nặng lời với nhau quá không hay, vậy thôi. Đi chùa nghe thuyết pháp hay đi nhà thờ nghe các Cha giảng đạo cũng là một cách mở mang kiến thức, có thể các vị đó nói không trúng ý mình, không thật xuất sắc... nhưng ít ra họ cũng là bậc đạo cao, đức trọng nếu không tín hữu đâu có tin tưởng mà bỏ thời gian, công sức tới nơi để nghe giảng. Cả đạo Hồi cũng vậy thôi, tiếc là giáo lý của họ khá xa lạ với văn hóa Việt mình nên ít mấy ai tìm hiểu cho biết, chỉ nói cho biết chứ không dám nói hơn.
24/09/201609:40:18
Khách
Bạn Hai Hoang,
Xin góp ý với bạn đôi điều:
Thứ nhất, Thiên Chúa Giáo hay gọi Cơ Đốc Giáo bao gồm Tin lành, "Công" Giáo...chứ không phải "Cơ đốc lẫn Tin lành" như bạn nói (ý bạn nói là Cơ đốc và Tin lành là 2 giáo phái trong Thiên Chúa Giáo).
Thứ hai, Cơ Đốc giáo chưa từng bao giờ là "quốc giáo hay Quốc đạo" ở Mỹ cả. Nước Mỹ có sự phân cách giữa tôn giáo và nhà nước (Separation of Church and State).
Thứ ba, đạo Phật cũng dạy cách con người làm giàu một cách chân chính và cũng có rất nhiều Phật tử giàu có ở khắp nơi và Phật tử cũng giúp đỡ người khác tìm công ăn, việc làm.
Thứ tư, chùa cũng có giảng dạy chân lý để bạn có thể mở mang đầu óc ra và hiểu sự khác biệt như đã nói ở trên. Qua những gì bạn viết, chứng tỏ bạn chưa được mở mang khi nghe giảng ở nhà thờ.
22/09/201619:35:36
Khách
Nữa ...

Hết Mục sư Lệ Hoa bây giờ lại đến Mục Sư Hai Hàng
Riêng Mục Sư Hai Hàng khuyên :

“ có thể không có lợi về kinh tế nên một số đã theo Tin lành,
Cơ đốc vì họ có nhiều tiềm lực có thể giúp đỡ như công ăn,
việc làm, học hành”

Thì ra thiên hạ nhận xét đúng. Nào là đạo gạo.đạo dụ và
là đạo thương mại. Buôn thần bán thánh ..v..v..

“Đúng là như nhiều người trong diễn đàn này nhận xét tác giả
Lệ Hoa thiên về Thiên Chúa hơn, đó cũng là lẽ thường như tôi
đã nói ở trên: theo đạo Phật chẳng thấy có lợi gì về kinh tế,
hiện tại... chi bằng bỏ theo quốc đạo của Hoa Kỳ vẫn hơn?!

Như vậy là theo đạo để có gạo mà ăn ?
Và thật sự Hai Hàng cũng dối cũng bịp giống như Lệ Hoa :

“ Riêng tôi và gia đình vẫn theo đạo Phật dù đã nhiều lần
vào thờ nghe các đức cha giảng đạo để mở mang đầu óc.”

Đúng vậy vào nhà thờ để các cha giảng đạo để mở mang
cái những cái đầu mà không có óc ?
Hay là để các cha bôi tro trát trấu vào cái óc của mình ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,658,664
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến