Hôm nay,  

Bước Qua Mùa Đông

20/11/202000:00:00(Xem: 10554)
HINH VIET VE NUOC MY

Hình minh họa.


Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”,   Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. 
***
            
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. 
            
Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. 
           
Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
            
Chú Phi bị ở nhà “xa cái chân nhưng mỏi cái miệng”, suốt ngày bạn hoặc chú gọi phone cho nhau nói chuyện. Vấn đề sôi nổi nhất là bầu cử. Chú có bạn rất thân từ thời đi học, cũng ở tù chung, hai người vẫn thường liên lạc mật thiết.
            
Một hôm cô Loan đang đứng bếp nấu cơm chiều, nghe tiếng phone chú nói rang rảng, thao thao khen người mình chọn với nhiều lý do, bỗng nhiên chú Phi lớn tiếng dần dần, một hồi đập bàn hét lớn.

- Mày chọn ông đó là đầu óc tối hù...
Cô Loan hoảng hốt tắt bếp ra dằn phone không cho chú nói chuyện nữa. Chú Phi mặt đỏ rần ngồi phịch xuống ghế hầm hầm. Cô nhỏ nhẹ với chú:
- Có phải ông nói chuyện với ông Nhân không, bạn bè thân mật sát cánh lâu năm, chuyện bầu cử ai cũng có quyền chọn lựa, không thể lấy ý muốn mình áp tải người khác, cố gắng tránh vấn đề này ông ơi.
          
Tháng ngày nối tiếp không còn tĩnh lặng nữa, phone mỗi ngày reo càng nhiều, chú Phi nói chuyện liên tục từ sáng tới chiều, lúc nghe chú cười ha hả, khi cãi vả inh ỏi dai dẳng, cô Loan phải canh chừng những lúc tiếng chú đi vào trận chiến là đến ra dấu hạ họa, may chú còn nghe lời cô nên gác phone.
            
Có chiều cháu Tuấn lên San Jose vì công chuyện luôn tiện ghé thăm cô chú. Cô Loan mừng rỡ được cháu báo tin, cô biết con trai đầu thích nhất món mít trộn gỏi, bánh canh giò heo nên ra tay nấu chờ con.
            
Buổi cơm vừa ăn vừa xem tin tức, cha con ngồi trao đổi thời sự. Chú muốn biết lập trường chính trị của con, Tuấn thẳng thừng trả lời “Dân Chủ” và đưa quan điểm, nhận xét của nó, chú ôn tồn giải thích thế này thế kia, Tuấn cũng trầm giọng đưa ra lý luận này nọ, cha con không ai nhường ai quyết giữ vững lập trường của mình, nhưng tính chú Phi nóng nảy, chú giận dữ mắng nhiếc, bữa ăn nửa chừng Tuấn đứng dậy chào ba mẹ về. Lòng cô Loan buồn héo hắt vì hòa giải  không được.

Ngày sau đợi ông Phi hạ hỏa, cô dịu dàng nói:

- Ông ơi! chuyện bầu cử mỗi người đều có con mắt nhận xét riêng, ông đừng nên dùng quyền làm cha lấn áp con mình, ông phân tích lần này không được thì lần khác, nhưng rốt cuộc con không nghe thì đành chịu , ai cũng có quyền chọn lá phiếu trên tay, mình chỉ chờ đợi kết quả thôi. 
Chú lắc đầu

- Tôi sống bằng kinh nghiệm, nó sống bằng mơ ước của tuổi trẻ, tôi phải nói cho nó hiểu, nhưng thôi tôi không muốn nhìn mặt nó nữa.
            
Chú lại gọi phone cho Kiệt và Thanh Phương. Con gái luôn ngọt ngào với ba, hỏi thăm sức khỏe dặn dò đủ điều. Đề tài của chú bây giờ chỉ là phê bình ông Trump và Joe Biden. Khi hỏi Thanh Loan chọn ai, con gái nhỏ nhẹ “Dân Chủ”, vậy là có cuộc nói chuyện lâu kéo 2 tiếng đồng hồ, cha đem đường lối ông kia chê bai, Thanh Phương chỉa lại con người ông này không xứng đáng. Chú Phi lại nổi giận lớn tiếng, cô Loan  giành phone nói chuyện với con gái và chuyển đề tài khác.
            
An ủi cho chú Phi là con trai giữa (Kiệt) đồng hội đồng thuyền nên chú hớn hở nói say sưa, chú thao thao bất tuyệt, nét mặt rạng rỡ lấy lại niềm tin yêu phấn chấn.
            
Thời gian sau Thanh Phương viết bài ca ngợi đảng Dân Chủ gởi tới và kêu gọi cả nhà bầu cho đảng này, nhìn email forward biết cháu gởi rộng đến bạn bè, chú Phi lạnh mặt chẳng thèm nói chỉ đổ tội qua cô Loan.

- Bà dạy con hay quá.

Cô Loan chỉ biết câm lặng, dù cô đứng về phía chú “chọn mặt gởi vàng” nhưng biết nói sao bây giờ, quyền tự do tư tưởng mỗi con người mà.
            
Bạn bè đồng hội gọi chú Phi họp mặt nơi này chỗ kia cầm cờ đi diễn hành ủng hộ tổng thống Trump, cô Loan hồi hộp sợ chú bị lây nhiễm dịch bệnh, nhưng không thể ngăn cản được. Cô thấy thương chú đã đặt hết tấm lòng hướng về nước Mỹ một cách tha thiết và năng nỗ.
            
Cô nhớ quê hương mình tan nát sau 1975, anh lính Việt Nam Cộng Hoà đi “tù cải tạo”trở về bằng tấm thân tàn ma dại, cù bơ cù bất, tinh thần thể xác đều suy sụp, mòn mỏi lê lết qua ngày. May nhờ có chương trình HO bằng chiến dịch nhân đạo (Humanitarian Operation), chương trình con lai và ra đi trật tự ODP (Orderly Departure), nhờ đó thân phận chú được đến Mỹ tỵ nạn gây dựng cuộc sống mới. Cô chú vô cùng mang ơn đất nước này, độc lập, tự do, cơm no áo ấm… điều đó đã tạo bầu nhiệt huyết, đem trái tim sống hết mình với quê hương thứ hai tự lúc nào, chăm chú theo dõi chính trường, thể hiện quyền tự do bầu cử lôi cuốn cao độ.
              
Xem tin tức chương trình “Sinh hoạt cộng đồng” của đài Việt Today, hình ảnh những đoàn xe chạy, những buổi đi diễn hành với 2 lá cờ Mỹ Việt cùng hình ảnh tổng thống Trump, lòng cô cũng nao nức thương chú nhiều, nhất là những ngày cận kề bầu cử, chú càng mạnh mẽ hăng say hơn.
           
Mấy chục năm cô sống trên đất nước này, chưa bao giờ Cô chứng kiến có cuộc bầu cử ảnh hưởng sâu đậm đến dân chúng như vậy. Người ta mạt sát, thoá mạ bằng những ngôn từ tệ hại ném cho nhau trên các diễn đàn bởi tư tưởng đối lập, bạn bè tranh luận rồi giận lẫy, trong giòng họ không còn thân thiết, trong gia đình cha con tránh mặt nhau. Cô Loan cảm thấy ngột thở, tâm không được bình yên khi những mảnh vỡ tình cảm mỗi ngày mỗi loang rộng ra, cô chỉ muốn im lặng giữ lá phiếu của mình trên tay, quyết không hé môi bày  tỏ với ai, cô nghĩ đó là cách thượng sách nhất trong lúc này.
            
Ngày 3 tháng 11 bầu cử nước Mỹ, tại Bắc Cali bầu trời quang đãng có nắng ấm, chim chóc ca hót. Cũng bởi sợ dịch Covid_19, tránh chỗ đông người nên vợ chồng cô đã bầu bằng thư từ tháng trước, có chụp hình bức thư và chữ ký.

Từ sáng sớm chú Phi đã ngồi dán mắt trước tivi theo dõi tin tức bầu cử, cô Loan lo cơm nước để sẵn trên bàn xong không dám ngồi xem. Cô lên phòng tìm sách đọc, con chữ như đang nhảy múa, cô đọc nguyên câu, nhưng cũng không hiểu câu đó nói gì, đầu óc trống rỗng, người bần thần, tim đập loạn xạ, môi khô lưỡi đắng mới sực nhớ quên uống nước. Cô không ngờ mình lại bị cảm giác hỗn loạn quấy nhiễu tâm tư như vậy. Ngày trở nên dài như phim “The Longest Day”. Đêm khó ngủ, chú Phi và cô chỉ chập chờn lúc về sáng...

Cô muốn mượn 2 bài hoạ diễn tả tâm trạng cô lúc này 

Ngày Bầu Cử
Nắng ấm hôn thu điểm nét cùng
Ngoài vườn chim nhảy hót ca bung
Cành hồng rực nở xinh kiều mỵ
Đóa cúc tươi chào đẹp sắc dung
Bỏ phiếu niềm vui tâm chẳng loạn
Bầu thư nỗi thỏa trí không khùng
Cầu xin nước Mỹ bình yên sống
Thắng bại đời thường chớ quậy tung
                 
Minh Thúy Thành Nội
 
Bầu Cử 2020
Thức ngủ đêm khuya rối ruột lòng
Sao hồi hộp quá đợi rồi trông
Dò thư có phải còn sai số
Kiểm phiếu rằng hay vẫn lộn sòng
“Chọn mặt” ngôi trung làm lắm ích
“Giao vàng “bậc chính tạo nhiều công
Bầu xong nhiệm vụ tròn yêu nước
Thấp thỏm ra vào lắm khổ không !
         
Minh Thúy Thành Nội
            
Đến hôm nay đúng một tuần sau ngày bầu cử, những chuỗi ngày buồn bã lặng thinh, chẳng ai nói điều nào thậm chí những việc sinh hoạt cần thiết cũng lười biếng. Cô không dám hỏi chú điều gì, chuyện đến giờ chưa rõ chính xác nhưng theo các new loan báo ông Joe Biden đã thắng cuộc.
            
Cô cầu mong chuyện bầu cử sẽ lắng dịu dần dần, trả lại những ngày tháng bình an. Dĩ nhiên ai cũng có lòng, có tâm huyết yêu thương đất nước, sự quan tâm khiến họ tìm hiểu chọn lựa và thể hiện trên lá phiếu. Có bầu cử thì phải có kẻ thắng người bại là lẽ thường tình. Vị tổng thống nào cũng chung một lý tưởng, nhìn về một hướng lo cho dân và xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.
            
Theo dõi tin tức cô thấy vui biết được danh sách người Việt thắng cử là bà Janet Nguyễn (Thượng Viện tiểu bang California), Ông Tyler Diệp (Hạ Viện California), Stephanie Murphy, tên Đặng thị Ngọc Dung (Hạ Viện liên bang_Florida), Trâm Nguyễn (Ha Viện tiểu bang Massachusetts), Bee Nguyễn (Hạ Viện tiểu bang Georgia), Hubert Võ (Hạ Viện tiểu bang Texas), Thái Mỹ Linh (Hạ Viện tiểu bang Washington), Trí Tạ (thị trưởng Westminster), Tài Đỗ và Charlie Nguyễn mạnh Chí (Nghị viên Westminster), hình như còn nữa nhưng cô không nhớ hết. Cô cũng thấy hãnh diện lây vì được dính chung người Việt Nam trên xứ người.
            
Thời gian qua các con cô đều im lặng, thời tiết chuyển âm u lạnh giá, vợ chồng già như hai chiếc bóng âm thầm sống qua ngày mệt mõi. Chú vẫn chăm theo dõi thời sự, cô đọc truyện không vô, xem phim thấy nhạt nhẽo, tưới nước trong chậu cũng uổng công vì bụi hành, bụi rau răm cũng lưa thưa lần, các chậu hoa chẳng mọc. Mùa đông đang về, cô sực nhớ sắp đến lễ Thanksgiving, sao chẳng nghe các con gọi phone thăm hỏi và hứa hẹn lễ Tạ Ơn có về không?!!

Lòng Mẹ thương nhớ con, cô gọi hỏi thăm Tuấn:

- Con chờ tình hình yên lắng, có lẽ Tết sẽ về thăm ba mẹ.

Cô gọi phone Kiệt:

- Con cũng buồn như ba, nhưng  tuổi trẻ mau chấp  nhận, quá khứ lùi lại, đón tiếp và hy vọng những điều mới mẽ cho tương lai. Con không dám nói chuyện sợ ba bị giao động nhiều, con nghĩ ba sẽ buồn lâu nên dự tính tránh qua mùa đông này. 

Cô gọi Út Phương:

- Mẹ ơi… con hẹn qua khỏi mùa đông sẽ về thăm nếu ba không còn giận con… ba mẹ giữ gìn sức khỏe.

Thời gian ...Cô mong nó lướt mau qua khỏi mùa đông đầy băng giá buồn tẻ. Cô mơ ngày các con về thăm, Cô sẽ nấu bữa ăn thật ngon, cha con ngồi quây quần nói chuyện ấm cúng như thuở nào, mọi bất đồng ý kiến sẽ lắng dịu và đi vào quên lãng, tổng thống nào rồi cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Ước chi mùa đông được trải dài trên con đường, cô sẽ bước thật vội, thật nhanh...

Minh Thúy Thành Nội
Tháng 11/2020 

Ý kiến bạn đọc
21/11/202023:45:56
Khách
Vì ai nên nỗi? Ai đem sóng gió đến cho nước Mỹ? Các nhân vật từng là chóp bu trong quân đội Hoa kỳ nhận định ra sao?

Đại tướng thủy quân lục chiến James Mattis,đảng Cộng Hòa, cựu bộ trưởng Quốc Phòng thời Donald Trump, từng chỉ huy các mặt trận ở Afghanista và Trung đông - nhận định :
" Donald Trump là " tổng thống đầu tiên trong đời tôi, đã không cố gắng đoàn kết người dân mà còn cố tình chia rẽ chúng ta”.

Đại tướng Colin Powell, Cộng Hòa, cựu Tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa kỳ trong chính quyền George H.W. Bush( bố), cựu Ngoại trưởng trong chính quyền George W. Bush(con)- nhận định:
" Joe Biden sẽ là một vị tổng thống mà chúng ta có quyền hãnh diện giơ tay chào đúng kiểu nhà binh. Với Joe Biden trong Tòa Bạch Ốc, ta có thể yên tâm ông sẽ sát cánh cùng đồng minh để chống lại kẻ thù — chứ không phải ngược lại. Ông sẽ tin tưởng các nhà ngoại giao và cộng đồng tình báo .
"Tôi ủng hộ Joe Biden vì ngay từ Ngày Đầu ông sẽ khôi phục vai trò lãnh đạo cũng như uy tín đạo đức của nước Mỹ .
"Quốc gia đang bị chia rẽ, và người tổng thống hiện nay [ Donald Trump ] đang làm mọi cách để khiến nó như vậy và giữ nó như vậy ".
21/11/202019:55:22
Khách
Rất đúng với hoàn cảnh của hầu hết gia đình người Việt trên đất Mỹ. Tác giả tả rất sống động tâm tình của từng người trong gia đình, đọc mà tưởng như đang nói về gđ mình.
21/11/202016:28:08
Khách
Thử hỏi với chính sách dân tuý hiện giờ và nếu không có ông McCain các gia đình HO có được tham gia bầu cử 2020 ở Mỹ không ?
21/11/202005:54:34
Khách
Xung đột trong gia đình thì nhà nào cũng có. Nhưng qua cuộc bầu cử của Hoa Kỳ năm nay thì sư khác nhau về chính kiến, có thể làm gia đỉnh bị chia rẽ lâu dài là điều có thật. Cảm ơn tác giả đã đề cập tới vần để tế nhị này rất khéo khi và đưa nhân vật người vợ, Cô Loan. Nếu trong gia đình có người vợ, người Mẹ khôn khéo như thế thì gia đình khó chia rẽ lâu dài và cũng nếu, tất cà chúng ta nhìn mọi vấn đề được như Cô Loan, phải chăng cộng đồng VN, và cả cộng đồng người Mỹ đoàn kết hơn nhiều.
20/11/202017:24:48
Khách
Trong năm nay, theo cuộc thăm dò ý kiến những cặp vợ chồng ở Mỹ của American Family Survey, thì chỉ có 4 phần trăm là giữa một người theo Dân Chủ và một người theo Cộng Hòa.
20/11/202017:16:14
Khách
Cuộc thăm dò dư luận của trang mạng Dating.com trong năm nay ở Mỹ cho thấy 84 phần trăm những người độc thân không muốn có hò hẹn với những người khác phái mà có chính kiến khác họ, và 67 phần trăm đã chấm dứt yêu đương do có khác biệt chính kiến.

Vào năm 2016, cuộc thăm dò ý kiến những người có gia đình cho thấy 30 phần trăm không có cùng chính kiến- đa số là hôn nhân giữa hoặc Dân Chủ hoặc Cộng Hòa với người kia là Independent, và chỉ có 9 phần trăm là hôn nhân giữa hai người Dân Chủ và Cộng Hòa.
20/11/202016:43:06
Khách
Tổng thống đến rồi đi đó là nền dân chủ, tự do; mọi người có quyền chọn lựa theo quan điểm của mình bên nào cũng nên được tôn trọng, sao lại cãi vả, giận hờn, đặt điều nói dối, tung tin thất thiệt và ngay cả chưởi rủa nhau tục tĩu tự làm mất tư cách của mình? Đây không phải như những nước CS, dân chúng tôn thờ lãnh tụ một cách điên loạn - nhớ cảnh dân BH bò lăn ra đường tru tréo khóc la khi cha Kim Jongun chết mà nghe lạnh xương sống!
20/11/202014:42:04
Khách
Theo cách nói, có thể biết tác giả là ... phe nào, nhưng chưa đến nỗi quá cực đoan nên đã chấp nhận kết quả
20/11/202012:52:24
Khách
"Tôi sống bằng kinh nghiệm, nó sống bằng mơ ước của tuổi trẻ, tôi phải nói cho nó hiểu" Rất chính xác. Cám ơn tác giả đã viết một bài hay, nhìn thấy sự phân hóa rất lớn của hai thế hệ đang sống trên nước Mỹ. Người lớn dã từng trãi qua, đã hiểu rõ bản chất của vấn đề, trẻ như ngựa non háo đá , thích chạy trên con đường gập ghềnh cho thỏa chí ước mơ, cho nên "chưa thấy quan tài..."
20/11/202008:42:43
Khách
Con hơn cha nhà có phước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,894,434
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến