Hôm nay,  

Thủy Triều Đen

22/10/202100:00:00(Xem: 8183)
HINH VIET VE NUOC MY

Dầu tràn vào bờ biển Miền Nam California vào đầu tháng 10 năm 2021. (nguồn: https://ksltv.com)

 

Trần Ngọc Ánh - Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.

 

***

 

Hồi mới qua Mỹ, tôi định cư ờ một thành phố nhỏ vùng biển, mà dân chúng đa phần là người Việt, nghe nói nguyên cái làng chài ngoài Trung vượt biển qua hết đây, họ sống túm tụm với nhau , hàng xóm quen biết thân thiện từ hồi nhỏ , gần như nhà nào cũng sống bằng nghề đi biến y như bên nhà, thành phố có việc làm quanh năm cho mọi người khi xây dựng nhà máy chế biến cua ghẹ đóng hộp bán khắp nơi,
 
Cuộc sống dân tình ở đây dĩ nhiên khấm khá gấp mấy lần bên quê nhà, vì tánh cần cù chịu khó của người quen với lao động tay chân dầm mưa dãi nắng,  nên bước đầu khởi nghiệp của họ cũng dễ dàng hòa nhập trên quê hương mới, giàu thì sắm được vài chiếc ghe cào tôm, hay tàu cá ,nghèo thì theo làm “ bạn ghe” (người làm thuê  cho chủ trên tàu trong mỗi chuyến ra khơi) cũng có của ăn của để, có nhà đẹp xe sang, nhưng cũng không bỏ được cái tật ham vui những lúc biển động nông nhàn, sau những chuyến ra khơi vất vả, tàu về bến nghĩ ngơi là họ lại rủ nhau đi Casino miệt mài vui thú đỏ đen, nghe đâu có người thua sạch một chiếc tàu trong thời gian ngắn, từ chủ ghe lại biến thành “ bạn ghe” sống đắp đổi qua ngày..
 
Năm 2010 có một vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico (Deepwater Hoirzon oil spill) kéo dài gần 3 tháng trời, môi trường biển bị ô nhiễm nặng, ghe tàu không ra khơi được, xí nghiệp hải sản đóng cửa thợ thầy thất nghiệp...Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh chịu trách nhiệm cho vụ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường lớn nhất ở Mỹ này, nghe nói số tiền bồi thường cho các tiểu bang bị thiệt hại nặng nề thuộc vùng vịnh Mexico hơn 300 triệu đô la , luật sư gởi hồ sơ đến từng nhà để thu thập thông tin thiệt hại của cư dân trong khu vực bị ô nhiễm, để tính toán chuyện đền bù thỏa đáng.
 
Dân mình nhạy bén trong vụ này lắm, nhất là ở nhằm  nơi mưa bão năm nào cũng bị , nên ăn tiền mấy hãng bảo hiểm dài dài, huống hồ cái vụ đền bồi tiền triệu này nghe đâu nhà nào cũng ấm.
 
Đó là những ngày của tháng 4/2010 khi chúng tôi đi bộ trên kè đá của cảng biển Port Arthur nhìn những vết dầu loang trên mặt nước đen ngòm, nghe tiếng quang quác của đàn chim hải âu sà xuống vội vàng săn mồi nhưng vướng víu dầu làm lấm lem đôi cánh trắng, và tự hỏi không biết người ta sẽ làm thế nào để khắc phục “ sự cố” này để nguồn nước trở lại trong sạch như ban đầu, nên nhớ đây là biển chớ không phải con mương nhỏ ờ quê tôi. Vậy mà chỉ vài tháng sau đó mọi thứ được dọn dẹp sạch sẽ như chưa hề có đợt thủy triều đen nào mà tôi đã từng thấy.
 
 Có lẽ chuyện “vá biến lấp trời “ là có thật ở xứ sở này.
 
Mới đây thôi California lại bị dầu loang do việc rò rỉ đường ống dẫn đầu trên vùng biển phía Nam của tiểu bang này, nếu so với vụ tràn dầu vùng vịnh Mexico  hơn 10 năm trước thì đây là chuyện nhỏ, nhưng đối với vùng Orange County chuyện tràn dầu này được coi là lớn nhất trong vòng mấy chục năm nay, gây thiệt hại nặng nề cho hệ sinh thái trong khu vực, cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu du lịch với những bãi biển xinh đẹp, thành phố đã ban lệnh khẩn cấp đóng cửa các bãi biển từ Newport Beach đến Huntington Beach vô thời hạn.
 
Tôi buồn rầu với đợt thủy triều đen lần này thì ít vì tôi biết chắc người ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn với tất cả năng lực sức người sức của mà nước Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trãi qua
 
Nhung đau đớn thay trong khoảng thời gian này, Việt Nam tôi cũng có một đợt thủy triều đen đã và đang chảy tràn  trên quốc lộ 1A từ Nam ra Trung ra Bắc, hay xuôi về các tỉnh miền Tây, hàng triệu người đã tháo chạy khỏi Sài Gòn như cơn lũ lớn  chỉ 1 ngày khi Sài Gòn có lệnh mở cửa , để vội vàng trở về quê sau mấy tháng trời bị nhốt trong đói khổ thiếu thốn vì các chủ trương ,chính sách tồi tệ ngu dốt của chính quyền trong việc chống dịch COVID. Họ đi bất chấp những khó khăn phía trước, họ đi bằng các phương tiện thô sơ xe gắn máy, xe đạp, xe ba gác và cả “lô ca chân” trên đoạn đường dài hàng trăm, hàng ngàn cây số, họ đi lầm lũi  trong nắng cháy mưa dầm, từ sáng tinh mơ đến trời chiều chạng vạng, họ đi với niềm tin sẽ sống sót được ờ quê nhà hơn là tha phương ở một nơi mà cái ăn cái ở bị bóp nghẹt đầy khó khăn trong cơn đại dịch, hành trang của họ là những vật dụng nghèo nàn được ràng rịt sau yên xe, và vợ con nheo nhóc, đứa ẳm phía trước, đứa đeo sau lưng, thậm chí họ mang theo cả những con vật thân thiết, thấy đã thương khi chúng ngoan ngoãn thò đầu ra khỏi chiếc giỏ móc lủng lẳng bên hông xe, để cùng chủ đồng hành dọc đường gió bụi,
 
Nhà nước hô hào, “không ai bị bỏ lại phía sau” để nói đến chuyện cứu trợ với số tiền tỉ này tỉ nọ, nhưng mia mai thay con số hàng hóa hay tiền bạc đến tay người dân khiêm tốn như ngọn gió lùa nhà trống, có nơi người dân không hề nhận bất cứ thứ gì từ chính quyền trong suốt mấy tháng phong tỏa, Vậy thì họ làm sao để sống đây? Họ là công nhân nghèo hay tầng lớp buôn gánh bán bưng từ quê ra tỉnh, ở nhà trọ, khi chưa có dịch đã mưu sinh vất vả kiếm miếng ằn mỗi ngày, khi tai họa ập tới,họ cầm cự bằng những đồng tiền dành dụm ít ỏi, rồi cũng cạn túi, bữa đói bữa no.
 
Phải về thôi, biết là quê nhà cũng khó khăn, bởi nghèo túng nên phải bỏ quê lên Sài Gòn tha phương cầu thực mấy năm nay, nhưng trong tình cảnh này, họ không còn sự lựa chọn nào khác để cứu mình. Về quê tuy sống lây lất nhưng ít ra họ còn có sự ấm áp bên người thân rau cháo qua ngày.
 
Nếu dầu loang bên Mỹ là tai nạn thì người ta dễ dàng để khắc phục hậu quả, nhưng vết dầu loang của sự thất vọng phẫn nộ của tầng lớp dân nghèo bên Việt Nam ngay trong thời điểm này thì lại là vấn nạn của chính quyền. Không có cách gì để khôi phục lại niềm tin khi họ đã sống qua những tháng ngày uất ức đói khổ, bị bỏ rơi bị lừa dối bởi thứ nhà nước chỉ chống dịch bằng những khẩu hiệu đình đám, gây áp lực nặng nề thêm trong nỗi lo âu sợ hãi vì dịch bệnh mà cả nước phải chịu đựng, khi  chính quyền chỉ biết vun vén phạt vạ mà không có biện pháp hữu hiệu để giúp dân trong cơn đại nạn,
 
Tôi và rất nhiều người nằm trong nệm ấm chăn êm bên trời Tây trời Mỹ đã bật khóc khi nhìn đoàn người lầm lũi đi trong mưa để trở về quê, chặng đường xa xôi có cả máu và nước mắt khi nghe tin ai đó bị tai nạn vì kiệt sức ngã xe, tiếng bà Mẹ gào khóc trên đỉnh đèo Hải Vân khi con mình lịm đi vì đói lạnh, Thương quá trên dọc đường về miền Tây biết bao bàn tay nhân ái đã chìa ra tiếp sức, chai nước, hộp cơm hay khúc bánh mì đều là tấm lòng thơm thảo của nghĩa cử “ lá lành đùm lá rách” của dân chúng ven lộ.
 
Thời chiến tranh người ta cũng bồng bế nhau chạy trốn thảm họa Cộng Sản trên đại lộ kinh hoàng, xác người chồng chất trên quốc lộ 13 máu lửa, hay hàng triệu người đã bỏ nước ra khơi tìm Tự Do sau ngày 30/4 quốc hận, số chết trên biển cả biết là bao nhiêu nhưng điều đó không thể làm chùn bước hải hành.
 
 Họ sợ Cộng Sản hơn cả cái chết!
 
Bây giờ thời bình, tuy không còn tiếng đại bác ru đêm suốt bốn mươi mấy năm nay, nhưng  sao người ta vẫn có những cuộc di tản ào ạt như ngày này, họ vượt hàng trăm thậm chí hàng ngàn cây số để trở về nơi họ đã ra đi, họ chạy trốn trong sự thất vọng hoài nghi và tủi nhục khi thấy mình như bị tù tội ngay trước sân nhà.
 
Họ trở về chưa chắc đã yên thân với đám chính quyền sở tại, lại xét nghiệm, lại cách ly, lại bị moi tiền đến đồng bạc cuối cùng.Có nơi còn không được tiếp nhận như một đồng hương ruột thịt mà xem như một tai họa khi mang mầm mống dịch bệnh về lây lan cho chòm xóm.
 
Còn nỗi cay đắng, chua xót nào hơn khi họ bị lạc lõng giữa quê nhà, đọc bài thơ đứt ruột của ai đó ôm hủ sành chứa hài cốt vợ, mấy ngày dầm mưa dãi nắng về tới quê thì bị chặn lại
 
“Chốt quê như cổng nhà tù.
Chúng mình như thể kẻ thù biên cương
Ôm em ngần ấy đoạn đường
Giờ lưu vong giữa quê hương của mình”
 
Không phải là nhà thơ nổi tiếng nhưng khi quá đau buồn uất hận, người ta cũng có thể bật ra những câu những chữ nghe mà đau thấu tận tim gan.
 
Khi viết những dòng này thì vụ dầu loang ở California đã được dọn dẹp sạch sẽ chỉ trong một tuần. nhưng dòng thủy triều đen của Việt Nam hôm nay sẽ mãi mãi là nỗi đau buồn của tất cả chúng ta khi thảm họa Cộng Sản vẫn còn tồn tại trên Quê Mẹ oan khiên.
  
Trần Ngọc Ánh 10/2021

Ý kiến bạn đọc
02/11/202117:29:59
Khách
Tintin con kien vang, va nhung con kien vang khac cua dang CH. Nay cac con kien nho lau ban tho de tho T can than day nhe. Khong lai xuc pham den con kien chua day.
Trump called Brad Raffensperger, the Georgia secretary of state, nearly two months after election day, on Saturday 2 January. Telling him “it’s pretty clear we won”, the then president said: “I just want to find 11,780 votes, which is one more than we have [to get]” to surpass Biden’s total.
Dung nghe nhung gi T noi, ma hay nhin nhung gi T lam.
02/11/202116:10:28
Khách
Vậy thì giờ Biden lên đã biết cách chống dịch hay chưa mà chết thêm từ 400 ngàn từ ngày nó lên làm TT tới giờ đã 767 ngàn rồi đó. Coi như gấp đôi thời Trump. Nó có biết nghe khuyến cáo của khoa học gia hay không mà sao vẫn chết nhiều như vậy? Có nhớ Fauci nói đeo mask cũng không giúp gì được, rồi đổi qua nói đeo mask rồi nói nên đeo 2 cái một lúc. Chả có ai biết gì hết toàn là thứ đoán mò vì nó là virus mới.
Cuomo mang người nhiễm Covid-19 vào viện dưỡng lão làm chết 30 ngàn người già ở New York. Nó còn viết sách khoe thành tích chống dịch. Giờ bị cách chức vì rờ hơn 12 người phụ nữ. Dâm chủ là thứ bẩn thỉu chuyên nói hậu không. Em nó giờ đang bị tố rờ gái đó. Sao không nói tiến sĩ Deborah Birx chỉ Biden cách chống dịch đi. Qua Brăzil và Đông Nam Á chỉ cho Nam Dương, Thái, VN... cách chống dịch cứu cả trăm ngàn người đi. Chuyên nói hậu.
02/11/202115:28:50
Khách
Vừa mới đây, ra điều trần trước Quốc Hội trong các ngày 12 và 13 tháng 10, tiến sĩ Deborah Birx - người giữ nhiệm vụ phối hợp các hoạt động chống dịch COVID trong nội các của Trump- tuyên bố đáng lẽ 130,000 người đã không bị chết oan uổng vì vi rút nếu Trump đã biết nghe theo các khuyến cáo của các khoa học gia “ …Dr. Deborah Birx, who testified before the committee in mid-October, said that over 130,000 lives could've been saved in the early stages of the pandemic had Trump's White House adhered to the science and pushed for measures advocated by experts “.
https://www.msn.com/en-us/news/politics/trumps-white-house-ignored-advice-on-covid-19-that-couldve-saved-over-130000-lives-birx-said/ar-AAPYXRH?li=BBnb7Kz
Trump's White House ignored advice on COVID-19 that could've saved over 130,000 lives, Birx said
https://www.msn.com/en-us/news/politics/birx-testifies-trumps-white-house-failed-to-take-steps-to-prevent-more-virus-deaths/ar-AAPYN9K?li=BBnb7Kz
Birx Testifies Trump’s White House Failed to Take Steps to prevent More Virus Deaths
Bạn thân của Trump là Anthony Scaramucci chế nhạo Trump đã bất lực trong việc chế ngự bệnh dịch vi rút khiến nhiều dân Mỹ phải ra nghĩa địa nằm.
Bill Gates- tỷ phú - nhận định rằng "Chính sách đối phó với nạn dịch COVID-19 của Trump là hoàn toàn sai lầm về mọi điều.Thật là một sốc lớn . Thật là không thể tin được rằng chúng ta là trong số các nước bị thiệt hại tồi tệ nhất ".
01/11/202117:46:17
Khách
Trong lịch sử nước Mỹ và ngay cả lịch sử của thế giới cũng chả có một TT nào mà dân luôn chửi F...you biden hết. Trong lịch sử cũng chả có TT nào mà ngu ngơ nói nó làm Thượng Nghị Sĩ 120 năm. Cũng chả có TT nào khai tôi được đưa cho cái danh sách chỉ phóng viên nào hỏi hay là tôi được cho pháp trả lời phóng viên.
30/10/202121:10:26
Khách
Tintin la mot con kien cuong tin cung nhu nhung con kien cua dang CH. T da tung noi cv19 se bien mat "It was a hoax", khong dang lo ngai... T la nguoi noi lao nhieu nhat chac con kien Tintin quen roi. Mai mot con kien Tintin se mang T len ban tho de tho.
30/10/202112:23:48
Khách
Trump hay Abbott không hề xúi người dân không chích vaccine. Họ chỉ đưa lên chích vaccine là option tự ý chứ không bắt chích như biden vì vaccine là thuốc mới sẽ có site effect. Thuốc mới cần 10 hay 15 năm mới biết hết được có site effects hay không. Trump là người đẩy mạnh việc làm vaccine. Không biết đừng có viết láo.
Coumo chuyển bệnh nhân Covid-19 vào viện đưỡng lão làm chết hơn 30 ngàn người sao không nhắc tới. Nó còn viết sách khoe tài của nó nữa.
Pelosi cấm người dân đi lại mà mụ còn đi hair salon làm tóc. Gavin Newsom bắt dân Cali đeo khẩu trang mà nó và gia đình tới nhà hàng ăn không đeo khâu trang. Gretchen Whitmer, thống đốc Michigan ra lệnh cấm party nhưng lại mở party trên tàu riêng của chồng mụ. Toàn là cái lũ dân chửi nói một đằng làm một nẻo.
27/10/202118:15:13
Khách
Nhung nguoi theo dang Cong Hoa cuong tin, antivax, gio nay chet kha nhieu cho tran dai dich CV19 nay. Nhung nguoi nhu Trump, Abbott la nhung nguoi di chich dau tien, nhung lai xui nhung con kien antivaxers dung chich. CV19 cung la cai hay..., good bye nhung con kien.
24/10/202106:05:40
Khách
Đám cuội có nói gì thì cứ nói ai cũng biết Biden bán nước gia đình bất tài tham nhũng, nước Mỹ nếu ngày nào còn đám cọng sản nây ,ngày ấy còn mạt vân. Lão khoét ,trơ trẽn đúng là đồ cọng sản đọc vào thấy biết ngay
24/10/202105:55:23
Khách
Trong đây có cọng sản xen vô quá mức .Trông cho nó lộ măt thây ra .
23/10/202123:45:13
Khách
Một bài viết hay của tác giả Trần Ngọc Ánh .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 829,871
Những ngày tháng hạ, cây lá ở đây vẫn xanh biếc. Mây trắng lững lờ bay qua soi bóng xuống mặt hồ. Những mạch nước ngầm vẫn ngày đêm phun lên từ lòng đất mẹ, không biết những mạch nước ấy đã phun tự bao giờ, trước khi điền trang được lập thì nó đã có ở đó, sau khi điền trang mai một nó vẫn còn đây. Những vòi nước nho nhỏ nhưng trong vắt phun chưa ngừng nghỉ dù chỉ một giây, nước từ đây chảy thành một con lạch nhỏ và rồi tích tụ ở những cái hồ gần đấy. Nước từ đất mẹ phun lên, rồi chảy đi khắp nơi, lại bốc hơi bay lên với gió mây, cuối cùng lại mưa xuống và thấm vào lòng đất mẹ, cái vòng quay miên viễn bất tận này!
Hơn năm nay dịch cúm Covid 19 hoành hành khắp nơi, ở Hoa kỳ và các quốc gia khác trên thế giới, nơi nhiều nơi ít. Vùng Hoa Thịnh Đốn lúc đầu chính quyền khuyên dân không nên tụ họp đông người, ra đường phải mang khẩu trang và cách xa nhau 6 feet. Nhà thờ, chùa, tiệc cưới hay ma chay cũng giới hạn số người tham dự. Tiệm ăn vắng khách. Phần lớn họ mua thức ăn và mang về nhà, tiệm ăn không cho thực khách ăn trong tiệm. Có nhà hàng đóng cửa vĩnh viễn vì không chịu nổi các phí tổn, lương nhân công, tiền thuê cửa hàng...
Tuần trước, Tina bạn tôi ở Washington, Mỹ, gọi về thăm. Bạn ấy báo tin mừng là cô con gái rượu T. vừa tốt nghiệp cấp III mùa Hè năm nay đã được một trường đại học danh tiếng ở Mỹ nhận và cho học bỗng toàn phần bốn năm đại học. Tôi nghe mà thật hảnh diện và mừng giùm cho cháu. Học bỗng toàn phần là điều mà rất nhiều sinh viên kể cả Út của tôi, mơ ước được có, nên tôi rất hào hứng chúc mừng cho bạn và cháu T. Nhưng tôi không ngạc nhiên chút nào, vì vốn dĩ bé T. rất ngoan hiền và học thì rất giỏi.
Cái tin cô bạn cựu Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ Phạm Phan Lang (Thực sự thì Phan Lang đã nhận quyết định thăng chức Đại Tá trước khi giải ngũ) từ xứ du lịch bờ biển Hạ Uy Di dọn về California làm nức lòng bè bạn khắp nơi trên đất liền. Nhóm Bắc Cali toàn nữ chúng tôi và Phan Lang cũng đều là thành viên của Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), Văn Bút Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, Cô Gái Việt, và Minh Châu Trời Đông, vui mừng điện thoại cho nhau ơi ới mỗi ngày, bàn tính rôm rả chuyện đi Nam Cali thăm nhà mới của “Đứa con gái cưng Mỹ Quốc” nữ Trung Tá gốc Việt đầu tiên của Hoa Kỳ, cũng là “Hậu duệ Hai Bà Trưng Triệu Việt Nam” là những câu chúng tôi thường gọi đùa người bạn gốc quân nhân này. Và tôi bắt đầu tính chuyện làm thơ, để chị Đỗ Dung viết thư pháp Chúc Mừng Tân Gia.
Hội chứng mặc cảm này chỉ cách đây khoảng chừng một năm, khi còn trong thời gian phải giữ khoảng cách vì dịch covid. Hôm đó tôi nghe tin người bạn bị một bà da trắng ngồi xe bên kia, cũng đang chờ đèn đỏ, ra dấu hạ kính xuống, cô ta không hiểu mô tê gì nên hạ kính xuống thì được nghe là “Mày cút về Tàu đi!” Rồi không lâu sau, tôi đọc facebook thấy em trai của người bạn của Bố tôi bị tấn công khi ông đi bộ trong khu gần nhà ở Bắc Cali, Ông bị thương tích nặng phải vào bệnh viện.
Tính đến nay, ông Hiền đã định cư ở Mỹ trên hai mươi lăm năm, theo diện HO. Chúng tôi quen nhau từ khi gia đình ông đến ở cùng một khu chung cư. Ông hiền như cái tên cha mẹ ông đặt để. Trước năm 1975, vợ ông làm cô giáo - tốt nghiệp trường Sư phạm Qui nhơn. Ông bà có bốn đứa con trai. Có lẽ đã quen với lối sống chừng mực và lễ giáo nên bà đã dạy dỗ mấy đứa con đi vào nền nếp, học hành chăm chỉ và rất lễ phép làm cho mọi người trong chung cư đều quí mến. Riêng gia đình tôi và gia đình ông Hiền kết thân từ dạo mới quen biết nhau.
Lễ phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm 2020-2021 - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2019 tới 30 tháng Sáu 2021 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 5 Tháng Mười Hai 2021, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tú được giữ lại trường học thêm một năm bổ túc để dạy lại đại học năm thứ nhất. Chuyện này cũng chỉ xảy ra tại chế độ XHCN. Ngày xưa các giáo sư dạy đại học đều có bằng cao học hay tiến sĩ, và nếu dạy bộ môn ngoại ngữ thì tất cả đều tốt nghiệp tại những trường danh tiếng tại nước ngoài. Đến thời xuyên tâm liên chữa bá bệnh và rau muống bổ hơn thịt bò thì sinh viên tốt nghiệp “quốc nội” như bọn Tú cũng được đưa lên dạy lớp đại học, có sao đâu!
Mười năm là một quãng thời gian dài so với đời sống ngắn ngủi của con người. Mười năm là một trong những cột mốc của đời người thế gian để ghi nhớ: Mười năm không gặp, mười năm lưu lạc, mười năm tình cũ, mười năm nhớ nhung… Cái biểu cảm như thế nào thì nó tùy thuộc vào cảm xúc của chính đương sự, hoàn cảnh bên ngoài chỉ là trợ duyên.
Sáng nay đang suy tư, chìm đắm trong tiếng nhạc tình ca thì vợ tôi bước ra phòng khách và bật TV xem tin tức. Thấy trên màn hình chiếu các hình ảnh tối hôm qua; Ngày 02 Tháng 06 Năm 2021, dân chúng vui mừng tháo khẩu trang quăng vào những thùng sắt đang ngùn ngụt lửa đỏ trước các nhà hàng, thấy lạ! Vâng, đó là ngày Ohio “mở cửa,” quyết định gỡ bỏ lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại các nơi công cộng khi tình hình dịch bệnh đang giảm dần nhờ chính quyền của tân Tổng Thống Biden gia tăng thúc đẩy các biện pháp chích ngừa trong dân chúng. Nhìn mọi người reo hò sung sướng, những ánh mắt hân hoan rực sáng, những nụ cười rạng rỡ trên môi vì được tự do trở lại sau hơn cả năm dài u ám vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành tôi mới thấy thấm thía làm sao lời ca trong bài “Đời đá vàng” của Nhạc Sĩ Vũ Thành An.
Nhạc sĩ Cung Tiến