Hôm nay,  

Tiếng Nói Cử Tri: Chuyện Bó Đũa

17/08/202017:34:00(Xem: 14087)

Hồ Nguyễn
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt  2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.   

***

Truyện ngụ ngôn kể rằng: Một người cha cầm bó đũa đến đố các con:
- Ai bẻ được bó đũa này ông sẽ trọng thưởng.
Lần lượt bầy con tám đứa không ai bẻ gẫy được, cuối cùng chúng giao lại cho ông. Ông lấy ra từng chiếc và bẻ làm đôi một cách dẽ dàng.
Người Việt Nam có lẽ ai cũng biết và hiểu rõ ý nghĩa câu truyện này. Đoàn kết thì làm nên việc, chia rẽ thì bất cứ việc gì cũng không có kết quả.

Hơn 40 năm di dân Việt đến định cư ở Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ thấy có tổ chức nào chính thức quy tụ được đồng bào rộng khắp, để gây được tiếng vang với chính quyền và các sắc dân khác. Hầu hết các tổ chức chỉ có danh tính của một số các vị quan chức, sinh hoạt chỉ chừng mực, giới hạn trong một nhóm nào đó. Trừ các tổ chức cộng đồng tại mỗi thành phố, hoặc tiểu bang đại diện từng khu vực là có sinh hoạt tương đối hiệu qủa trong các dịp lễ tết cộng đồng.

Từ ngày TT Trump đắc cử, sự chia rẽ trong cộng đồng càng trầm trọng hơn. Người bênh kẻ chống ai cũng cho rằng: Chỉ có mình là đúng, đối phương hoàn toàn sai. Từ suy nghĩ cực đoan dẫn đến lời nói và hành động cũng mang vẻ thô bạo, hận thù không kém, những lời sỉ vả, lăng nhục, coi người không có chung quan điểm như kẻ thù...khiến mâu thuẫn càng sâu, càng nặng, xem ra khó có thể cứu vãn.

Tiếng Nói Cử Tri.

Có người nói: Chúng ta bàn luận về chính trường nước Mỹ như những anh mù đi xem voi, mỗi người rờ một chỗ rồi nhất quyết điều mình cảm giác được mới là đúng. Tôi là một trong những người mù đó. Tiếng nói cử tri là tâm tình hạn hẹp của tôi về một số khía cạnh đang xảy ra cho đất nước Hoa Kỳ, nơi tôi chọn và rất vinh dự được sống gần 40 năm qua. Nhìn về đất nước, tôi cũng rất yêu thương quê mẹ Việt Nam, và ước mong đóng góp công sức để đất nước được cường thịnh, dân tộc được tự do, ấm no, hạnh phúc. Những nhận định của tôi về những đề tài mà tôi nói đến như: Cơ cấu tổ chúc chính quyền không chắc đúng hết. Suy nghĩ về những sự việc xảy ra không chắc có cùng quan điểm hay vừa lòng mọi người. Tôi hoàn toàn tôn trọng những ý kiến khác biệt. Nếu muốn tranh luận, xin viết ý kiến của bạn, sửa sai những điều không đúng để tôi học hỏi. Nhưng làm ơn dùng ngôn từ hoà nhã lịch sự thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và giữ được tình bạn vững bền. Cám ơn bạn đọc.

CHÍNH QUYỀN VÀ CHÍNH TRỊ NƯỚC MỸ.

Ai cũng biết nước Mỹ theo thể chế dân chủ - tự do. Chính quyền được chia làm ba ngành rõ rệt:

- Lập Pháp: gồm Lưỡng viện Quốc hội: Thượng viện gồm 100 nghị sĩ đại diện cho vùng địa lý, nghĩa là 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang 2 người, dù to nhất như Alaska hay nhỏ nhất như Rhode Island. Nhiệm kỳ của các nghị sĩ là 6 năm, không giới hạn số năm tái cử, cứ 2 năm các tiểu bang đã được phân chia theo định kỳ bầu lại 1/3 số Thượng nghị sĩ. Hạ nghi viện có 435 dân biểu, đại diện cho mật độ dân số, vì vậy tiểu bang nào đông dân hơn thì có nhiều dân biểu hơn, như California đông dân nhất, có tới 53 dân biểu liên bang, Alaska ít dân số nhất nên chỉ có 1 dân biểu. Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 2 năm, cũng không giới hạn số năm tái cử.

- Hành Pháp: Hoa Kỳ theo chế độ Tổng Thống Chế, có nhiệm kỳ 4 năm, hiện tại mỗi Tổng thống được ngồi trong toà Bạch Ôc tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống được bầu theo thể thức cử tri đoàn thuộc 50 tiểu bang. Cử tri đoàn của mỗi tiểu bang là tổng số ghế của thượng nghị sĩ và dân biểu liên bang của tiểu bang đó cộng lại. Riêng Washington DC có thêm 4 phiếu cử tri đoàn.

Thí dụ: California có 53 Dân biểu với 2 Thượng nghị sĩ, như vậy khi bầu Tổng thống, California có 55 phiếu Cử tri đoàn. Trong khi Alaska chỉ có 1 Dân biểu và 2 Thượng nghị sĩ nên Alaska chỉ có 3 phiếu Cử tri đoàn. Tổng số phiếu Cử tri đoàn trong các cuộc bầu cử TT gần đây là: 435+100+4 = 539. Khi bầu cử Tổng thống, ứng cử viên nào thắng số phiếu phổ thông trong tiểu bang thì sẽ lấy hết số phiếu Cử tri đoàn của tiểu bang đó cho mình. Ai có được số phiếu Cử tri đoàn 270 là thắng cử trở thành TT kế tiếp trong tòa Bạch Ốc.

Sau khi đắc cử, Tổng thống, phó TT và những người lãnh đạo đảng sẽ tính toán, chọn lựa các nhân vật đầu ngành của chính quyền liên bang: như Bộ trưởng các bộ, Giám đốc các cơ quan tình báo...Sau đó các nhân vật được chọn này phải điều trần tại Thượng viện, để trả lời các câu hỏi cả công lẫn tư. Các vị này thường bị hỏi các câu hóc búa của đảng đối lập, nếu suông sẻ mới được chọn với số phiếu qúa bán tức 51 người. Sau đó mới tuyên thệ trung thành với hiến pháp, với quốc gia và lãnh nhận chức vụ đã được Tổng thống bổ nhiệm. Trong thời gian làm việc, giữa TT và các vị bộ trưởng được ông bổ nhiệm có thể có những bất đồng, mâu thuẫn. Tổng thống có quyền đuổi các vị này hoặc các vị này cũng có quyền từ chức.

- Tư Pháp: Là các Quan tòa, hệ thống toà án cầm cân nảy mực về hiến pháp để bảo đảm luật pháp được thi hành đúng đắn cho mọi cá nhân, tổ chức và các cấp chính quyền nữa.

Cao nhất của ngành này là Tối Cao Pháp Viện, gồm 9 vị quan toà, được Tổng thống đương chức bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Cũng giống như khi phê chuẩn các Bộ trưởng, nhưng phải có 60/100 Thượng nghị sĩ đồng ý thì mới được chấp thuận trở thành một trong chín vị Chánh án toà tối cao. Nhiệm kỳ của các vị Quan toà này là suốt đời, không ai có quyền cho họ nghỉ việc, trừ khi chính họ từ chức.

Cấp dưới của Tối cao pháp viện là Toà kháng án, Toà liên bang... Các Quan toà này vẫn do TT bổ nhiệm rồi Thượng viện phê chuẩn nhưng vì số lượng nhiều nên ít được công chúng quan tâm, theo dõi hơn.

Các cấp tiểu bang, thành phố, quận hạt...Đều có tòa án ở từng cấp. Nhưng cả Quan toà lẫn Công tố viên thường được dân bầu chứ không phải Hành pháp bổ nhiệm, rồi Thượng viện phê chuẩn như liên bang.

Theo nguyên tắc Hoa Kỳ có thể có nhiều đảng phái. Nhưng từ ngày chúng tôi nghe nói về nền chính trị ̣ Hoa Kỳ đến nay chỉ thấy hai đảng mạnh là Cộng Hoà và Dân Chủ thay nhau điều hành chính quyền mà thôi. Riêng đảng Xanh thấy có tên một vài lần xuất hiện trong các cuộc bầu cử cho có lệ, chưa bao giờ được chia sẻ quyền hành với hai đảng phía trên. Tuy nhiên trong Lưỡng viện quốc hội thì có một số dân cử độc lập đã từng được bầu chọn vào cơ quan này.

Đọc lại lịch sử Hoa Kỳ, hơn 80 năm đầu không có đảng Cộng Hoà, chỉ có đảng Dân Chủ-Cộng Hòa (tên một đảng), Fedarist, Whig và đảng Dân Chủ. Mãi đến năm 1860, lần đầu tiên đảng Cộng Hoà xuất hiện dưới thời TT. Abraham Lincoln. Rồi từ đó đến nay hai đảng chia quyền điều hành đất nước, tiểu bang, thanh phố hay quận hạt... không chỉ hành pháp mà cả Lập pháp và Tư pháp nữa. Xin tham khảo link phía dưới.
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_presidents_of_the_United_States 

Việc thay đổi quyền lãnh đạo tùy thuộc vào tình hình biến động của thế giới, nhu cầu của đất nước và quan trọng nhất, khả năng của các ứng cử viên về tài thao lược, cách tổ chức, vận động...làm sao thuyết phục được cử tri rằng: Ta mới là người của tình thế, ta mới đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước và chiến thắng quân thù. Cứ đảng này được chọn để lãnh đạo đất nước, thì đảng kia trở thành đối lập để kiểm soát. Nói nôm na là săm soi, để ý từng chút xem đảng cầm quyền có đi đúng hướng, làm đúng luật, và mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc không. Vì vậy hai đảng không ngừng tranh cãi về đủ mọi khía cạnh, và ít khi trên chính trường có không khí êm ả, từ liên bang đến địa phương.

Kết quả là nước Hoa Kỳ giàu mạnh nhất thế giới, tiếng nói của lãnh đạo Hoa Kỳ được cả thế giới theo dõi vì ảnh hưởng đến họ, đa số dân chúng sống ở khắp năm châu, bốn biển muốn được định cư, hoặc ít ra cũng được một lần viếng thăm xứ sở này. Bởi ai cũng muốn được sống trong một nước có tự do, dân chủ, mọi quyền lợi được luật pháp bảo vệ, nhân quyền được tôn trọng...

Từ ngày TT Donald J Trump có mặt trên chính trường Hoa Kỳ đến nay, đất nước có vẻ náo nhiệt hơn. Ngay khi vận động tranh cử, ông đã tuyên bố mạnh mẽ: Quốc nội thì sẽ làm sạch các đầm lầy ở Hoa Thịnh Đốn (ý nói là bộ máy rườm rà, lôi thôi không hiệu qủa của cơ cấu quyền lực liên bang), thay đổi các chính sách để phát triển kinh tế và đem việc làm về Hoa Kỳ. Về đối ngoại ông phê phán các tổ chức quốc tế lãng phí mà làm việc không đúng như chức năng phải có: Từ cơ quan Liên Hiệp Quốc đến Liên Minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, các hiệp ước kinh tế đã ký bởi các TT tiền nhiệm...Các chính sách và chương trình vận động của ông có vẻ thuyết phục và được dân chúng ủng hộ. Ông đắc cử để trở thành TT thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Từ ngày đắc cử ông đã nỗ lực, cố hoàn tất các lời hứa của ông với cử tri. Ông mạnh mẽ, cứng rắn với mọi đối tượng mà ông cho rằng đã cản đường, kể cả các đồng minh chính trị cùng đảng. Hay-dở thế nào chúng ta hãy chờ các nhà viết sử. Chính họ mới là những người có khả năng chuyên môn, có đủ phương tiện và trách nhiệm ghi nhận công lao hoặc phê phán, bình luận công- tội của các nhân vật lịch sử.

Chỉ một điểm nhỏ mà tôi cho rằng lối làm làm việc cứng rắn đã mang lại bất lợi cho cho ông. Đó là từ ngày ông nhậm chức Tổng Thống đến nay, ông đã tạo ra nhiều địch thủ, một phần trong đó có các cơ quan truyền thông soi mói phát đi các tin tức bất lợi cho ông nhiều hơn.

Tự do ngôn luận là một quyền rất lớn trong các thể chế chính trị Tự Do-Dân Chủ. Đặc biệt ở Hoa Kỳ sau tu chính án thứ I. Tự do ngôn luận rất được coi trọng. Các cơ quan truyền thông được coi như quyền lực thứ tư sau ba ngành chính: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Họ có quyền, có phương tiện và luật pháp bảo vệ để săm soi, tìm kiếm, phổ biến các thông tin hoạt động của đảng phái và các nhân vật chính trị, các cơ quan công quyền cho công chúng. Ông càng tỏ ra không thích, gọi họ là "fake news" càng bị họ bới lông tìm vết.

Thế thực sự họ có là fake news không? Ít ra cho đến lúc này là không. Bởi:

- Những cơ quan truyền thông lớn như: CNN, NBC, FOX NEWS, CBS, ABC...có một lượng khách xem rất đông đảo. Nhờ đó họ mới có nhiều thân chủ quảng cáo, có nhiều quảng cáo mới có tiền mướn các nhân viên không chỉ có tài năng mà còn có uy tín và được trả lương cao. Điển hình Anderson 360 của CNN 12 triệu usd/ năm, Wolf Plizer 5t, Erin Berret, Chris Cuommo, hay David Muir của ABC...ít nhất được trả từ 2,5 - 10 triệu/ năm. Mà khách hàng đâu có ngu dại để các đài này lừa gạt, phỉnh nịnh hoài. Những điều họ được truyền đạt phải có giá trị, đúng với khuynh hướng mà họ chờ mong mới tin và theo dõi hoài.

- Nếu các cơ quan truyền thông này dám đưa các thông tin không đúng sự thật (Fake News) về cá nhân TT, các nhân vật chính trị hay các cơ quan công quyền, những người này chịu để yên cho cho họ bêu riếu mình à? Họ sẽ kiện cho cho bể mặt, cúi đầu ấy chứ. Chuyện kiện tụng về tin giả, ép đội nón cối... rồi bị kiện, đã từng xảy ra trong cộng đồng người Việt chúng ta. Kẻ thắng người thua đã được các tòa án phân xử theo đúng trình tự luật pháp.

TT Trump đã làm được nhiều điều, cũng có thể không làm được một số việc bất kể vì lý do gì. Nhưng khi phát tin hoặc bình luận, các cơ quan truyền thông không thích chính sách của đảng CH không nói về điều tốt, điều tích cực. Họ chỉ nói về những điều tiêu cực, những mặt yếu kém của đảng phái hay các nhân vật chính trị. Nói chung là họ làm đúng luật nhưng bất lợi cho đảng cầm quyền. Không kiện được thì gọi là fake news cho hả giận. Ngược lại đài Fox News hay báo chí thiên về bảo thủ sẽ phổ biến những thông tin có lợi cho đảng CH và ỉm đi những điều bất lợi.

Thế Hoa Kỳ đã có công lý, công bằng chưa?
Theo nhận xét của tôi thì có, rất khá nữa. Với thể chế chính trị lưỡng đảng, có ba ngành của chính quyền để cân bằng quyền lực, kiểm soát lẫn nhau. Có luật pháp nghiêm minh... nhờ đó mà người dân không bị đè đầu, bóp cổ, đối xử bất công như những nước độc tài. Họ yên tâm học hành, sáng tạo, và chăm chỉ làm việc...Nên đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Đó cũng là lý do phần lớn nếu không nói là hầu hết chúng ta có mặt ở đây hôm nay.

Rất khá nhưng chưa thật sự hoàn hảo. Điển hình là Tối Cao Pháp Viện cơ quan quyền lực cao nhất diễn giải hiến pháp, cầm cân nẩy mực hệ thống pháp lý, mà còn chia đảng phái. Vì vậy khi diễn giải luật pháp, nhất định các vị quan toà này sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi quan điểm chính trị, tự do hay bảo thủ của mình rồi bầu chọn, quyết định theo đa số. Nói về điều này chỉ là một khía cạnh rất nhỏ thỉnh thoảng mới xảy ra. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chưa hoàn toàn, nhưng đã tốt đẹp, đáng sống lắm.

Tôi cho rằng chủ trương đường lối điều hành quốc gia của mỗi đảng có những điều hay, điều dở...Người dân chọn mặt gởi vàng, bầu cho những khuôn mặt nào mà mình thấy phù hợp với quan niệm sống của mình. Lằn ranh giữa xấu-tốt, đúng-sai trong chính trị rất mờ nhạt: Xấu với một nửa bên này lại tốt với gần nửa bên kia và ngược lại. Điều quan trọng là chúng ta có quyền suy nghĩ và chọn lựa người thích hợp nhất cho mình trong các cuộc bầu cử. Rồi các vị này phải làm việc ích quốc lợi dân, nếu không thì mấy năm sau chúng ta lại có quyền chọn người khác.
Việc gì phải toáy lên rồi chửi nhau như quân thù.


KỲ THỊ CHỦNG TỘC.

Thống kê dân số cho biết: Người da trắng chiếm khoảng +- 50%, Da đen + - 13%, phần còn lại khoảng trên, dưới 35% thuộc về các sắc dân khác: Á châu, thổ dân, các người nói tiếng Spanish như Mễ, Cuba, và miền nam Châu Mỹ.

Tôi không biết việc người da trắng qua Phi Châu mua người da đen về làm nô lệ cho họ từ bao giờ. Đọc lại lịch sử chỉ biết lờ mờ rằng: Khi Abraham Lincoln lên làm Tổng Thống, ông ủng hộ việc giải phóng chế độ nô lệ cho người da đen. Những người da trắng ở các tiểu bang miền Nam không đồng ý việc này, vì vậy cuộc nội chiến duy nhất của Hoa Kỳ mới xảy ra. Sau 4 năm chinh chiến, cuối cùng thì miền Nam thua trận, người da đen nô lệ được giải phóng. Cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh này là hàng trăm ngàn người chết, nhiều trăm ngàn người khác bị thương tật, tiêu hao bao nhiêu công của và chính vị Tổng thống ủng hộ và lãnh đạo cuộc giải phóng nô lệ cũng bị ám sát chết sau đó. Nhưng lịch sử đã ghi công trạng và coi ông là một trong số ít vị TT nổi tiếng nhất Hoa Kỳ.

Được giải phóng trên nguyên tắc nhưng người da đen vẫn bị coi như một công dân hạng hai, bị chèn ép và đối xử bất công trên nhiều phương diện. Luật lệ chưa đầy đủ và thực tế người da đen chưa bao giờ được đối xử bình đẳng. Cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của họ vẫn tiếp tục. Trăm năm sau, Tiến Sĩ Martin Luther King lãnh đạo những cuộc xuống đường biểu tình, cuộc vận động của ông được hàng triệu người bất kể da trắng hay màu trên khắp Hoa Kỳ ủng hộ. Nhưng có không ít các cuộc đàn áp xảy ra. Cuối cùng thì luật về quyền bình đẳng chi tiết mới ra đời và được áp dụng khá triệt để. Dù vậy Dr M. L. King cũng bị ám sát chết vào năm 1968. Lịch sử đã ghi nhận công trạng của ông và đặt tên ông trên những con đường khá lớn ở khắp các thành phố US, ngang với công trạng của các vĩ nhân khác của Hoa Kỳ.

Chưa hết, khoảng năm 1992 chuyện kỳ thị lại xảy ra cho một ông King khác. Mr. Rodney King cư dân Los Angeles vi phạm pháp luật, cảnh sát thổi tô huýt thì bỏ chạy. Mười bốn vị công lực da trắng rượt theo tóm được, trong đó có bốn vị dùng dùi cui đánh tới tấp hơn 50 lần vào tấm thân da màu của ông. Có người dân sống gần đó dùng máy quay phim tay quay được đem "bán" cho đài truyền hình KML.
Chuyện nổ lớn, bốn vị cảnh sát bị bắt truy tố, nhưng sau đó ra tòa, Bồi thẩm đoàn với đa số người da trắng không kết tội 4 vị cảnh sát này.

Cho rằng công lý chưa được thực thi, không đầy một ngày sau, cuộc xuống đường đốt phá, cướp bóc, giết người xảy ra khắp nơi, nhưng mạnh mẽ nhất là Los Angeles, California. Cuộc phá rối này kéo dài sáu ngày, làm 63 người chết, hơn 2300 người bị thương, tốn phí vật chất hàng vài tỉ USD. Lập tức công tố viên liên bang vào cuộc, truy tố 4 vị cảnh sát này lần nữa thì tình hình mới lắng dịu. Việc truy tố sau này ở toà án liên bang với bồi thẩm đoàn khác đã kết tội và bỏ tù hai vị cs, còn hai vị được tha. Năm 1994 một toà án dân sự khác đã xử và phạt thành phố Los Angeles tội để nhân viên vi phạm nhân quyền, buộc thành phố này phải bồi thường cho Rodney King 3.8 triệu USD.

Nhưng việc kỳ thị người da màu vẫn còn âm ỉ đâu đó, trong tâm trạng của một số ít người. Việc bắt bớ, đánh đập, đối xử bất công, thậm chí bị giết oan ức vẫn tồn tại với tỉ lệ khác biệt giữa hai màu da. Để chấn chỉnh điều này, những năm gần đây chính phủ có vẻ chú trọng hơn về việc một số cảnh sát qúa nặng tay với người da màu khi thi hành công vụ, nên nhiều thành phố có luật và chi tiền trang bị máy quay phim ghi lại hình ảnh các hoạt động của cảnh sát khi làm nhiệm vụ. Cùng lúc hầu hết người dùng phôn có bộ phận video trong đó, nên quay lại và phổ biến nhiều trường hợp cảnh sát hành động, hoặc ngay cả giết người da màu một cách không hợp lý.

Đối với chúng ta cộng đồng người Mỹ gốc Việt có tỷ lệ dân số rất khiêm tốn, (khoảng .006%) nhưng thỉnh thoảng cũng bị đối xử không công bằng, có những sự việc cảnh sát vô cớ vào nhà bắn chết người mà không có lý do chính đáng(?)

Điều này cho thấy, dù quyền bình đẳng đã được luật pháp bảo vệ, được đa số quần chúng tôn trọng, nhưng vẫn còn một số người mang dòng máu kỳ thị trong huyết quản. Bình thường họ có thể dấu diếm trong góc tối nào đó, khi có cơ hội thì bộc phát bằng hành động.

Phong trào Black Lives Matter (BLM) ra đời, tổ chức này quy tụ khá đông đảo các sắc dân, dĩ nhiên có rất nhiều da trắng tham dự. Mục tiêu là đấu tranh đòi hỏi được đối xử công bằng, chống đối việc cảnh sát phân biệt đối xử và dùng bạo lực qúa mức cần thiết với người da màu.


Nói về cảnh sát.

Như TT Trump nhận xét, 99% cảnh sát là những nhân viên công lực tốt lành. Họ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có vai trò rất quan trọng trong việc giữ an ninh, trật tự, bảo vệ cho công chúng. Chắc chắn hầu hết mọi người đều công nhận điều này và tất nhiên sẽ dành sự qúi mến, kính trọng và ủng hộ họ. Nhưng 1% lại đó mới là vấn đề. Hình ảnh 4 viên cảnh sát dùng dùi cui đánh túi bụi vào thân một người da đen, hay mới đây viên cảnh sát da trắng dùng đầu gối qùy lên cổ George Ploy, một người da đen tay bị còng hơn 8 phút, gây nên cái chết oan nghiệt của ông ta...Tôi cho rằng những hình ảnh đó trông rất phản cảm không thể chấp nhận được.


Sau đó các cơ quan luật pháp đã không tích cực làm ngay, làm hiệu qủa cho công lý được thực thi là lý do xã hội nói chung, hay những người liên quan bị áp bức phản ứng bằng những cuộc xuống đường biểu tình đòi công lý.

Tôi cho rằng những người đi biểu tình ôn hoà đòi hỏi được đối xử bình đẳng, công lý phải được thực thi một cách nghiêm túc là đúng đắn, được luật pháp bảo vệ.

Dĩ nhiên không ai chấp nhận việc lợi dụng cơ hội này để đập phá, cướp bóc hay tấn công người khác… mà nói chung là dùng bạo lực để phá rối trật tự công cộng. Những kẻ phá hoại này phải bị bắt và truy tố theo pháp luật.

Gán ghép cho tổ chức BLM chủ trương bạo lực rồi kỳ thị họ là không đúng bởi những lý do sau đây:

- Những cuộc xuống đường biểu tình không chỉ có người da đen, mà có đủ các sắc dân khác nhau. Cũng như vậy, những kẻ bạo lực, cướp bóc cũng không chỉ có người da đen, thậm chí có cả người Việt trong ấy.


- Không phải chỗ nào có người đi biểu tình cũng có bạo lực, rất nhiều nơi diễn ra trong ôn hòa. Điển hình ở thành phố Orlando nơi tôi sinh sống, những ngày cao điểm có hàng chục ngàn người xuống đường tuần hành, tay cầm bảng BLM, miệng hô vang những đòi hỏi cho công lý, công bằng mà đâu có bạo lực.

Cũng như đa phần công dân Mỹ sống bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật... thì có một số không hài lòng với cuộc sống họ đang có, nên tìm mọi cách, mọi cơ hội quậy phá gây bất ổn xã hội. Có thể họ được tổ chức, hoặc hành động tự phát, xin dẫn chứng vài thí dụ:

- Antifa: là chữ TT Trump dùng cho nhóm cực hữu. Nguyên chữ có nghĩa là chống phát xít (Đức) nhưng thực tế nhóm này kết nối những phần tử ngấm ngầm chống đối chính quyền, lợi dụng cơ hội để ra tay phá hoại.

- Những người ích kỷ, tham lam, lười biếng và mê muội...Có cơ hội là gây thêm bất ổn để thỏa mãn thú tính của họ.

Như trên đã nói không ai chấp nhận bạo lực hay phá rối. Nhưng tôi nghĩ đây là cái giá mà xã hội phải trả cho những bất công còn tồn đọng trong đất nước chúng ta. Xin chia sẻ với đất nước nói chung và những người không may bị bách hại trong cuộc bất ổn này.

Tổng Thống Obama.


Xin phép chị Thanh Mai để trích đoạn bài viết về TT Obama trên FB của chị:

(Trích)
Có người bạn gởi cho một bài viết của một người Mỹ tên Teri Cater. Link https://tericarter.wordpress.com/2017/07/10/8-years-of-suffering-under-obama/

Đọc thấy quá đúng và quá hay, tôi dịch lại để ai không biết tiếng Anh có thể hiểu được - ̣GTP)
Cái câu mà tôi nghe nhiều nhất từ những người bạn bảo thủ theo đảng Cộng Hòa là kể từ sau khi ông Trump lên làm tổng thống: "Chúng tôi đã phải chịu đựng 8 năm trời đau khổ dưới thời Barack Obama".
Để cho được công bằng, hãy cùng phân tích xem cái nhé.
Ngày ông Obama nhậm chức, chỉ số Dow Jones của Thị Trường Chứng Khoán ở Hoa Kỳ đóng cửa ở mức 7,949 điểm. Tám năm sau đó, khi ông ta hết nhiệm kỳ, để lại cho Donald Trump vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, thì chỉ số Dow Jones nằm ở mức 19,827 tăng gần gấp ba.
Hai hãng sản xuất xe hơi lớn ở Mỹ là General Motors và Chrysler đang trên bờ vực phá sản, và hãng xe Ford đang trên đường đến điểm phá sản cũng không xa. Cái thất bại thấy rõ trước mắt của 3 hãng sản xuất xe hơi lớn này ở Mỹ, cùng với những công ty con chịu trách nhiệm cung cấp đồ phụ tùng, đồng nghĩa với việc sẽ mất hàng triệu việc làm. Ông Obama đã ký một gói tài trợ cứu nguy trị giá 80 tỷ đô la, lúc đó ký kết này đã gây ra nhiều tranh cãi, để cứu ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Việc làm thực tiễn chứ không như cái Tax Cut 1.5 ngàn tỷ khổng lồ nhưng lại chỉ đi kèm với hứa hẹn suông. Sau hai năm thì cái kết quả đã ra sao, ai cũng có thể thấy rất rõ.
Ngành công nghiệp sản xuất xe hơi của Mỹ sau đó đã thoát nạn và sống sót. Không bao lâu sau, các công ty này bắt đầu kiếm tiền trở lại và toàn bộ số tiền 80 tỷ đô la đã được họ trả lại cả vốn lẫn lời.
Mặc dù đất nước Hoa Kỳ của chúng ta vẫn dễ có nguy cơ bị khủng bố tấn công, nhưng suốt thời gian 8 năm kể từ ngày lên chức tổng thống đến ngày hết nhiệm kỳ của Obama, không hề có bất kỳ tổ chức khủng bố của nước ngoài nào thực hiện thành công một cuộc tấn công giết người hàng loạt, cho dù chỉ một.
Chính tay Obama ra lệnh đột kích giết chết trùm khủng bố Osama Bin Laden.
Ông cũng là người ra lệnh giảm bớt quân đội ở Iraq và Afghanistan từ con số 180 ngàn xuống chỉ còn 15 ngàn.
Cũng chính ông Obama là người gia tăng tài trợ cho Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ. Ông ta đã khởi động một chương trình có tên là Những Cánh Cửa Rộng Mở (Opening Doors), để nhờ chương trình này mà từ năm 2010 đến năm 2016 con số cựu chiến binh vô gia cư ở Mỹ đã giảm hơn 47%.
Ông đã lập kỷ lục tăng trưởng công ăn việc làm cho ngành sản xuất trong suốt thời kỳ 73 tháng liên tục.
Do các chính sách điều tiết và hạn chế việc phá hoại môi trường của Obama, mà việc phát thải khí nhà kính giảm 12%, sản xuất năng lượng tái tạo tăng hơn gấp đôi và sự phụ thuộc của người Mỹ vào dầu mỏ nước ngoài đã giảm đi phân nửa.
Ông Obama đã ký Đạo Luật Lilly Ledbetter, giúp phụ nữ dễ dàng kiện các công ty về sự bất công khác biệt trong vấn đề trả lương của phái nữ so với nam giới.
Đạo luật Omnibus Public Lands Management Act của Obama đã biến hơn 2 triệu mẫu Anh đất hoang thành các khu vực bảo tồn thiên nhiên, ở đó tạo ra hàng ngàn dặm đường mòn và bảo vệ hơn 1.000 dặm sông ngòi.
Ông ta đã giảm tiền thâm hụt của liên bang từ 9.8% so với chỉ số GDP của năm 2009 trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng xuống còn 3.2% vào cuối năm 2016 trong thời kỳ kinh tế phát triển.
Riêng về sự bất công trong giá cả chúng ta dường như đã quên rằng, trước khi có ACA do Obama chủ xướng thì bất cứ ai cũng có thể bị từ chối Bảo Hiểm Y Tế nếu đã có tiền bịnh và cha mẹ không thể mua Bảo Hiểm Y Tế cho con cái mình đến 26 tuổi như hiện nay.
Obama đã phê duyệt chi phí để sửa chữa và xây dựng lại những con đập nước ở New Orleans lên đến 14.5 tỷ đô la.
Điều đặc biệt là, ông Obama đã thực hiện tất cả những điều kể trên trong khi Chủ Tịch Thượng Viện Cộng Hòa nắm đa số dưới tay Mitch McConnell, người đã tuyên bố trước dân chúng Hoa Kỳ rằng: “Nhiệm Vụ Duy Nhất Của Ông Ta Là Làm Mọi Thứ, Chỉ Với Mục Đích Duy Nhất là Ngăn Chặn và Cản Trở Bất Cứ Điều Gì Tổng Thống Obama Cố Gắng Thực Hiện”.
Mặc dù ông Obama đã thất bại trong chiến dịch cam kết đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo, thế nhưng ông ta đã giảm số tù nhân ở đó từ 242 xuống còn 50.
Ông Obama cũng mở rộng việc tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc phôi, nhằm hỗ trợ các công trình nghiên cứu để điều trị cho bịnh chấn thương cột sống và ung thư.
Ông Obama cũng ký những đạo luật bắt các công ty thẻ tín dụng phải thông báo trước cũng như làm minh bạch các loại phụ phí đến người tiêu dùng và việc tăng lãi suất.
Năm nào cũng thế, Obama đã tổ chức một bữa tiệc mừng ngày Lễ Độc Lập mồng 4 tháng 7 cho các gia đình quân nhân. Ông ta bế em bé, chơi đùa với trẻ em, phục vụ trong các buổi tiệc và trong gia đình, thì ông ta bắt tiếng hát chúc mừng sinh nhật cho cô con gái Malia, sinh đúng vào ngày 4 tháng 7.
Chi tiêu phúc lợi từ chính phủ giảm mạnh, cứ 100 gia đình nghèo, thì trong thời Obama, chỉ còn 24 người nhận hỗ trợ tiền mặt từ chính phủ, so với 64 trong năm 1996.
Obama gởi lời an ủi tới các gia đình và các cộng đồng dân chúng sau hơn một chục vụ xả súng giết người hàng loạt ở nhiều nơi trên đất Mỹ trong thời gian làm tổng thống. Sau vụ Sandy Hook, ông ta tuyên bố: “Phần lớn những người chết hôm nay là trẻ em, những đứa trẻ nhỏ xinh đẹp trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi.” Tuy nhiên, ông ta không bao giờ tước đoạt đi bất cứ súng của ai trong dân chúng.
Ông Obama cũng là vị tổng thống đầu tiên kể từ thời cố tổng thống Eisenhower, phục vụ hết trọn hai nhiệm kỳ của mình mà không hề có bất kỳ một vụ bê bối liên quan đến cá nhân hoặc trong lãnh vực chính trị.
Ông được trao giải Nobel Hòa Bình. (Đó cũng là niềm mơ ước chưa đạt được của TT Donald Trump - Phần phụ ghi) 🙂
Tổng Thống Obama không phải là người hoàn hảo, vì không có người đàn ông cũng như không có một tổng thống nào hoàn hảo bao giờ. Cho dù người ta có thể không đồng ý với tư tưởng cũng như phương sách chính trị của ông ta, nhưng nếu một ai đó phải than phiền là chúng ta phải chịu đau khổ trong 8 năm tổng thống của Obama, thì tôi có một điều ước này là:
ƯỚC GÌ CHÚNG TA CÓ THỂ MAY MẮN ĐẾN MỨC PHẢI CHỊU ĐỰNG THÊM 8 LẦN 8 NĂM NHƯ VẬY NỮA .
(Hết trích)

++++

Với cộng đồng người Việt. Năm 2016, TT Obama có cuộc hội nghị quốc tế và kết hợp thăm viếng Việt Nam. Hình ảnh cả trăm ngàn người Việt chen chúc hai bên đường vẫy cờ chào đón ông mang ý nghĩa của sự tôn trọng, cảm mến cá nhân ông và cả đất nước Hoa Kỳ mà ông là đại diện. Ông có cuộc nói chuyện với tuổi trẻ VN về lòng can đảm và sự dấn thân, bài nói ấy truyền cảm hứng cho thế hệ những người Việt Nam hôm nay, nó cũng thể hiện tấm lòng của ông với đất nước, dân tộc Việt Nam. TT Obama cũng ký thành luật Magnitsky Art để lên án hành vi vi phạm nhân quyền trên thế giới, các hình thức chế tài những người vi phạm, trong đó có nhà cầm quyền Việt Nam.

Vài năm trở lại đây bà Michelle Obama đến viếng thăm Việt Nam để thúc đẩy việc quan tâm đến giáo dục cho các trẻ em gái (Michelle Obama visits Việt Nam to promote for education for young girl). Điều này này nói lên tấm lòng của họ với quê hương chúng ta.

Tôi không thấy có lý do gì để một số người Việt dè bỉu về vị TT da màu độc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ này.

++++

Tôi nói vậy là bởi gần đây trên mạng xã hội đưa một tấm hình giả (bị ai đó photoshop), TT Obama cúi rạp mình trước ông đạo Khomeini của Iran, rồi dùng đủ loại ngôn ngữ đê tiện để nhục mạ, phỉ báng ông. Có người đem gia đình ông ra so sánh với kẻ nọ người kia? Thậm chí có cả những người bên Việt Nam chuyển tin TT Obama là Antifa, khuyến khích bạo động làm xáo trộn nước Mỹ... Chúng tôi xin có vài ý kiến như sau:

- TT Obama xuất thân từ một gia đình bình dân, cha là một sinh viên du học da đen, mẹ da trắng. Sau khi cha mẹ li dị ông theo mẹ và lưu lạc khắp nơi. Ông cũng được ông bà ngoại thương yêu, nâng đỡ...Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông thành công trong việc học để trở thành Giáo sư luật học. Sự hiểu biết và tài hùng biện khiến ông được đảng DC đề cử và người dân đã bầu chọn cho ông để trở thành TT Hoa Kỳ.

Với tôi, ông là tấm gương cho những bạn trẻ cố gắng phấn đấu mới mong thành công, đừng ngồi chờ sung rụng ngay miệng. Đem gia đình ông so sánh với bất kỳ ai đó là một sự khập khiễng thiếu hiểu biết không công bằng. Cho đến giờ phút này cả hai ông bà chưa có điều tiếng gì về đạo đức, hai cô con gái còn qúa nhỏ, thời gian còn dài để biết được sự thành công hay thất bại của họ trong tương lai. Hãy coi tấm gương của ông để nỗ lực cho bản thân, hoặc giáo dục cho con cháu hãy cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, để thành công giống như ông vậy.

- Phổ biến hình ảnh, thông tin giả chỉ là một trò mèo chính trị. Thương cho những ai không biết rõ nguồn tin rồi tiếp tay phổ biến nhằm bôi nhọ, sỉ nhục vị Tổng thống đã được công dân Mỹ chọn lãnh đạo đất nước tới hai nhiệm kỳ. Tôi cho rằng những người cố ý tạo ra những hình ảnh giả này là thiếu đạo đức, nhân cách sống. Tôi dám cá 100/1 tấm hình TT Obama cúi đầu trước ông đạo Iran là giả, bời trong suốt hai nhiệm kỳ TT Obama chưa bao giờ đến Iran, còn ông đạo không bao giờ rời khỏi đất nước ấy, làm sao có tấm hình chụp chung được?

- Xin nhắn gởi đến bà con bên VN. Yêu ghét một người là quyền của qúi vị, nhưng trước khi chuyển tải, phổ biến những thông tin liên quan đến danh dự của một con người, nên tìm tòi nguồn tin xem có đáng tin cậy không? Đem những thông tin giả trá, không xác thực của một vài cá nhân có thiên kiến chính trị phổ biến là thiếu sự công bằng, thiếu trách nhiệm.

- Tỉ lệ cử tri gốc Việt không có tác dụng làm thay đổi kết quả chính trường liên bang Mỹ. Thí dụ Cali hay NY sẽ mãi mãi thuộc về đảng DC. TX sẽ thuộc đảng CH trong nhiều năm tới. Quyền tự do của mỗi người về việc chọn lựa đảng phái chính tri. Nhưng với tỉ lệ rất khiêm tốn chúng ta có cần tranh đấu, coi nhau như kẻ thù, rồi nặng lời đến nỗi làm mất đi hoà khí với những người thân không?

- Tôi cũng cố tìm hiểu xem tại sao có một số người việt tỏ ra thù ghét người da đen? Để có được sự bình đẳng ít nhất về mặt lý thuyết như hôm nay, và chúng ta cũng là những người da màu thiểu số được hưởng chung những quyền lợi đó. Có bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa của những người da đen đã đổ ra qua hàng thế kỷ tranh đấu. Nếu không có những công lao ấy, thử hỏi chúng ta có được sống với đầy đủ quyền lợi, bình đẳng như hôm nay. Nếu không có được sự biết ơn thì it ra cũng không coi họ là kẻ thù với sự khích bác, khinh miệt mới đúng đạo nghĩa làm người chứ.

Truyền Thông.

Hiện nay thế giới chúng ta đang sống, theo tôi có hai loại truyền thông: Aỏ và thực.

Thực là các đài truyền hình, các cơ quan báo chí có tên dù nổi tiếng hay không. Nhưng có cơ sở vật chất, có trụ sở để liên lạc, có giấy phép để hoạt động. Các cơ sở truyền thông này phải chịu trách nhiệm pháp lý về tin tức, bình luận mà họ phổ biến. Họ cũng chịu trách nhiệm về độ khả tín với cộng đồng, càng đa dạng, trung thực càng đáng tin cậy và được nhiều người theo dõi. Có nhiều người theo dõi mới thu được nhiều quảng cáo, mới có nhiều tiền...Sau khi trả tiền cho nhân viên, phần còn lại thì chủ nhân bỏ túi làm giàu.

Mỗi cơ quan truyền thông đều có lý tưởng, mục đích, cách chuyển tải thông tin... và hấp dẫn một số người cùng quan niệm sống, phù hợp với nội dung mà cơ quan truyền thông ấy đưa đến. Họ không nhất thiết phải đưa các thông tin không phù hợp với đường lối mà người chủ và khách hàng mong muốn. Miễn sao những thông tin ấy phải trung thực, không ngụy tạo. Nói vậy bởi trên mạng có nhiều người cứ đưa các thông tin, hình ảnh hoặc video clip...rồi đặt câu hỏi: Tại sao những cái như vầy không thấy đài nào đưa lên? Ơ hay, không có truyền thông đưa, sao các vị ấy ấy có được thông tin này để phổ biến? Tại sao ép buộc Fox News hay CNN phổ biến những điều mà khách hàng của họ không thích.

Tóm lại tôi tin những cơ quan truyền thông có tư cách pháp nhân từ bao năm nay, cả Việt lẫn Mỹ. Những tin tức của họ phổ biến là khả tín, đưa các thông tin sai sự thật vừa mất uy tín, vừa có khi bị kiện, sẽ lôi thôi và tốn tiền...Chỉ những người chủ quan, ngạo mạn, ngu dại và mưu cầu ích lợi trong đoản kỳ mới làm như vậy.


Từ ngày có mạng internet và Facebook thì truyền thông ảo xuất hiện và hoạt động mỗi ngày mỗi náo nhiệt hơn. Sáng ra mở computer lên, chỉ cần bấm vào FB là có đủ loại thông tin của cả người quen lẫn không quen. Các quảng cáo về nhu cầu mà mình đang cần sẽ xuất hiện ngay trên màn ảnh. Thời đại kỹ thuật số, các cơ quan chủ quản họ có gài bộ nhớ đâu đó trong tài khoản của mình. Chỉ vài cái click là họ biết mình muốn gì và đưa quảng cáo của các nhà cung cấp đến ngay, thí dụ:

- Hôm qua bạn vô Google tìm dealer mua xe Toyota, sáng nay các hãng xe trong khu vực sẽ gửi ào ào các mẫu xe ấy đến trang nhà của bạn.

- Hôm qua bạn tìm kiếm chỗ bán bảo hiểm xe-nhà, hoặc vé máy bay, vé tàu đi du lịch...Hôm nay màn hình sẽ xuất hiện đầy các quảng cáo mà bạn đang có nhu cầu v.v.

Chúng ta cũng nhận được các Youtube về đủ loại thời sự: Chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, từ thiện ... Trên FB công cộng chưa đủ, còn gửi thêm trong tin nhắn riêng tư nữa. Thú thật tôi không mở các loại link hay video không rõ nguồn gốc vì sợ bị hacker dụ dỗ. Chuyển tải các loại thông tin không có gì sai khi chia sẻ những thông tin hữu ích và mình biết rõ nguồn. Nguồn đây là thông tin ấy đến từ đâu, kẻ đưa thông tin có tư cách pháp nhân, uy tín để chịu trách nhiệm về nguồn tin của mình. Nhất là những thông tin với mục đích chính trị, yêu ghét...rồi sỉ nhục, lăng mạ, chụp mũ người khác....

Ngoại trừ các quảng cáo được các ông chủ của các cơ quan truyền thông như: Face Book, Google, Aol, Yahoo...gửi đến, phần còn lại tôi tạm chia ra thành các thể loại như sau:

- Những chia sẻ với nhau của nhóm bạn hữu. Trong đó bao gồm cả video clip, thơ- văn- truyện kể, sinh hoạt yêu thích hàng ngày...Loại này đa dạng và được nhiều người hưởng ứng.

- Những u-tube được sản xuất với mục đích kiếm lợi ích. Phục vụ nhu cầu giới thưởng ngoạn, càng có nhiều người theo dõi thì càng có lợi nhuận cao. Bởi nhà cung cấp dịch vụ sẽ lồng vào đó các quảng cáo cho các thân chủ của họ để thu lợi, có nguồn thu ấy họ sẽ trả công cho người làm video. Thí dụ: Câu cá, săn rắn, billiard ba băng...có vài ba chục ngàn người theo dõi, nhờ có lợi nhuận người ta mới bỏ công quay phục vụ khách hàng, những video loại này rất cần "like" để chứng minh sự thành công của mình.

- Loại video clip nói về thời sự, bình luận chính trị của những người có và chưa có danh. Loại này khá phổ biến và được khá nhiều người cùng quan điểm chính trị theo dõi.

- Các loại báo chí có tên rất kêu như: Tin Nước Mỹ, Tin 24 Giờ, Người Việt Hải Ngoại (chữ Người Việt có hình dáng giống hệt tờ Nhật Báo Người Việt ở Ca.)...Những loại báo ảo này không biết ở đâu? Vì không có điạ chỉ toà soạn, số phôn, ban biên tập...Về hình thức cũng giống như các trang báo khác, nội dung bình thường cũng như vậy đa số nói về các sinh hoạt của người Việt khắp nơi, nhưng bất thường ở chỗ lâu lâu đưa các tin giả như: Một tiệm Nail bị Mỹ Đen hãm hiếp; Một gia đình người Việt bị tấn công và cướp của...Vài ngày sau lại đưa tin: Cảnh sát bắt và toà xử tử hình tội phạm v.v. Nhóm báo ảo này rất biết khai thác các đề tài mà cộng đồng Người Việt Quốc Gia đang quan tâm theo dõi như: Phong trào Black Life Matter; cuộc bầu cử Tổng Thống; các đảng phái chính trị... Họ làm vậy với mục đích gì?

Tôi không dám chắc là tất cả, nhưng phần lớn các loại báo này có xuất xứ từ trong nước. Như chúng ta đã biết, nhà cầm quyền Việt Nam có cả một chương trình to lớn và lâu dài bằng nghị quyết 36 để đánh phá Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia. Những tờ báo ảo này là một trong những võ khí nhằm khai thác những mâu thuẫn và chia rẽ người Việt Hải Ngoại. Đưa thông tin giả và đưa thêm các nhân tố kích động sự mâu thuẫn bằng đủ loại ngôn từ hạ cấp. Càng làm cho cộng động chia rẽ, họ càng có lợi.

Tôi kêu gọi mọi người cần tỉnh táo và cẩn trọng khi đọc và chuyển tải các thông tin tưởng vô hại nhưng trúng mưu sâu kế hiểm của kẻ thù, càng làm chia rẽ cộng đồng thị họ càng có lợi. Bởi có đoàn kết mới tạo được sức mạnh, đã chia rẽ trầm trọng rồi thì còn đâu tâm - lực để đấu tranh chống lại độc tài Cộng Sản cho quê nhà.

Covid-19.

Mỗi ngày trung bình nước Mỹ có khoảng 10 ngàn người chết về bất cứ lý do gì. Bởi trăm năm sau này thì 330 triệu công dân hiện đang sống còn được mấy người.

Trong 5 tháng "con cúm tàu" xuất hiện, số người tử vong vì nó đếm được 160 ngàn, tức khoảng 10% số người chết bình thường. Nếu tính tỉ lệ tử vong trong số người nhiễm bịnh cũng chỉ khoảng 3%.

Nguyên nhân làm cho xã hội hoảng loạn hoặc it nhất là lo âu là bởi chưa có thuốc chủng ngừa, hay thuốc đặc trị chữa các con cúm tàu này.

Tôi cho rằng chính phủ vì chủ quan đã không có biện pháp phòng ngừa thích đáng thời gian đầu, để nó du nhập vào và phát triển nhanh chóng vào Hoa Kỳ. Đến khi có những biện pháp, kế hoạch cụ thể thì hơi muộn. Nói vậy bởi dân số Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 5% dân số thế giới mà cho đến nay chiếm tởi khoảng 25% số ca nhiễm bịnh. Mặt khác, trong khi thế giới đã giảm thiểu nhiều thì tại Hoa Kỳ số ca nhiễm lại tăng cao đến chóng mặt trong những ngày đầu tháng Tám.

Tôi ủng hộ việc đề phòng và các phương cách chữa trị do FDA, CDC đưa ra, bởi các cơ quan này được chính phủ bổ nhiệm, họ vừa có khả năng, vừa có trách nhiệm với đất nước, với pháp luật khi đưa ra các tuyên bố liên quan. Tôi không tin vào lời tuyên bố của một nhóm nào đó, dù là bác sĩ chăng nữa cũng không có thẩm quyền đưa ra những quyết định quan trọng như vậy. Bởi bác sĩ cũng có nhiều hạng mục. Một vị bác sĩ gia đình không thể làm thay các các bác sĩ chuyên khoa. Một bác sĩ dùng sai thuốc có thể làm mất mạng mấy người, nhưng cơ quan CDC hoặc FDA cho phép dùng sai một loại thuốc có thể làm mất mạng rất nhiều người.

Dù cúm tàu là có thật và nguy hiểm cũng như rất khó chịu khi có nó trong người. Nhưng tôi vẫn ủng hộ việc Tổng thống Trump quyết định và thúc đẩy việc mở cửa và đưa các sinh hoạt của đất nước trở lại bình thường. Bởi vài lý do sau đây:

- Cúm tàu cũng giống như các loại cúm khác, không qúa nguy hiểm như nhiều người suy nghĩ ban đầu. Nếu biết và tuân theo cách phòng ngừa của các nhà khoa học thì chưa chắc đã bị bệnh, lỡ có bị bịnh thì chưa chắc đã chết bởi tỉ lệ tử vong rất thấp.

- Tiếp tục đóng cửa sẽ ảnh hưởng lớn lao đến nền kinh tế. Sản xuất, dịch vụ, thương mại và tiêu dùng của đất nước. Từ đó, nếu so sánh việc chết về dịch bịnh với cái chết vì đóng cửa thì cái chết sau nguy hiểm hơn nhiều. Có câu: Giữa hai điều tệ, hãy chọn cái ít tệ hơn, đó là mở cửa cửa cho các ngành trở lại sinh hoạt bình thường.

Dĩ nhiên cùng lúc phải áp dụng triệt để các phương pháp phòng ngừa của các cơ quan thẩm quyền đưa ra như: Mang mặt nạ khi ra ngoài, giữ khoảng cách theo qui định và luôn rửa tay ... để giảm thiểu tối đa để dịch bệnh lây lan.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
26/08/202017:26:30
Khách
Chuyện hiếm!

Hiếm thấy ai bị thiên hạ thi nhau nguyền rủa như tên vô lại Lê Như Đức này.

Nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ. Chuyện bẩn thỉu gì cũng dám làm!

Lại còn cứ... Ẻo à ẻo ợt, lẻo nhẻo mè nheo hết người này đến người kia không làm mọi người tởm lợm mới là lạ.

“Toang”!

🤓
26/08/202013:34:26
Khách
Cho LND, một tên đã vàng mũi tẹt mà kỳ thị Mỹ đen. Có học mà không có tư cách. Con người ấu trĩ, không có chiều sâu mà thích chỉ trích dạy đời người khác, Đánh vần tiếp để động não nhé. Hy vọng sau lần này nên còn có một chút tự trọng, im miệng cho sạch sẽ nhà cửa.

(Chuyển về)

. Stt của Song Chi

Đây là một trong số những người Việt có đầu óc kỳ thị chủng tộc bẩn thỉu, mở miệng ra là người ta biết ngay mình thuộc loại gì. Với tất cả những loại này, block ngay và luôn.

Không ai muốn nhắc lại nghề nghiệp trong quá khứ của bà Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, chuyện bà từ một nước cộng sản cũ đến Mỹ làm việc chui với visa du lịch, sau đó có được việc làm người mẫu ảnh nude, ảnh khiêu dâm nên được ở lại Mỹ theo thị thực H-1B, nhưng rồi đã nộp đơn xin quyền thường trú nhân theo chương trình EB-1 (một chương trình được thiết kế cho những người có "khả năng phi thường." ("extraordinary abilities") và không biết bằng cách nào lại được; sau khi ở lại Mỹ một thời gian thì nhanh chóng kết hôn với tỷ phú Donald Trump lớn hơn mình 24 tuổi - con đường tìm cách ở lại Mỹ và quá trình tiến thân đó khá là phổ biến với bao nhiêu người, và nghĩ cho cùng cũng là bình thường. Ai cũng có quyền tìm kiếm cuộc sống tốt hơn cho mình.

Nếu có nói là nói đến chuyện Melania chỉ mới học xong 1 năm đại học ngành kiến trúc và thiết kế (architecture and design) tại University of Ljubljana rồi bỏ nhưng trên trang web cá nhân từng ghi đã tốt nghiệp đại học, sau đó khi dư luận đặt câu hỏi về chuyện này thì bà đã xóa đi; hay chuyện vào tháng 1 năm 2018, The Wall Street Journal báo cáo rằng trong khoảng thời gian ba tháng khi Melania sống ở New York vào năm 2017, bà đã thực hiện các chuyến bay bằng chiếc Air Force jet giữa Thành phố New York, Florida và Washington với chi phí hơn 675.000 đô la cho người nộp thuế. So sánh, chi phí du lịch một mình của cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama trung bình khoảng 350.000 đô la một năm.

Hay chuyện bà mấy lần bị mang tiếng “đạo văn”: Lần thứ nhất, vào ngày 18.7.2016, bà đã có bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc năm 2016 của Đảng Cộng hòa (2016 Republican National Convention). Bài phát biểu có một đoạn gần giống với một đoạn trong bài phát biểu của Michelle Obama tại Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ năm 2008 (2008 Democratic National Convention). Khi được hỏi về bài phát biểu, Melania nói rằng bà đã tự viết bài phát biểu "với sự trợ giúp ít nhất có thể." Hai ngày sau, nhà văn Meredith McIver, nhân viên của Trump, người viết bài phát biểu, đã nhận trách nhiệm và xin lỗi về "sự nhầm lẫn".

Melania một lần nữa bị buộc tội đạo văn các bài phát biểu của Michelle Obama khi, trong khuôn khổ chiến dịch "Be Best" vào năm 2018, bà đã có một bài phát biểu gần giống với những nhận xét của Michelle Obama vào năm 2016, và cũng đã phát hành một tập sách được quảng cáo là đã được viết "Bởi Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC)", nhưng nó gần giống với một tài liệu được FTC chuẩn bị
và do chính quyền Obama xuất bản năm 2014 v.v…

Những chuyện này thật ra rất nhỏ, chả là cái gì, nếu so với hàng đống vụ bê bối của Donald Trump. Bởi vì khác hẳn với chồng, Melania ý thức được khi trở thành Đệ nhất phu nhân nước Mỹ thì báo chí dư luận sẽ theo dõi mình từng giây từng phút, nên bà giữ một cuộc sống khép kín nhất có thể.

Nhắc lại tất cả những điều này chỉ để nói rằng so sánh giữa Melania Trump và Michelle Obama là một sự so sánh hết sức khập khiễng, từ trình độ, kiến thức, toàn bộ cuộc đời, quá trình tiến thân…Nhưng vì có những người Việt chỉ ngưỡng mộ cái bề ngoài mà không nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ bên trong của người khác, lại buông những lời có tính chất phân biệt chủng tộc nặng nề với Michelle Obama chỉ vì màu da của bà và vì bà không đẹp theo cái nhìn của họ, nên buộc lòng phải nhắc lại mà thôi.
https://www.facebook.com/groups/1565893013464049/permalink/3164886220231379/
26/08/202008:12:10
Khách
Độc Giả Lê Như Đức:
Trich:Cảnh sát Mỹ đánh Rodney chứ không phải cảnh sát Đại Hàn đánh thì tại sao người da đen lại đốt phá và cướp bóc các cửa hàng của người Đại Hàn ở LOS? Nhưng tôi nghĩ đây là cái giá mà xã hội phải trả cho những bất công còn tồn đọng trong đất nước chúng ta"
“Cái giá mà xã hội phải trả”. Ý tác giả muốn nói xã hội Mỹ còn quá nhiều “bất công còn tồn đọng”? Hãy chỉ cho tôi xã hội nào không có bất công? Xã Hội Chủ Nghĩa hay Xã Hội Cộng Sản? Thời Obama có bất công và có kỳ thị không.
Nguyên văn câu trả lời tôi trích trong bài viết là: "Như trên đã nói không ai chấp nhận bạo lực hay phá rối. Nhưng tôi nghĩ đây là cái giá mà xã hội phải trả cho những bất công còn tồn đọng trong đất nước chúng ta. Xin chia sẻ với đất nước nói chung và những người không may bị bách hại trong cuộc bất ổn này"
Các độc giả khác có thấy ý nghĩa của hai phần trích khác nhau không? Nếu cho rằng ý nghĩa giống nhau thì tôi xin lỗi. Còn nếu thấy ý nghĩa khác nhau thì tôi xin trả lời độc giả Lê Như Đức rằng:
- Khi trích đoạn xin vui lòng trích đầy đủ để thể hiện sự trung thực, không cố tình bóp méo ý nghĩa của nó. Tôi nhớ năm 2009, Đức Tổng GM Ngô Quang Kiệt cũng bị truyền thông trong nước cắt đầu, cắt đuôi câu nói của Ngài, làm thay đổi hẳn ý nghĩa với mục đích bôi nhọ Ngài.
- Đừng suy diễn hay phỏng đoán tư tưởng người khác rồi buộc tội. Không có chỗ nào tôi nói "xã hội còn qúa nhiều bất công".
Xin thêm, trích trong bài chủ: Có người nói: Chúng ta bàn luận về chính trường nước Mỹ như những anh mù đi xem voi, mỗi người rờ một chỗ rồi nhất quyết điều mình cảm giác được mới là đúng. Tôi là một trong những người mù đó. Tiếng nói cử tri là tâm tình hạn hẹp của tôi về một số khía cạnh đang xảy ra cho đất nước Hoa Kỳ, nơi tôi chọn và rất vinh dự được sống gần 40 năm qua."
Tôi nói về cái nhìn của tôi, tôi tôn trọng cái nhìn của các độc giả.
Về George Ploy. Theo hiến pháp " Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị kết án tại toà". Bởi ai cũng hiểu, toà án mới là nơi giữ cán cân luật pháp. Không thể căn cứ vào cuộc gọi 911 hay lời tố cáo của bất cứ ai mà kết tội ai đó.

Trích: "Hãy tìm nguyên nhân tại sao Anderson Cooper, Teri Carter chống Cộng Hoà: đồng tình luyến ái chính là lý do"
Trả lời: Đây cũng là suy diễn và kết luận của độc giả. Tôi nghĩ khác: Andreson làm gì sai khi dẫn chương trình một cơ quan truyền thông nổi tiếng và được nhiều người theo dõi. Đồng tình luyến ái có gì sai? Thượng Đế sinh ra muôn loài đều có dụng ý của Ngài. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Phaxico khi được hỏi về vấn đề này Ngài cũng trả lời, (đại ý): Cha không có quyền đánh giá về điều này, hãy cầu nguyện cho họ.

Tóm lại từ giờ tôi sẽ không tranh cãi hay phản hồi về những điều bạn suy diễn hay nhận xét. Bạn có quyền suy nghĩ, đánh giá mọi việc theo ý bạn.
26/08/202006:49:39
Khách
LND đánh vần tiếp về chuyện thằng du đãng dùng toà bạch ốc như chỗ cho gia dinh nó đóng phim ti i.

Bài báo tạm dịch như sau:

👏👏👏 Hôm thứ Ba, người đứng đầu Đoàn Luật Sư Đặc Biệt Hoa Kỳ vừa bị chỉ trích vì đã cho phép Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump xử dụng Vườn Hồng của Toà Bạch Ốc cho diễn văn Đại Hội Toàn Quốc đảng Cộng Hoà.

“Hãy hình dung, người đứng đầu Văn Phòng Đoàn Luật Sư Đặc Biệt, lẽ ra phải có trách nhiệm là tôn trọng và tuân theo Đạo Luật Hatch, thì lại làm thinh để cho tổng thống và thuộc cấp lạm dụng guồng máy chính phủ của dân tộc bằng cách dùng Toà Bạch Ốc để tổ chức một đại hội để đề cử một đảng phái,” Walter Shaub, cựu giám đốc Văn Phòng (những vấn đề) Đạo Đức Chính Phủ, vừa viết trên Twitter như vậy. “Ông sẽ bị vết nhơ trong lịch sử như là một người đồng loã.”

Người đứng đầu Đoàn Luật Sư Đặc Biệt là Henry Kerner, là người đã điều tra chính phủ Obama trong khi đang làm việc với Dân Biểu Darrell Issa (R-CA) và Dân Biểu Jason Chaffetz (R-UT) trong Uỷ Ban Cải Cách Chính Phủ và Giám Sát của Hạ Viện.

“Sự vi phạm những luật lệ này sẽ gởi một thông điệp đến thế giới rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ không xem trọng đạo đức chính phủ; gởi đến lực lượng lao động liên bang rằng những lãnh đạo của họ đã tự tiện xử dụng phương tiện của chính phủ để ảnh hưởng những cuộc bầu cử; và gởi đến toàn dân rằng một lãnh đạo được chính phủ liên bang thuê để phục vụ dân bây giờ trở thành được dân phục vụ,” Shaub kết tội như vậy.

https://www.rawstory.com/2020/08/special-counsel-ripped-for-standing-by-silently-while-the-trumps-use-white-house-for-rnc-convention/
26/08/202005:58:34
Khách
LND đánh vần tiếp nhé.

Đại hội đảng lần này ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa cả vợ, con trai, con gái, con dâu, con rể lên làm diễn giả chính nói về chồng, cha mình và đường hướng sắp tới của đảng CSVN. Hội nghị sẽ diễn ra tại Ba Đình nhưng khách mời đã book kín vé để ở tại khách sạn Nguyễn Trọng Hà Nội Hotel.
Khách sạn gần như đã được đặt hết, chỉ còn một số phòng trống, và giá phòng tăng lên 60% tức là 10,000,000 VNĐ/đêm cho phòng suite hàng đầu của khách sạn. Người ta dự tính một số tiền không nhỏ sẽ chui vào túi Nguyễn Phú Trọng và gia đình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện trong mọi ngày của hội nghị để nói về những thành tích của bản thân trong thời gian vừa qua. Ông cũng gợi ý sẽ ngồi lại tiếp thêm một nhiệm kỳ nữa, tức là nhiệm kỳ thứ ba trên cương vị Tổng Bí thư và nhiệm kỳ thứ hai nếu kiêm luôn hai chức vụ. Cũng có thể ông đang mơ đến chuyện sửa đổi Hiến pháp để nắm quyền lâu dài như Putin, Tập Cận Bình?
Trước đó khi em trai ông Nguyễn Phú Trọng qua đời vì bạo bệnh, ông đã cho tổ chức tang lễ ngay tại Phủ Chủ tịch, dù ông Nguyễn Phú Z không hề giữ một chức vụ nào trong Bộ Chính trị.
Đính chính: đây là chuyện đang xảy ra ở cường quốc tự do dân chủ Hoa Kỳ, không phải ở nước độc tài CSVN.

https://www.facebook.com/groups/284739885699937/permalink/737429807097607/
26/08/202005:54:45
Khách
Một thí dụ về chuyện lừa bịp của thằng Trump du đãng.
Luật VA Choice, do TNS John McCain ((CH) và Bernie Sanders (DC) đề nghị, được cả 2 Đảng ở Quốc hội đồng ý, và TT Obama ký năm 2014.

Luật này cho phép các cựu quân nhân khi chờ đợi tại bệnh viện công quá lâu, sẽ được chính phủ trả tiền cho đi khám bệnh ở bác sĩ tư.

Tự nhiên, 6 năm sau, tháng 8/2020, mới tuần rồi, có một thằng đại bịp, dám đứng giữa sân golf của nó, “hoành tráng “ la làng la xóm là luật đó là do nó ký !!! Còn lảm nhảm “ chục năm này qua chục năm kia, chẳng ai làm được.” Rồi còn dám rè rè cái đĩa hát mòn “chỉ có tui làm được.”

Nó dựng chuyện này hơn một trăm lần, mà không ai nói. Ăn quen, nói láo tiếp.

Lần này, bị một ký giả lên tiếng “ Điều ông mới nói là sai sự thật. Luật đó không phải ông ký. Tại sao ông cứ nói chuyện không có thật hoài vậy?”

Bắt tại trận 😛😛 Cứng họng.

Theo đúng sách tào lao, 36 kế, ngộ tẩu vi (cái là) thượng sách 😀😀

Mặt mo! Là thằng tổng thống Mỹ Donald Trump.

https://www.facebook.com/908009612563863/posts/4057240514307408/?vh=e&extid=WzL3DockO6CzdKJE
26/08/202005:49:04
Khách
Trump lấy tiền của cơ quan liên bang FEMA để gửi $300 lần thứ hai cho 250,000 người thất nghiệp của tiểu bang Arizona.

Tại sao Arizona ? Vì đây là tiểu bang đang có chiều hướng chuyển từ cộng hoà sang dân chủ. Trump lấy tiền thuế của toàn dân Mỹ đóng, xài như tiền của riêng để mua phiếu.

Theo hiến pháp, chỉ có quốc hội có quyền phán quyết tiền thuế xài như thế nào . Trump vi phạm hiến pháp, tự tung tự tác lấy tiền của FEMA để xài cho mục đích tranh cử.

Tiền của FEMA là để cứu trợ các tiểu bang khi bị thiên tai như bão lụt, động đất , hỏa hoạn. Như những lời khai của một cựu nhân viên cao cấp của FEMA, Miles Taylor, Trump ra lệnh không cứu trợ cho hỏa hoạn cháy rừng tại CA vì đây là tiểu bang dân chủ.

https://www.facebook.com/149475666523/posts/10157543305526524/?vh=e&extid=ZEHMomdcRHttc8T6&d=n

Đây là tiền mồ hôi nước mắt làm ra từ sức lao động của mỗi người dân. Không cần biết ở tiểu bang nào, mỗi người dân đều đóng thuế đồng đều như nhau. Tại sao khi có hoạn nạn, thì chỉ có tiểu bang cộng hòa được giúp???

Tất cả những người dân Mỹ phải đồng lòng đứng lên phản đối Trump cố tình vi phạm hiến pháp, lạm dụng quyền lực lấy tiền thuế xài như tiền riêng .
26/08/202005:45:29
Khách
Hãng làm vỏ xe Goodyear là một công ty lớn lâu đời của Mỹ, đang làm ăn tại Mỹ, có xưởng tại tiểu bang Ohio, cung cấp việc làm cho cả chục ngàn dân Mỹ.

Một ngày đẹp trời, có một thằng Mỹ, lãnh lương Mỹ, được bảo vệ 24/7, được cho ăn, cho ở không tốn tiền trong căn nhà đẹp nhất nước Mỹ, xổng chuồng la làng, chửi rủa, khích động dân Mỹ, đả đảo không mua vỏ xe Goodyear nữa.

Nói luôn cho rõ, tổng thống Mỹ đang kêu gọi dân Mỹ tẩy chay hàng hoá của một hãng Mỹ, sản xuất tại Mỹ, cho dân Mỹ mất việc làm !!! Chứng khoán của hãng Goodyear sụt 6% hôm qua.

Chuyện khó tin nhưng có thật.

Tại sao? Theo luật của Mỹ, các hãng xưởng phải bảo đảm cho các nhân viên có môi trường làm việc yên ổn. Để tránh gây xáo trộn và gây xích mích giữa các nhân viên, hãng Goodyear không cho đem mũ MAGA vào hãng.

Nghe tin, Trump bảo không cho đội nón MAGA là chống Trump. Chống Trump là Trump thất cử. Nên dân Mỹ phải tẩy chay, không mua hàng Mỹ do dân Mỹ sản xuất!!!

Trump sẵn sàng đập cho sập một hãng xưởng của Mỹ, sẳn sàng cho cả chục ngàn người Mỹ thất nghiệp vì chuyện một cái nón của Trump.

Goodyear chỉ là một nạn nhân mới nhất của Trump trong chính sách liên tục tấn công và hàm dọa các công ty của Mỹ trong 4 năm qua như Amazon, Microsoft , Twitter. Lý do duy nhất là các chủ hãng này giàu và thành công hơn Trump và chống Trump. Nghe như chuyện du đãng hăm dọa, đòi tiền bảo kê. Không đóng hụi chết, thì đốt hãng.

Mỹ đang có một tổng thống nằm vùng phá hoại đất nước cho Nga và tàu hửơng. Nga và tàu khoanh tay ngồi chơi xơi nước. Cần gì đánh đấm cho mệt.

Ai còn mặt dày ăn bánh vẽ “Trump đánh tàu, đem việc làm về Mỹ “ là ủng hộ một thằng phản quốc, hại dân.
26/08/202005:41:20
Khách
Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai và tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai.

With Steve Bannon's arrest, all 6 senior members of Trump 2016 campaign are confirmed and suspected felons. That's not a campaign. It's a criminal enterprise.

LND loves Trump then he must love lawbreakers. The conclusion is he loves to break the laws himself.
26/08/202005:24:53
Khách
Trump at the RNC last night: "I didn't back down from my promises, and I've kept every single one."

Let's check in on those promises, shall we?

"I’m not going to have time to go play golf."

— Trump has visited his golf courses 286 times, costing American taxpayers $140,000,000.

"[COVID will] go away without a vaccine."

— The virus has killed more than 175,000 Americans, and that number is still climbing.

"I’m not going to cut Social Security like every other Republican and I’m not going to cut Medicare or Medicaid."

— Trump's latest budget includes billions in cuts to Social Security, Medicare, and Medicaid.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,902,006
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến