Hôm nay,  

Tôi Làm Răng Implant

28/03/201900:00:00(Xem: 21100)
Tác giả: Phạm Thị Kim Dung

Bài số  5651-20-31457-vb5032819

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

implant root
Hình họa trồng răng nhân tạo.

 
***
 

Cách đây khoảng bốn năm, tôi có xin hẹn đến văn phòng Bác Sĩ Nha Khoa để chà làm sạch răng như thông lệ mỗi năm hai lần.  Trước khi clean răng, cô Nha Tá (Dental Hygienist) đã chụp hình x-ray/quang tuyến hàm răng cho tôi để sẵn sàng cho Nha Sĩ kiểm soát thì được biết cái cầu bắc răng hàm dưới của tôi có vấn đề.

Nhờ có những trang thiết bị hiện đại những hình digital x-rays của tôi được chiếu lên một màn ảnh rộng, Nha Sĩ đã chỉ cho tôi thấy hai chân trụ của cầu răng đã bị sâu.  Ông khuyên tôi cần phải làm lại, nếu để lâu cái cầu có thể sẽ bị gẫy.  Tuỷ răng có thể bị nhiễm trùng xưng nướu răng và chức năng của hàm răng đã, đang và sẽ tiếp tục bị tổn thương, mỗi lúc một trầm trọng hơn.  Ông khuyên tôi nên làm một cái răng nhân tạo (dental implant) thay vào cái răng đã mất từ bấy lâu nay, trong khi hai chân trụ có thể thay bằng hai cái răng mão khác.

Nha Sĩ bảo tôi, nếu làm lại thay cầu răng mới, tuy nó tạm thời có vẻ đỡ tốn kém hơn, nhưng sự lâu bền phụ thuộc nhiều vào các răng đã dùng làm trụ cầu.  Hơn nữa sự thoái hoá của xương, theo thời gian lâu dài cầu răng hay răng giả sẽ tạo ra những rắc rối mới về cả chức năng và thẩm mỹ.  Răng Implant trong đa số trường hợp được đánh giá là bền và đẹp hơn răng thật, lại không sợ bị sâu răng.

Có thể nói, trong ba phương cách chính yếu của nha khoa phục hồi là:  Làm răng giả, làm cầu răng và trồng răng Implant.  Implant trồng thẳng răng vào hàm (jawbone) là phương thức duy nhất mang đầy đủ ý nghĩa tích cực của sự tái tạo (positive dentistry).

Tôi lo lắng, vì sợ đau lắm nên chần chừ một thời gian để suy nghĩ và tìm hỏi thêm từ những người thân quen đã làm Implant rồi.  Cuối cùng thì tôi đã mạnh dạn quyết định xin hẹn với Nha Sĩ để bàn thêm về việc trồng Implant và hai cái crown thay vào cái cầu răng hư của tôi.

Nha Sĩ gia đình của tôi là một Nha Sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lãnh vực trồng răng nhân tạo. Ông cũng là người trồng răng Implant và sửa chữa răng cho nhà tôi, mà nhà tôi và tôi đều rất ưng ý tin tưởng.  Sự tân tâm và chuyên nghiệp của ông Nha Sĩ là một nhân tố quan trọng đã giúp cho tôi vượt qua bao nỗi sợ hãi để đồng ý với kế hoạch của ông, như tôi đã được nghe những lời khuyên và giảng giải của ông.

Tôi đã phải ký giấy chịu trách nhiệm trả hết phần tiền còn lại, từ sau khi cô Thư Ký kiểm hỏi bảo hiểm của tôi và của nhà tôi, để biết là hai cái bảo hiểm này sẽ trả được bao nhiêu tiền (số tiền được trả tuỳ theo hãng bảo hiểm mình mua).  Sau đó, Nha Sĩ bắt đầu làm phẫu thuật trồng răng Implant cho tôi...

 
*Giai đoạn 1:   Phẫu thuật trồng Implant

Sau khi định bệnh và bàn thảo về kế hoạch điều trị, Nha Sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu đơn giản, gây tê tại chỗ để đặt Dental Implant vào xương hàm.

Nếu xương hàm không đủ, trước khi trồng Implant, bệnh nhân sẽ được cấy xương (bone graft, bone augementation) hay nâng khoang mũi (sinus lift).

Bệnh nhân được theo dõi từ 3 đến 6 tháng, để xác định sự thích hợp hoàn chỉnh của Implant và xương hàm.  Hiện nay chưa có một chứng cớ khoa học nào cho thấy sự đào thải của cơ thể con người đối với Titanium.  Sự thành công ở giai đoạn này trên 98%, phần lớn phụ thuộc vào sự chuẩn bị trước, trong và sau phẫu thuật, điều kiện vô trùng, kỹ năng kinh nghiệm, tay nghề của kíp mổ (Nha Sĩ và các phụ tá), và sự tuân thủ chỉ dẫn của chính bệnh nhân.

 
*Giai đoạn 2: Lắp đặt răng giả và hoàn thành điều trị

Cuối cùng, một chiếc răng, cầu răng, hay nguyên hàm răng giả sẽ được kết dính vào Implants thông qua trụ nối abutment.

Trụ nối được lắp chính xác vào Implant bằng một ốc vít có đủ khả năng chịu lực.  Nha Sĩ sẽ lấy ni (impression) gởi cho phòng lab nha khoa làm một hay nhiều chiếc răng Implant theo kế hoạch điều trị.

Bệnh nhân sẽ trở lại trong vòng 1 hoặc 2 tuần để có những chiếc răng Implant xinh đẹp.

Hiện nay việc trồng răng ngay sau khi nhổ răng (immediate implant) hay gắn mão răng, răng giả tức thì sau khi trồng Implant cũng là việc rất khả thi.

Cũng như răng thật, răng Implant rất dễ bị nha chu.  Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, gặp Nha Sĩ mỗi 6 tháng là những động thái đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng bảo đảm cho sự thành công lâu dài của răng Implant.

Trồng răng thẳng vào hàm, trong đa số trường hợp, đây là phương thức phục hồi và tái tạo răng tốt nhất, hữu hiệu và lâu bền nhất.

Từ ngàn xưa con người đã không ngừng tìm cách tái tạo những chiếc răng đã mất.  Thật khó mà tin rằng, ngay thế kỷ thứ 7, người Mayan đã cấy chiếc răng nhân tạo làm bằng vỏ sò vào xương hàm dưới của một người.  Dĩ nhiên, việc cấy ghép này và nhiều cuộc phẫu thuật khác trong nhiều thế kỷ sau đó đã không thể thành công, khi không được những kiến thức y học, và những tiến bộ khoa học kỹ thuật khác hỗ trợ.

Mãi đến thế kỷ thứ 20, những công cuộc nghiên cứu tiên phong trong việc trồng răng vào hàm, mới có những bước tăng vọt đáng ghi nhận.

Đặc biệt, vào Năm 1952, có một Giáo Sư người Thụy Điển là ông Per. Ingvar Branemark đã tình cờ tìm ra kim loại Titanium kết dính vào xương hàm của con người một cách rất vững chắc và không tháo ngược ra được.  Ông gọi sự tích hợp giữa xương hàm và Titanium là Osseouintegration.  Sự khám phá lý thú này đã đi ngược lại tất cả những lý thuyết khoa học đương thời.  Ông đã tiếp tục nghiên cứu để cuối cùng thực hiện thành công cuộc giải phẫu trồng  răng Implant đầu tiên vào năm 1965.

Nhưng mãi đến Năm 1982, tại Toronto, Canada, sau nhiều năm đã kiểm chứng, giới khoa học mới công nhận thành quả của ông.

Hiện nay, mặc dù có gần 100 hãng sản xuất, nhưng tất cả Dental Implants đều dựa trên phát kiến căn bản của Bác Sĩ Branemark.

 
*

Tôi nhát lắm, sau khi làm Implant xong thì rất lo lắng hồi hộp và cũng sợ đến lúc hết thuốc tê thì nó lại đau, nên tôi tuân theo sự chỉ dẫn của Nha Sĩ.  Tôi đã mua tất cả những thứ thuốc mà Nha Sĩ đã cho toa mua như:  Thuốc xúc miệng để khử độc, thuốc trụ sinh và thuốc giảm đau.  Khi về nhà khoảng vài giờ đồng hồ sau đó, cũng may tôi chỉ thấy trong hàm miệng hơi tê đau lăn tăn chút xíu thôi, nên đã chỉ uống những liều thuốc trụ sinh cho đến hết, mà cảm thấy không cần dùng đến chất thuốc giảm đau.

Tôi xin viết bài này để chia sẻ với quý đọc giả của Việt Báo mục Viết Về Nước Mỹ (VVNM).  Từ khi làm răng Implant cho đến nay, tôi không thấy nướu răng có triệu chứng làm độc hay đau đớn gì hết, mỗi khi nhai thức ăn tôi cảm thấy ngon miệng hơn hồi trước, khi mà còn cái cầu răng cũ.

Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn Bác Sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn đã giảng giải cho tôi, để tôi có thể hoàn thành bài viết về răng Implant.

Kim Dung cũng xin mến chúc quý Tác Giả và quý Độc Giả của mục VVNM khoẻ mạnh an khang và được mọi sự như ý.

Phạm Thị Kim Dung

Mùa Xuân Kỷ Hợi 2019

Ý kiến bạn đọc
28/03/201923:43:33
Khách
Chào độc giả 5419,
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của độc giả 5419 về từ chuyên môn Dental Hygienist là chuyên viên vệ sinh răng lợi. Thưa, như KD đã hỏi và được biết cô chuyên viên Dental Hygienist này đã tốt nghiệp bằng hành nghề hàng ngày chỉ clean răng cho bệnh nhân; Nhưng đôi khi thấy cô có phụ Nha Sĩ khi cô rảnh, nên KD đã dùng chữ Nha Tá đó mà.
Trân trọng,
Ptkd
28/03/201922:52:52
Khách
Chào chị LNHằng,
Cám ơn chị đã đọc bài viết và cho KD những lời khích lệ thật quý giá. Khi được biết bài của mình được chọn đăng là đã mừng rồi. Bây giờ, lại còn được sự thương mến lưu tâm của chị Hằng nữa, thì nguồn vui tăng gấp bội phần. KD sẽ cố gắng viết nữa nhé! Cho em gởi lời chúc sức khoẻ chị và quý quyến.
Ptkd
28/03/201921:15:36
Khách
Xin góp ý: Nha tá là dental assistant còn dental hygienist là chuyên viên vệ sinh răng lợi. Hai ngành khác khác nhau nhiều về thời gian đào tạo.
28/03/201915:48:16
Khách
Tác giả PTKD đã viết một bài thật công phu đầy đủ chi tiết về kinh nghiệm của chị từ lúc khám răng thấy cái cầu răng có vấn đề đến lúc tìm hiểu rồi quyết định trồng răng implant và sau khi hoàn tất.
Tác giả đã viết rất gọn gàng, mạch lạc và dễ hiểu cho một vấn đề nhiêu khê như làm răng implant.
Đọc bài này rồi chắc người ta sẽ không còn sợ chuyện làm răng implant nữa.
Cám ơn tác giả và mong tác giả tiếp tục viết những bài hay và lợi ích như thế này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,075,797
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Nhạc sĩ Cung Tiến