Hôm nay,  

Nhân Quả

15/09/201600:00:00(Xem: 23322)

Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số 4918-18-30618-vb5091516

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2016, với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Bà cũng từng nhận giải năm 20`11, với loạt tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Ông bà có văn phòng Di Trú-Thuế Vụ tại Long Beach.

* * *

Tôi lớn lên ở Việt Nam và vì cha mẹ theo đạo Phật nên tôi dĩ nhiên theo đạo Phật. Đó không phải là một sự lựa chọn. Đó là truyền thống gia đình.

Khi tôi thành hôn với Ron, anh là một thành viên trong gia đình Công Giáo chính thống, từ một non nước mà đạo Chúa là lẽ sống, là niềm tin, là cuộc đời.

Nhưng anh ơi, anh giữ đạo anh, em giữ đạo em nhé. Chúng ta thường ca tụng là Chúa nhân từ, Phật bác ái. Vậy hãy để hai ngài ngồi lại cùng nhau, xem thử niềm tin của chúng ta có lung lay không? lối sống của chúng ta có hạ thấp không? và cuộc đời của chúng ta có được hạnh phúc không?

Ai trong chúng ta từ thuở trăng tròn mười sáu cho đến nay trăng khuyết tận cùng, chỉ còn một vành đai nhỏ xíu đủ nguệch ngoạc cho số bảy, mà không có lần niềm tin mất sạch, ngẩng mặt hỏi Chúa, hỏi Phật: Tại sao và tại sao?

Hay là đứng trên thành cầu đăm đăm vô hồn nhìn dòng nước trôi xuôi mang theo lẽ sống hay là cầm nắm thuốc độc trong tay... mong rằng nỗi đau vì vậy mà chấm dứt...

Chúng ta giựt mình ngoảnh lại. Thôi thì Chúa đã định, Chúa đã chọn, chúng ta nên kính cẩn tin ngài. Hiện giờ chúng ta không hiểu, nhưng rồi tới ngày đó chúng ta sẽ hiểu. Hãy có niềm tin.

Chúng ta ngậm ngùi xét lại. Thôi thì kiếp trước đã gây ra bao nhiêu nhân xấu, đã làm bao nhiêu người khổ đau, tan nhà nát cửa, bây giờ nếm lại một chút quả, có gì đâu mà thắc mắc... Mình làm mình chịu... Nhân quả công bằng...

Tôi đắm chìm và tuyệt đối tin tưởng nhân quả cũng giống như bao nhiêu Phật tử khác.

Giàu sang hay nghèo nàn, hạnh phúc hay khổ đau, thông minh hay ngu dốt, oai quyền hay thấp kém đều do kiếp trước từ thiện hay lường gạt, trung thành hay phản bội, học hỏi hay biếng lười, công minh hay hiếp đáp…

Vân vân và vân vân...

Không những tôi “thấy” kiếp trước của con người mà tôi còn “thấy luôn” kiếp sau của họ nữa! Ghê chưa bạn? Những thành kiến và dự đoán của tôi như một cái võ bọc bằng đá bao quanh trái tim khiến tôi nhìn nhân quả một cách lạnh lẽo và vô tình.

Cho tới một ngày, sau khi nghe những dè bỉu và dự đoán của tôi, thằng con trai điềm nhiên nói (dĩ nhiên nó “xài xể” mẹ bằng tiếng Mỹ):

“Mẹ à, quan niệm Nhân Quả của mẹ đúng, không sai. Làm ác gặp ác. Làm lành gặp lành. Nhưng nó hình như làm cho mẹ mất đi một chút lòng thương yêu và chia sẻ. Nó làm mẹ phán đoán cứng ngắc, không tình người. Nó làm mẹ sống trong tạo dựng mơ hồ của dĩ vãng và thiết kế hư ảo chuyện tương lai. Nó làm mẹ quên hiện tại! Quên đời sống thực thụ diễn ra hằng ngày chung quanh mẹ. Nó làm mẹ không thấy những con người đau khổ cần được an ủi đỡ nâng, những con người lỡ lầm cần được chỉ dẫn hướng thiện, những con người xấu ác cần được sữa đổi thứ tha.

Mẹ đã dùng nhân quả để phán đoán, chê bai và nguyền rủa người khác. Mẹ thử lật ngược lại bàn tay, hãy thử xoay lưng lại một vòng, hãy giúp họ chuyển hóa những nhân xấu thành quả tốt, hãy giúp họ tìm kiếm cơ hội tạo dựng nhân lành, hãy giúp họ phát triển những điều tốt đẹp thay vì xỉa xói những cái xấu xa. Hãy cho họ... second chance, Ok mẹ?”

Ôi Trời ơi, cái thằng nầy học đạo Phật từ nơi đâu? Nó là thằng Mỹ lai, tiếng Việt nói không quá năm câu, chưa bao giờ nghe các thầy giảng, chưa bao giờ đi chùa, chưa bao giờ ngồi thiền.

Vì sao nó nói đạo Phật nghe... chạm lòng tự ái thế?

Con trai à, nhân quả muôn đời vẫn vậy. Làm ác gặp chuyện xấu, làm lành được khen tặng. Có ai nói thằng nầy chuyên làm điều thiện, luôn giúp đỡ mọi người nên Trời thương cho nó... nghèo mạt rệp. Cô kia kiếp trước từ hòa nhân ái, lúc nào cũng nở nụ cười an ủi kẻ khổ đau nên kiếp nầy được Phật ban cho... xấu hoắc! Làm sao mẹ có thể nhìn nhân quả dưới một góc độ khác? suy nghĩ theo một quan niệm khác?

*

Tôi vào Lớp Vẽ Cao Niên được bảo trợ bởi viện bảo tàng Bowers và nhật báo Người Việt mỗi Thứ Tư để học vẽ.

Ánh sáng, tiếng cười, giấy trắng, mực màu, cọ lông, bút vẽ...Mọi người vui tươi hạnh phúc.

Cuối lớp anh Đương và chị Hương đang chăm chú tô màu. Cạnh đó cháu Donny ngồi cười cười vu vơ và lặng lẽ ngắm nghía.

Sau bài học của thằng con, bỗng nhiên tôi hơi ngờ ngợ, bỗng nhiên tôi hơi sượng sùng. Giọng nói thân yêu vang lên:

“Mẹ ơi, hãy nhìn nhân quả với ánh mắt khác đi, Ok Mẹ?”

Khi tôi thấy anh chị thản nhiên, hãnh diện đem theo đứa con tàn tật vào lớp học, tôi bỗng thấy một vòng hào quang, tôi bỗng thấy một chất thật ngọt mà tôi không nếm trải được, nhưng tôi biết nó có ở đó, ở ngay giữa sự nghẹn ngào của con tim, ở ngay giữa tình người bát ngát.

Bạn ơi, đây là hai con người đã đưa lưng ra vui vẻ vác cái Thánh giá nặng nề mà Chúa giao cho, không than van, không trách móc. Đây là hai con người can đảm đối diện với khó khăn của cuộc đời, không nản lòng, không chùn bước.

Chúng ta thường hay khoe khoang các con nào là gì... nào là gì... nhưng những thất bại, xấu xa thì chúng ta giấu biệt tăm. Nhưng chỉ có những tâm hồn thánh thiện mới hãnh diện dám đem đứa con tật nguyền tham dự vào các cuộc sinh hoạt vui chơi, không e dè, không xấu hổ.

Ai nói là đứa con Down Syndrome đó là cái nhân ác ngày xưa? Không bạn à, nhìn nhân quả dưới góc cạnh khác đi. Cháu Donny trở lại làm con để giúp cho cha mẹ bài học về sự nhẫn nại vô biên, về tình yêu thương không điều kiện. Anh chị đã nhiều đời, nhiều kiếp thực hành hạnh nhẫn nhục, yêu thương nhưng chắc là còn thiếu một vài nét chấm phá nào đó khiến cho Donny trở lại làm con để hoàn thiện nó. Donny, người con tật nguyền, là một thiện hữu tri thức, giúp anh chị nhận ra hạnh phúc không có nghĩa là nhận được mà thực sự là cho đi.

Tôi kính phục anh chị và thương yêu cháu Donny.

Nếu bạn có một đứa con tật nguyền, có một đứa con đồng tính, có một đứa con đổi giống, có một đứa con sứt môi, có một đứa con sanh ra thiếu chân, cụt tay, đui mù hoặc câm nín, xin bạn đừng buồn. Bạn hãy vui lên đi vì ơn trên đã chọn bạn để ban ơn chớ không phải để trừng phạt!

Đúng rồi bạn ơi. Thằng Mỹ lai nói đúng. Hãy nhìn Nhân Quả dưới khía cạnh khác đi: nó làm cho tâm hồn mình thư thả hơn, trái tim mình thương yêu hơn, cuộc đời mình có nhiều ý nghĩa hơn.

Ai là người không từng mất niềm tin, không từng nghi ngờ lẽ sống, không từng chịu khổ đau? Nhưng rồi Chúa và Phật sẽ tạo cho ta cơ hội thấy được niềm tin quả nhiên tồn tại, lẽ sống quả nhiên nhiệm mầu và đau khổ quả nhiên làm ta thiện mỹ hơn.

Viết tới đây tôi chợt nghĩ tới rồi khi nào có dịp, tôi sẽ nói chuyện thêm với thằng con về tôn giáo (nó là thằng con có hiếu, tin cả Chúa cả Phật vì không muốn... kẹt giữa cha mẹ) thì cảm thấy hơi mất mặt một chút. Mẹ đã bảy bó rồi mà con mới có vừa ba bó. Trứng mà đòi khôn hơn rận. Thôi thì đổ thừa cho mấy cái “neuron” chết tiệt trong óc bà già không còn hoạt động như ngày xưa... rồi viện trợ thêm ông bà tổ tiên nữa vì họ đã nói: con hơn cha (mẹ) là nhà có phúc mà, phải không bạn?

Mẹ xin cám ơn con, con trai của mẹ. Con đã thẳng thắn chỉ cho mẹ thấy những sai trái của mẹ, con đã thương yêu vạch trần những tối tăm của mẹ, con đã can đảm đứng trước mặt mẹ, cản ngăn không cho mẹ bước sâu vào hố u tối để mẹ sống an lạc hơn, rộng mở hơn, thương yêu hơn.

Đúng rồi con ơi. Mẹ sẽ không dè bỉu Dĩ Vãng nữa. Mẹ sẽ không nguyền rủa Tương Lai nữa. Mẹ sẽ sống trong Hiện Tại! “In the Here and In the Now! With LOVE and CARE.” Ok, con trai?

Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
16/09/201606:04:01
Khách
Bằi viết hay lắm, cảm ơn chị Lệ Hoa.
16/09/201604:23:39
Khách
Nhân quả được nhìn nếu thuần bằng lý trí sẽ có thể làm ta bớt nghiêng mình trước nỗi bất hạnh của tha nhân. Vì vậy, bên cạnh trí tuệ cần có thêm lòng từ bi để cảm thông và xan xẻ nỗi đau khổ, đắng cay của người đang gánh chịu hậu quả của hành động vô minh từ quá khứ. Người thực sự hiểu sâu nhân quả chính là người có trái tim rộng lớn, nguyện chịu thay cho chúng sinh những tội nghiệp gây bởi tham lam, giận dử và mê cuồng mù quáng nhiều kiếp, để họ có cơ hội vén được bức màn vô minh, nhận ra chân tánh của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 868,145,573
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến