Hôm nay,  

Đường Chúng Ta Ăn Từ Đâu Ra

15/10/201700:00:00(Xem: 18207)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân

Bài số 5243-19-31086-vb8101517
 

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
 

Red-Sugar-Maples

Cây Sugar Maple, cây phong mùa thu lá đỏ.

 
***
 

Hỏi 100 người thì 99 người sẽ nói là làm từ cây mía.

Không hẳn như vậy. Chất ngọt chúng ta tiêu thụ hàng ngày chỉ chừng 70% làm từ cây mía, còn do nhiều nguồn khác nữa.

Trước đây tôi có kể chuyện "Làm Giàu" khi nhà ông Hai Sáng có lò đường làm từ cây mía và có lẽ người Việt chúng ta cũng không lạ lùng gì về chất ngọt lấy từ loại cây này.

Hôm nay tôi xin kể về những cây khác đã cho chúng ta chất ngọt ngào, để làm nước soda, bánh kẹo và nấu chè.

Loài cây thứ hai cho chúng ta nhiều đường sau mía là củ cải đường.

Ở xứ nóng như Ấn Độ và Ba Tây họ trồng nhiều mía, sản xuất ra 1/2 lượng đường trên thế giới, còn những xứ khác ở Nam Mỹ, điển hình là Cuba; những nước Đông Nam Á như Nam Dương, Việt Nam, Kampuchia cũng trồng nhiều mía nhưng phương pháp trồng còn cổ điển; còn xứ ôn đới như Mỹ, Pháp, Đức thì xưa nay vẫn trồng củ cải đường mà mỗi củ nặng trên dưới 1kg.

Năm tôi học lớp nhì, cứ đến giờ "Nông Phố" là thầy giáo Thảo kể những phương pháp canh nông của những nước trên thế giới, cả lớp cứ há hốc miệng ra nghe.

Thầy nói có nước trồng được cây sữa, cứ đục thân cây thì sữa chảy ra, làm tôi tưởng tượng như mủ cao su màu trắng chảy vào tô vậy.

Có lúc tôi ngồi nghĩ giá ông trời cho phía trong cây mía là một bọc nước đường thì đỡ vất vả cho bọn con nít có hàm răng sún, hay mấy người già đã rụng hết răng.

Hồi đó tôi ở tuốt trong ruộng nên cũng chẳng được thấy cả cái xe ép nước mía mà sau này đâu đâu cũng có.

Lớn lên một chút tôi biết người Miên còn trèo lên cây thốt nốt, cắt đầu cuống hoa, hứng lấy nước để uống giải khát hoặc nấu cô đặc lại làm thành đường thốt nốt.

Mỗi cuống hoa có thể chảy ra 1 lít mỗi ngày. Nếu thu hoạch buổi sáng thì nấu làm đường, còn buổi chiều hay tối nó dễ bị lên men nên thường dùng như một loại thức uống có cồn.

Trong những vùng nhiều người Miên quần tụ lại thành sóc, thành phum bao giờ cũng có chùa, mà xung quanh thường trồng nhiều cây sao và cây thốt nốt. Ở Châu Đốc người ta trồng từng hàng thốt nốt trên những bờ ruộng và đó được kể là tài sản không nhỏ của gia đình, vì hàng năm nó sản xuất ra được rất nhiều đường. Đường thốt nốt có màu vàng ngà và ngọt dịu.

Người bạn của tôi ở SĐ4KQ kể lại là cứ thấy hàng cây thốt nốt dầy đặc là biết mình đã bay vào đất Miên rồi.

Trèo cây để khai thác đường thốt nốt dễ té chết như chơi, vì cây nào cho bông cho trái cũng cao từ 15m tới 30m.

Mùa thu hoạch đường từ tháng 1 kéo dài đến tháng 7 hàng năm.

Cây thốt nốt hạp với khí hậu nóng, nhiều ánh sáng nên các tỉnh giáp giới Kampuchia như Kiên Giang, An Giang, Châu Đốc có trồng nhiều.

Người ta thích trồng cây đực nhiều hơn cây cái, vì nó cho nhiều đường, nhưng cây cái có thể bán trái ăn dòn dòn như cùi dừa, và nhai sựt sựt như nhân trái dừa nước.

Cứ 4 lít nước lấy được từ cuống hoa thì nấu ra được 1kg đường, như vậy ta biết độ đường cũng kể là cao lắm.

Sở dĩ đường thốt nốt không được khai thác kiểu công nghiệp mà chỉ theo phong cách gia đình vì tiền mua củi để nấu cho thành đường cũng tốn nhiều lắm. Còn ở Mỹ họ nấu bằng gas trong nồi lớn nên maple syrup mới có giá hạ.

Trong khi đó cây sugar maple ở Canada và Hoa Kỳ thì cứ 40 galon nước sap mới nấu ra được 1 galon syrup, loại đặc như mật ong mà ta thường dùng để ăn với pancakes cho bữa điểm tâm.

Từ hồi người da trắng chưa đặt chân lên lục địa Mỹ Châu, người bản địa đã biết lấy sap cây maple làm đường.

Hiện nay Canada là nước sản xuất maple syrup nhiều nhất thế giới, gần 8 triệu galon; tiếp sau đó là nước Mỹ nhất là tiểu bang Vermont cho ra 1,320,000 galon mỗi năm.

Cờ Canada có hình lá phong và cây phong được 4 tiểu bang của Mỹ là New York, West Virginia, Wisconsin và Vermont nhận làm cây đại diện.

Nước Korea và Nhật cũng lấy sap từ cây phong nhưng họ dùng để uống chứ không nấu đặc lại.

Chúng ta để ý sẽ thấy nhiều loại syrup bầy trên kệ tại các siêu thị mà giá cả rất khác biệt:

-Loại giả làm bằng corn sugar và màu thì giá rẻ.

-Loại làm bằng nhựa cây maple 100% mới được dám nhãn là maple syrup.

Có 3 loại cây phong làm ra syrup là sugar maple, black và red maple.

Ở Mỹ thì có rất nhiều loại cây sẽ trút lá khi mùa thu tới. Chúng sẽ biến từ màu xanh, qua vàng rồi đỏ, sau đó rụng sạch để lại những cành khẳng khiu như những bộ xương khô mỗi khi đông về.

Đẹp nhất là loài cây phong như trong câu thơ:

-Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.

Tất cả chất bổ dưỡng sẽ được cây tồn trữ dưới dạng đường trong bộ rễ để đến cuối đông-đầu xuân sẽ đưa lên thân cây mà đâm chồi nẩy lộc.

Đây chính là thời điểm người ta khai thác sáp của cây phong.

Tuỳ theo kinh nghiệm và thời tiết ấm hay lạnh mà nhà nông cho khoan lỗ vào thân cây (thường là sâu 1 inch), rồi đóng vô đó 1 cái ống máng. Nước trong đó sẽ chảy ra tong tong như giọt mưa trên mái tranh vào 1 cái sô để dưới gốc.

Sau này người ta dùng ống cao su để nhựa phong chảy vô thùng. Có nhiều khu rừng rộng lớn thì gắn ống để chuyển thẳng về kho nấu syrup vừa vệ sinh vừa nhanh.

Bây giờ người ta còn dùng hệ thống rút chân không để hút nhựa nữa.

Cây phong chỉ nên khai thác nhựa khi ở độ tuổi 30 đến 100 năm.

Tùy theo gốc cây to hay nhỏ mà khoan 1 hoặc 3 lỗ. Mỗi cây chỉ nên lấy 10 galon/năm. Trung bình thì 1 cây tiết ra được 3 galon/ ngày (khoảng 12 lít), nên chừng ba bốn ngày là ta ngưng để cây đùn nhựa cứng mà vít mạch lại.

Nguồn đường cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới là corn syrup.

Trước đây tôi cứ nghĩ là họ ép loại bắp trắng để lấy đường, thì dù nó có ngọt đến thế nào đi nữa cũng chẳng được bao nhiêu đường, sau này tìm hiểu tôi mới biết họ trộn bột bắp với chất hoá học gì đó, mà phản ứng sẽ biến đổi tinh bột thành đường HFCS. Bột bắp trộn dicarbonyl compounds sẽ thành đường High Fructose Corn Syrup.

Đường này rẻ hơn các loại đường khác rất nhiều.

Hiện nay nước ngọt, kẹo cao su và nhiều thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày có rất nhiều đường này.

Có người nói HFCS sẽ gây ra bịnh béo phì, nhưng cũng chưa được giới khoa học xác nhận.

Còn một loại đường khác nữa mà càng ngày thế giới càng dùng nhiều hơn, gần 25% của tổng số các loại đường. Đó là đường hoá học hay còn gọi là “the artificial sweeteners aspartame and neotame.” Có người gọi với label NutraSweet, nhưng không thuộc chủ đề về đường tự nhiên của bài này.

Lời quê góp nhặt dông dài, nếu có sai sót xin lượng thứ.
Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
16/10/201706:28:11
Khách
Xin cám ơn tác giả một bài viết chia sẻ rất tỉ mỉ và hữu hiệu. Tôi vừa đọc xong bài viết này là vội xem lại cái chai Maple Syrup đã mới mua ngày hôm qua ở Trader Joe’s 100% Pure Grade A 8oz. Đã lâu lắm mới mua nó để ăn với waffles. May quá, tuy tôi không có kinh nghiệm về loại này, nhưng chỉ biết so sánh nhìn thấy giá của chai nào cao giá tiền thì mua, bởi vì tiền nào của đó. Như ở trong bài tác giả có đề cập đến: “Loại làm bằng nhựa cây Maple 100% mới được dán nhãn là Maple Syrup”. Tôi rất vui học được kinh nghiệm này để chia se lại với những người thân. Xin kính chào tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,493,834
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến