Hôm nay,  

Săn Chim

24/12/201600:00:00(Xem: 24716)

Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 5000-18-30700-vb7122416

Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Đây là bài viết mới nhất nói về cái thú “bird watching” ở Mỹ và những kỷ niệm đi săn chim thuở thiếu thời ở Việt Nam. Sinh trưởng ở miền Nam sông nước, tác giả sang Mỹ trước năm 1975, đã về hưu từ lâu, đang định cư ở Orange County.

* * *

blank
Đàn chim dễ thương.

Loay hoay với cái máy chụp hình mới mua được trên E-Bay. Giá rẻ được mấy chục nhưng tôi mừng còn hơn trúng số. Tôi lọ mọ với nó mấy hôm nay. Kêu ăn cơm tôi chỉ ừ ừ, hử hử làm bà xã phải gọi mấy lần. Tức mình bà cằn nhằn:

- Chà, ông lại mê cái trò gì mới nữa đây?

- Tui định vô hội…. “coi chim”.

- Vậy coi mấy chục năm nay ông coi ở hội nào?

- Bậy nè. Tui nói chuyện coi chim… thật mà.

- Thì tui đâu có giởn, ông nói ai xài đồ giả?

Con gái nghe chuyện cũng phì cười, xen vào:

- Ba già rồi nên sanh tật đó má ơi! Hồi nhỏ thì ổng mê “chơi chim”, khi già lại mê “coi chim”!

Tội nghiệp cho tôi. Tô định gia nhập hội coi chim “Bird watching” thật mà cã nhà hiểu lầm. Oan ức nầy biết tỏ cùng ai!

Mà sự thật tôi có tật mê chim lúc còn bé khi đi theo hai anh để bắn chim hoặc hốt ổ chim về nuôi trong mấy tháng nghỉ hè ở nhà quê.

Người lớn họ hốt ổ chim Chìa Vôi- Chích Chòe, chim Cưởng hoặc chim Sáo về nuôi. Mấy loại chim nầy khôn lắm, chúng hót hay, có con biết nói. Thằng Mao hàng xóm có con Sảnh, đen thui mỏ đỏ chân vàng, nó nói như “Sảnh”. Mấy đứa con nít thường dạy cho nó nói bậy. Một mình buồn, nó rao bán cà rem:

- “Cà rem cây. Cà rem cây”.

Khi thấy ai vào nhà là nó la om sòm:

- “Mao ơi có khách! Mao ơi có khách”.

Khi có ai nói chuyện với nó, nó niễng niễng cài đầu lắng nghe rồi bắt chước y chang. Nó bắt chước tiếng chuông “ leng leng, leng keng” của anh bán cà rem như thật. Nhưng đừng chọc nó, nó giận nó chưởi thề thì hết chổ chê, nó “Đ. mẹ mầy”, “ Đ. má mầy”, hoặc chửi “Đồ cà chớn” rồi cười “khặc khặc khặc”. Nhiều khi không có ai chọc phá nên buồn, nó rao mua hàng: “ve chai bán hôn....”

Nhưng mấy loại chim quí nầy dễ gì mà bắt được. Bọn nhóc tui tôi chỉ bắt mấy con chim Sắc Bông, Sắc Mọi, Áo Dà và chim Dòng Dọc. Phải canh hốt ổ khi chim chưa mọc lông, chưa mở mắt thì nuôi lớn chim mới khôn. Nuôi lớn biết bay, chúng bay là đà theo người nuôi, cứ tưỡng là cha mẹ, dễ thương lắm.

Nuôi chim ngại nhất là mèo. Con mèo mun quỷ quái nhà tôi rất tinh ranh. Nó theo rình rập mấy con chim con chúng tôi nuôi, sơ hở một chút là nó chụp rồi vọt tuốt lên gác, có tức chỉ dậm chân kêu trời. Nhưng Bảy Bé (người anh lớn, tuy anh tên Bé) nhất định không tha cái tội tày trời nầy, Anh kiên nhẫn ngồi đợi nó về với cây gậy tầm vong trên tay. Vừa chui vào cái lổ chó là nó lảnh một cây vào đầu làm nó lộn mấy vòng la “éo éo”, rồi cấm đầu chạy mất. Mấy hôm sau mới thấy nó lò mò về, một mắt lớn, một mắt nhỏ!

Nuôi chim thì vui nhưng cực khổ lắm. Đi bắn chim thì vui ơn và sướng hơn vì còn được ăn thịt chim.

Thuở ấy tôi mới học lớp vỡ lòng. Tôi phục tài bắn ná thun của Tám Nê người anh kế của tôi. Hắn bắn đâu trúng đó. Tám Nê tài đến mức độ hắn có thể nhắm vào cuốn mà bắn rơi trái vú sữa, trái xoài trên cây. Tám Nê có thể bắn các mục tiêu di động như con rắn đang lội dưới sông hay con sóc đang chuyền trên cành. Có lần Tám Nê bắn rơi con chim ó biển, to như con gà mái, đậu chơi vơi trên ngọn cây dừa lão.

blank
Hai tay hảo thủ ná thun.

Thuở ấy chim rừng rất nhiều. Có hôm tổ đãi, chúng tôi mang cả xâu chim về sau chuyến đi săn, đủ loại chim, từ con chim sâu nhỏ xíu cho tới chim Trao Trảo, Gà Nước (Cúm Núm), chim Quốc, chim Cu, ….Và mỗi lần như vậy anh em tôi được một bửa thịt chim nướng linh đình. Chúng tôi biết cách vặt lông chim, thui cho sạch lông tơ, mổ bụng rồi ướp thịt. Tôi bị xúi đi chôm chĩa tiêu hành tỏi ở nhà bếp bị má bắt gặp. Bà không la rầy còn vò đầu tôi mà cười, còn chỉ chúng tôi cách ướp thịt sao cho ngon.

Thịt chim nướng lửa than thơm phưng phức. Má tôi còn phải khen:

“Tụi bây làm coi được đó, thơm dử đó nhen!”.

Tám Nê- biệt danh Nê Ròm, ăn nhiều nhưng không lớn. Má kể ảnh sanh thiếu tháng nhỏ xíu như con mèo con. Khi biết ngồi phải tấn gối chung quanh, vì không khéo, hắn bật ngửa, khóc “é” một tiếng rồi nín thở luôn, mặt mày xanh lét rồi thành tím ngắt. Mổi lần ảnh nín thở như vậy, phải đét vô mông thật mạnh, gỏ thùng thiết kêu rầm rầm để gọi ba hồn bảy vía về cho hắn tỉnh dậy. Hắn không chịu lớn nhưng lại tham ăn. Mỗi sáng mỗi đứa được một mắm xôi vò, nhưng Tám Nê thì phải bẻ nắm xôi làm đôi, hai tay cằm hai cục thì hắn mới chịu. Hắn mà giận vất cục xôi rồi khóc ngất lại xanh mặt nín thở thì phiền lắm. Đến lớn vẩn còn tham ăn, Tám Nê đòi mỗi đứa ăn phần chim của mình bắn được. Tôi thì dẩy nẩy phản đối tới cùng vì tôi có bắn được con nào đâu! Bảy Bé thì nhất đinh đòi lãnh phần chia của, vì hắn lớn nhất sẽ chọn phần ngon nhất. Đứa nào phản đối là bị hắn kí vào đầu. Sự bất đồng ý kiến sinh ra cãi vã om sòm, và sau cùng, với sự can thiệp của mẹ tôi, tòa xử ba đứa cùng ăn một lượt.

Dĩa chim nướng vừa để xuống bàn, chỉ một thoáng là thịt chim biến mất. Trong khi cả ba còn đang thòm thèm, con KiKi là sung sướng nhất, nhai rôm rốp mấy cái xương vẫn còn nguyên thịt, vì chúng tôi chỉ gậm sơ rồi vất đi để chôm miếng khác.

Tôi bé nhứt trong 3 đứa và là đứa bắn ná thun dở nhất. Có lẽ vì tôi làm vướng bận nên 2 thằng anh tìm đủ mọi cách để bỏ tôi ở nhà mỗi lần âm mưu đi bắn chim xa. Mỗi lần như vậy tôi khóc ầm lên để má tôi can thiệp. Kết quả bao giờ tôi cũng chiến thắng vẽ vang và được tòa ra lịnh cho đi. Hai thằng anh tuy ấm ức lắm nhưng phải chịu thua sau khi cú mấy cái vào đầu người chiến thắng. Nhưng dù có được đi, tôi chỉ được đi lẻo đẽo phía sau, tay xách sâu chim.

Cũng như hai anh, tôi cũng được trang bị đầy đủ như tay thợ săn chuyên nghiệp, cái ná thun mang tòn ten trên cổ, trong túi đầy các viên bi. Tuy ở tư thế sẵn sàng chiến đâu nhưng lại bị cấm không được bắn bậy, vì sợ làm chim bị “nhát”. Nếu phải chui vào trong lùm cây, trong bụi rậm để tìm chim, tôi bị bắt ngồi đợi ngoài bờ mẫu. Ngồi buồn tôi đem ná thun ra thực tập. Mục tiêu của tôi thường là mấy con rắn mối thập thò trong bụi, hoặc mấy con cá Thòi Lòi rửng mỡ, vương vi, phùng mang, trợn mắt nhảy múa lấy le với mấy chị Thòi Lòi cái trong vũng nước bùn.

Người bắn ná thun không nhắm mục tiêu qua nốt ruồi như bắn súng, nhưng sử dụng một năng khiếu đặc biệt. Họ dùng sự cảm nhận (feeling) để bắn viên bi, và ước tính đường đạn vào mục tiêu qua trực giác (instinct). Muốn đạt được trình độ như Tám Nê không phải dễ.

Ngoài cái tài thiên phú, đồ nghề phải là đồ chiến: cái ná phải êm tay, dây thun đúng độ mềm và phải có tính đàn hồi tốt, và nhất là phẩm chất cao của đạn bi: tròn, đúng cỡ, cứng và nặng. Đạn bi phải được làm bằng đất sét tốt, nhồi kỹ lưỡng rồi được vo thành viên tròn. Vo bi là cã một nghệ thuật mà muốn đạt được trình độ cao đẳng như ba anh em tôi, phải cần nhiều thực tập. Ngắt đất thành từng cục bằng đầu ngón chân cái (chân con nít) để giữa 2 lòng bàn tay rồi vo tròn cho đến khi viên bi hoàn hảo. Phơi 2 nắng là đạn bi có thể xài được, nhưng nếu muốn là thứ chiến, đạn bi phải được nung trong lò lửa, “hầm” cho đến khi “chín”, cứng như gạch.

Nhà tôi có mấy cây “xa bu chê” khi trái chín cây là nơi chim Trao Trảo về cả bầy, cắn lộn dành ăn đuổi nhau chí chóe. Tám Nê và bảy Bé ngồi nín thở trong cáí chòi làm bằng lá dừa, lá chuối dưới gốc cây, rình chim đến là nhả đạn. Tôi không được chui vô chòi vì ngồi lâu bị bù mắt cắn rang cả chân tay chịu không nổi phải cọ quạy, gãi xồn xột cho đã ngứa nên làm làm chim nó sợ bay mất. Tôi bị hai thằng anh đuổi vào nhà, núp sau cánh cửa mà coi.

Nếu chim không tìm đến mình thì mình phải đi tìm chúng, như các lùm bụi, các vườn cây ăn trái, các đầm nước. Nghề bắn ná thun cũng lắm công phu. Chúng tôi lặn lội cả ngày tìm kíếm mục tiêu, thường là các cây rừng đang mùa trái chín như Cây Sắn, cây Ôi rừng, cây Mua, cây Sung, cây Trứng Cá, chim tụ về ăn trái, mặc tình mà bắn. Có khi chúng tôi phải ngụy trang ngồi im cả buổi đợi chờ. Có khi phải gọi chim đến bằng cách giả tạo tiếng chim kêu.

Cái thú đi săn nó hấp dẫn lắm. Nếu không sao có người dám bỏ hàng chục ngàn đô la đi Phi Châu săn thú? Có kẻ lặn lội trong rừng sâu núi thẳm lục lạo săn mồi. Con nít đi bắn chim cũng có chung cảm giác của người thợ săn. Không gì thích bằng cái cảm giác hồi hợp theo dõi con mồi, thất vọng khi chúng vụt bay đi, vui mừng khi chúng sa vào vùng tử địa, và nhất là cái cảm giác chiến thắng khi viên đạn trúng mục tiêu, con mồi gục ngã.

Thỉnh thoảng tôi về Việt Nam được mời đi “nhậu” ở các quán “cao cấp” có món chim, là đặc sản miền Tây. Nhìn mấy con chim quay thơm phức, tôi nhớ đến thời thơ ấu.Tôi cứ trố mắt mà nhìn. Bạn bè thúc giục:

- Thử đi chứ, ngon lắm, chỉ có mùa gió Chướng mới có món “Cúm Núm” xào bầu, “Gà nước” nướng mọi nầy.

Làm sao tôi nuốc nổi khi nghĩ rằng mấy con chim nầy sinh ra để bay chạy, ca hát trong thiên nhiên cho chúng ta được chiêm ngưỡng cái đẹp của nó thay vì để cho con người săn bắn làm món ăn cho tôi nhậu nhẹt!

Lúc còn là trẻ con tôi săn chim bằng ná thun. Đây chỉ là trò chơi trẻ con, đâu có nghĩ đến chuyên đạo đức, biết mình phạm tội sát sinh và nhất là cái trọng tội mình đã góp tay hủy diệt những giống chim hiếm quí đang trên đường diệt chủng. Một khi tuyệt chủng chúng sẽ không bao giờ tái sinh.

Bây giờ tôi vẫn thích săn chim, nhưng săn bằng máy ảnh.

Ngày xưa tôi săn chim để vui chơi, bây giờ tôi đi săn chim để được chiêm ngưỡng cái đẹp của loài sinh vật quý hiếm trong môi trường sống thiên nhiên của nó.

Vẻ đẹp thiên nhiên và tiếng hót thanh tao của loài chim làm lắng dịu tâm hồn, mang đến cho ta niềm vui và hạnh phúc, là món quà quí giá của tạo hóa dành riêng cho con người, để tô điểm cho cuộc đời thêm nhiều ý nghỉa và thi vị. Trong văn chương thi phú có vô vàn tác phẩm lấy cảm hứng từ loài chim. Ai nỡ đành giết đi sứ giả của mùa xuân, của tình yêu và hạnh phúc?!

Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, đồng xanh không còn hoa dại, rừng hoang không có thú rừng, sân vườn không có tiếng hót của loài chim thì đời sống con người chắc sẽ buồn tẻ lắm! Hãy bảo vệ chúng ngay từ bây giờ trước khi quá trể.

“Bird-watchers” không cần phải giết con thú cũng có được cái cảm giác mạnh của người thợ săn, cảm giác hồi hộp khi khám phá ra con chim quí và cái cảm giác chiến thắng khi thu được hình ảnh đẹp vào máy ảnh.

Tôi dự trù sẽ chụp hình một số chim ở Viêt Nam nếu có thể du lịch Việt Nam.

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
28/12/201603:18:24
Khách
Cùng đồng cảm với Andy về ‘Phóng sinh”.
Kinh Chánh pháp niệm có dạy: “Tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sinh mạng”. Tôi nhớ có lần đọc ở trong một diển đàn Phật giáo luận rằng: Phóng sinh trong cuộc sống hằng ngày, là khi thấy đàn kiến bị ngập nước, thấy con giun nằm chỗ đất khô, thấy con ốc bò trên đường đi, thấy tổ chim non bị rớt, thấy các loài chim, loài thú bị mắc nạn, … chúng ta lập tức tìm cách giải thoát cho chúng, đưa chúng về môi trường sống tự nhiên. Những việc làm đơn giản này là thực hành hạnh phóng sanh.
27/12/201603:43:46
Khách
>>Nên phóng sanh để sông thọ khoẻ rmạnh

I told my mom "this practice is not the teaching of Lord Buddha."
Demand and Supply or "Nối giáo cho giặc". But it was not my mom's idea. The idea
came from the monk from India (she has 4 "top of the line" monks, 1 from Tibet, 1 from India,... )
I used to think phóng sanh was the trademark of Vietnamese/Chinese Buddism. But he only told
her to buy the earthworm (Thank Lord Buddha for that, not birds ). May be okay, saving the
earthworms from the fishes. Well, if something goes wrong (bad karma or whatever) the Indian
monk was responsible for that, not her -- the follower
25/12/201605:45:07
Khách
>nhất là cái trọng tội mình đã góp tay hủy diệt những giống chim hiếm quí đang trên đường diệt chủng. Một khi tuyệt chủng chúng sẽ không bao giờ tái sinh.
Ai nỡ đành giết đi sứ giả của mùa xuân, của tình yêu và hạnh phúc?!

Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, đồng xanh không còn hoa dại, rừng hoang không có thú rừng, sân vườn không có tiếng hót của loài chim

Rarely to hear the wisdom words came from the Viet. I came to the US pretty young in the 80s and lived in San Jose and I was
very surprised to see the birds (ducks, geese, ..) around the houses (master plan had parks, man-made lake, ), completely difference
from Viet Nam. In life, big animals (men) can kill small animals for food or fun, but they have to pay with their merits. In theory
you must have a lot of merits to become human being, to live in good environment (north america, europe) while hundred of thousands Viets
died in the high sea in the 70s, 80s. More merits to have a comfortable life (Đại phú do thiên, tiểu phú do cần), more merits to have
a healthy and long life, ...

I came from the traditional Vietnamese Buddism family, grandma, and mama were Buddists (but they only do chanting
and vegetarian only a few days per month the 1st, 15, full moon, ...), I got Buddism name (Phap danh) when I was young and did not
bother to go the temple (mama might pay for it). When I graduated and began to work in the industry and got married. My mama wanted
me became a true Buddist (in her mind set), and I did, I switched to vegetarian then vegan and diligently practice meditation
(Giới - Định - Tuệ) that was the most beautiful time of my life (I experienced the sutras like Lord Buddha's disciples) until life
took over (career life, stock option, stock market, temptation of the world, ...) but still do not borther to go to the
temple (I donot believe in her phóng sinh business,...) but she did not dare to press me anymore because
I know more than her on spiritual way. Such as a while ago, she had to go to hospital and the doctors could not find out the right
treatment, one night in her vision she saw a lady Buddha with special clothes came to her and offer her a drink that can help
with her recovery. Later, she asked me if I knew the Buddha and her name, and I told her the Buddha name, the conversation ended there.
She knew me, I am the practical guy who has no time for nonsense business. I went to engineering school and nailed it, and went out
making money right away (loyal to nobody only the money).
25/12/201601:23:58
Khách
Sát sanh thì quả báo ra trận bị đạn, pháo kích chết trẻ, già đau yếu liên miên, bất đắc kỳ tử. Nên phóng sanh để sông thọ khoẻ rmạnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,255,784
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến