Hôm nay,  

Tiếng Chim Thiên Di Bay Qua Mùa Thu…

06/12/201900:00:00(Xem: 31827)
Tác giả Phan cắt bánh trong Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Phan cắt bánh trong Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.


1.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ… rồi cúi mặt, lầm lũi chui vô những cái xe đã cũ kỹ lại còn móp méo nữa thì mới đủ tiền mua để đi hoc, đi làm thêm kiếm sống khi còn đang học. Cuộc đời tiếp nối sau khi ra trường là lập gia đình. Từ đó nợ học, nợ nhà, nợ xe, con cái còn nhỏ… sẽ lấy hết thời gian và sức lực của tuổi sung mãn. Ai may mắn lắm mới mua được cái xe mới cho vợ, dĩ nhiên là loại xe thường thôi; anh chồng đi xe cũ của vợ thải ra như luật bất thành văn ở Mỹ. Đến con cái trưởng thành, sống đời sống riêng của chúng, không nhờ cậy cha mẹ nữa thì căn nhà cũng mới dứt nợ ba mươi năm. Nó cũ kỹ cách mấy thì người chủ cũng không còn thời gian để trả nợ căn nhà mới khác thêm ba mươi năm nữa nên đành ở vậy. Dọn dẹp những căn phòng con cái không ở nữa. Cái gì cũng muốn bỏ vì không gì còn giá trị với thời gian, hết nhu cầu sử dụng. Nhưng lại không bỏ được thứ gì ngoài việc bỏ ra thời gian để lau chùi những báu vật cũ nát. Bởi khi thở dốc phải ngồi nghỉ mệt thì nghe cái bàn học của con thỏ thẻ… con thương cha lắm, nên làm sao bỏ được! Cây gậy chơi dã cầu của thằng con trai là tiền thưởng cuối năm của cha ở hãng cũ, nó không ngờ được quà trong mơ còn hơn cha nó không ngờ được tiền thưởng thay vì mất việc năm đó! Con thú nhồi bông của đứa con gái đã như miếng giẻ rách không đáng để lau nhà, nhưng là người bạn nhỏ trung thành nhất của con mình thì sao vứt đi cho được khi nó đã già nua và lỗi thời, hư hao như bệnh tật chỉ người già mới biết!

Thôi thì sửa sang, sơn phết lại trong ngoài căn nhà bỏ thì thương mà vương thì tội để chuẩn bị cho một giai đoạn mới của cuộc đời là về hưu. Không mua nhà mới là điều kiện huy hoàng để mua xe Cadillac bóng loáng, máy mạnh như động cơ máy bay… thì mắt đã mờ, tay chân chậm chạp. Nên hầu như những chiếc Cadillac trên đường đều chạy làn xe sát với lề đường, tốc độ thường dưới cả tốc độ cho phép. Nếu người lái khác có bực mình thì cũng sẽ nguôi ngay khi qua mặt được thì y như rằng trong xe thổ mộ đó là một ông cụ hay một bà cụ.

Căn nhà cuối phố chìm khuất dưới tàn cây rộng với ngõ vắng lơ thơ lá vàng bay. Bà cụ Mỹ trắng thỉnh thoảng xuất hiện với tay trồng, tay nhổ những cụm hoa theo mùa và cỏ dại. Ông cụ ngồi sửa máy cắt cỏ nhẩn nha như sợ hết việc! Cái máy cắt cỏ cũng thuộc hàng đồ cổ như ông cụ vì nó không giống bất kỳ cái máy cắt cỏ nào bên những nhà hàng xóm. Nó chỉ còn đó như để gợi nhớ về dĩ vãng hơn là trình diễn sự mạnh mẽ và linh hoạt của những cái máy cắt cỏ hiện đại. Nó còn đó để ông cụ có việc làm là sửa máy cắt cỏ mỗi tuần, từ sáng tới chiều… rồi kêu mấy anh Mễ tới cắt vì nó có chịu nổ máy cho đâu? Hôm nó nghĩ tình ông cụ người Mỹ và nó là máy Mỹ nên cuối chiều mới nổ cho ông cụ vui thì ông cụ đã hết hơi; còn sức đâu mà cắt cỏ nữa.  

Thế là mùa hè, mủa cỏ từ khi ông cụ mua nhà, mua máy cắt cỏ cứ lặng lẽ ra đi. Người đàn ông cơ bắp và siêng năng chăm sóc nhà cửa còn đó nhưng không còn năng nổ và sung mãn như xưa khi ống khói lò sưởi không còn được sơn mới, giăng đèn đón Giáng sinh nữa. Hôm nay mùa thu đã vàng lá như hai ông bà cụ ở căn nhà cuối phố. Lá rụng vàng lối đi, vàng thảm cỏ úa trước sân nhà. Ông cụ ngồi sửa cái máy thổi cỏ, chắc cụ định thổi lá vàng tập kết trước nhà cụ quá nhiều vì nhà cụ cuối phố. Nhưng cái máy thổi cũng thuộc hàng đồ cổ như cụ. Nó ho khục khặc vài tiếng, rồi phun ra ngụm khói đen như bắn súng đại bác thời Washington lập quốc Hoa Kỳ.

Ông cụ hết kiên nhẫn, lừ đừ đi lấy thơ ngoài ngõ, nhưng lủi thủi quay vào vì thùng thơ trống không từ khi ông về hưu, “những hẹn hò từ nay khép lại / thân nhẹ nhàng như mây…”  Ông cụ ngồi xuống cái ghế chân cung trước sân nhà, đong đưa một lát rồi ngủ ngon. Những chiếc lá vàng rơi nhẹ tễnh trước sân nhà, gió mùa thu không giận giữ lao xao, tiếng chim di khoan nhặt trên bầu trời trong vắt. Chiều lơ thơ tóc trắng, bà cụ đứng nhìn ông ngủ. Chắc cụ bà đang chuẩn bị lễ tiệc trong nhà. Tuần sau hãng xưởng đã bắt đầu nghỉ lễ Tạ ơn. Bà cụ ra garage lấy đồ vật gì đó để trang hoàng nhà cửa, thấy ông cụ ngủ ngon nên không đánh thức, chỉ cởi áo khoác của bà để đắp hờ lên ngực ông cụ, rồi bà quay vào nhà. Mỗi lần thoáng thấy bà, tôi hay tưởng tượng ra hồi trẻ chắc bà đẹp kiêu sa lắm; vì già rồi, tóc đã trắng phau nhưng phong cách vẫn sang cả như người quyền qúy, nụ cười của bà ấm áp, bao dung khi hàng xóm chào nhau độ lượng. Một bà cụ phúc hậu kiểu Mỹ.


Người hàng xóm tôi bên đây ngõ hẹp rẽ vào nhà ông bà cụ. Bỗng đưa tay lên làm dấu thánh giá như một lời tạ ơn trên vì tôi vừa thấy ơn trên ban phước cho thấy bình an dưới thế cho người thiện tâm khi tôi mới rời mắt khỏi màn hình tội lỗi. Súng lại nổ trong trường học bên Calif, hung thủ mới mười lăm tuổi đầu mà máu đã lạnh đến thế sao? Cả gia đình kia đã chết năm người cũng vì súng khi cảnh sát tới hiện trường, nạn nhân nhỏ nhất mới ba tuổi đầu, làm sao hiểu được vì sao? Chính trường Mỹ đang luận tội tổng thống rối bời, hèn hạ. Đồng nghiệp nhắn tin qua điện thoại: Phe ăn mắm đang âm mưu chơi sếp mình đó. Tuần tới tôi bị buộc nghỉ ở nhà vì ngày phép quá nhiều, không cho để dành. Ông đi làm phải hết sức cẩn thận vạ lây đó nha…

Trong bóng đêm đương đại. Tôi nhìn ông cụ ngủ ngày dưới cái áo khoác tình nhân như ánh sáng cuối đường hầm, tới tia nắng cuối ngày khuất tán hai cây sồi cổ thụ.

2.
Căn nhà cuối phố sẽ sáng trưng đèn đuốc một vài hôm như năm ngoái. Rồi lại âm thầm như cũ khi không còn những chiếc xe xuyên bang vội vã đến và vội vã đi… để lại lề đường một quãng trống huơ như nỗi lòng người gia chủ sau khi tiễn bà con về, con đi. Còn bao lâu nữa cho ông bà cụ, còn bao lâu nữa có người hàng xóm mới, dọn vào căn nhà cuối phố… để ngồi trông ông cụ-tôi bên đây ngõ hẹp lẩm cà lẩm cẩm như ông cụ ở căn nhà cuối phố năm nay đã quá già; đã có lần tôi trò chuyện với ông cụ và nghe ông kể, ông sinh ra nơi đây, lớn lên cùng với đàn chó săn của cha ông. Ông thích theo cha ông đi săn heo rừng, chèo xuồng đi câu cá trong đầm lầy và đi bắn vịt trời trên những cánh đồng sau mùa gặt lúa mì… Tôi nhớ ông thở dài - như chuyện mới hôm qua.

Tôi cũng thích theo cha tôi đi bắn cò trên những cánh đồng. Những hôm cha tôi rỗi việc quân, ông lái cái xe Vespa, chở tôi đứng trong lòng cha. Hai cha con rong ruổi theo đường hương lộ mà hai bên đường mênh mông những ruộng lúa bát ngát. Khi cha dừng xe, tắt máy xe, chống xe lên cho vững vàng, rồi gác cây súng săn lên yên xe… Sau cha con tôi là xe mấy chú lính đi hộ vệ, mấy chú sẽ lội ruộng để nhặt xác những con cò to như con vịt chân dài, cổ cao. Mấy chú đem về làm món nhậu. Cha tôi không thích ăn thịt cò nhưng mấy chú sẽ ép ông thầy cho được một đũa, một chai bia… để cha tôi chê bia lạt, không hợp món, thì cha tôi mở tủ rượu tây của cha để tặng mấy chú lính hết mình với cha một chai rượu ngon… Chuyện của tôi cũng như chuyện mới hôm qua của ông cụ ở căn nhà cuối phố. Nhưng cha ông đã theo Chúa gọi bình an, cha tôi theo vận nước đã lao xuống mồ; hệ lụy đàn con tứ tán nổi trôi. Con tôi ngày nào còn không chịu là người Việt vì niềm tin nó sinh ra ở Mỹ thì nó là người Mỹ. Cho tới một hôm ở đại học về nhà nghỉ lễ cuối năm. Giới thiệu với người bạn Mỹ cùng về nhà tôi nghỉ lễ vì người bạn trẻ không có gia đình để về. Con tôi nói với bạn: Tao là người Mỹ gốc Việt vì cha mẹ tao là người Việt. Chưa bao giờ tôi nhớ quê hơn lần nghe con mình nói nó là người Việt. Ôi những đứa trẻ hôm nào đã thành thanh niên, thiếu nữ. Tất bật đi về với cái xe riêng chứ không còn co ro ngoài cột đèn với gương mặt chưa tỉnh ngủ mà chờ xe bus học trò. Rồi chúng đi nhiều hơn về như con ông cụ ở căn nhà cuối phố. Cả năm mới thấy họ về thăm cha mẹ vào dịp lễ cuối năm; thì cũng cả năm con tôi mới ghé qua nhà để tặng quà Giáng sinh cho cha với nhiều hơn năm trước là những lời dặn dò bảo trọng sức khoẻ…

Thỉnh thoảng gặp vài đứa trẻ của hôm nào trong xóm cũng về nhà thăm cha mẹ chúng còn ở đây. Những người cha trẻ, mẹ trẻ, và mấy đứa trẻ con của họ giống tôi mươi năm trước ở nơi này. Những người trong xóm nhưng lớn tuổi hơn cả ông cụ thì đã vắng bóng. Nhà họ đồi chủ. Con cái họ không về đây nữa…

3.
Rồi sẽ đến một hôm hai cái xe Cadillac dán bảng For sale, ước mơ từ thuở thiếu thời của một đời người trên nước Mỹ sẽ khép lại lặng lẽ như cô cậu thanh niên lặng lẽ chui vào cái xe tàn khi còn trẻ để thực hiện ước mơ thành hiện thực… khi đã già. Căn nhà cuối phố sẽ cắm bảng: garage sale, estate sale, hay moving sale gì đó, rồi huose for sale... Mấy mươi năm chuyện gì đã diễn ra trong căn nhà ấy ở mãi trong những bức tường chờ người yêu thương nó nhất đã không còn nữa. Con gái của ông bà cụ sẽ về thu xếp lại một lần cho cha mẹ, cho cả bản thân cô sẽ không về căn nhà cuối phố này nữa… chỉ có những mùa thu vẫn về, lá vàng rơi nhẹ trên cỏ uá vì gió thu không giận giữ, sợ thổi bay cái áo khoác của bà cụ đã đắp hờ lên ngực ông cụ ngủ ngày. Mùa thu qua đây vẫn nhớ ông cụ người Việt tôi chứ, không biết khi ấy linh hồn tôi đã về quê cũ tắm sông, bắt dế, đá banh… hay còn lang thang đi tìm những mùa thu đã thất lạc trong đời, những mặt người còn mãi trong tôi…

Tiếng chim thiên di bay qua mùa thu, chở theo những linh hồn phiêu bạt…

Phan

Ý kiến bạn đọc
14/10/202221:08:22
Khách
bactrim cream uses <a href="https://bactrimsrc.com/ ">side effects bactrim toddlers</a> bactrim sciroppo ГЁ un antibiotico
14/10/202201:59:50
Khách
lyrica side effects reviews <a href="https://lyricasxt.com/ ">pregabalin davis pdf</a> pregabalin generic availability
14/10/202200:25:20
Khách
amitriptyline vs trazodone <a href="https://trazodonenui.com/ ">is trazodone good for anxiety</a> what is trazodone hcl
13/10/202207:36:07
Khách
gabapentin for k9 <a href="https://gabapentinsdf.com/ ">are neurontin and lyrica the same</a> does gabapentin help rls
13/10/202203:13:48
Khách
synthroid not enough symptoms <a href="https://synthroidthg.com/ ">how much weight did you lose on synthroid</a> synthroid dosage decrease
12/10/202209:08:49
Khách
cost of lyrica at walmart <a href="https://lyricaecf.com/ ">neurontin and lyrica</a> lyrica recreational dose
12/10/202204:15:32
Khách
metronide metronidazole tablets <a href="https://flagylztu.com/ ">flagyl online</a> teva metronidazole recall
11/10/202203:16:04
Khách
is furosemide sulfa based <a href="https://lasixujm.com/ ">furosemide normal dose</a> furosemide chemical structure
10/10/202220:39:24
Khách
bactrim antibiotic indications <a href="https://bactrimzeb.com/ ">allergic reactions from bactrim</a> bactrim ds for infection
10/10/202210:49:45
Khách
tamoxifen bodybuilders <a href="https://nolvadexolf.com/ ">nolvadex czy proviron</a> tamoxifen for the prevention of breast cancer
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,354,633
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) &amp; Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) &amp; Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Nhạc sĩ Cung Tiến