Hôm nay,  

Sếp Mỹ Dại Ghê

22/10/202311:56:00(Xem: 4142)

10222023 Thanh Mai _ Lộc đàn cho quán rượu

 

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Dưới đây là bài viết mới nhất.

 

*

  

Tôi ở Mỹ và đi làm một số hãng. Thấy mấy sếp người Mỹ kỳ cục và dại ghê!

 

- Ông sếp ở hãng đầu tiên tôi làm một hôm mới sáng sớm bửng mắt đã dẫn vợ con của mình tới làm vệ sinh chùi dọn phòng ăn của công nhân làm mình ái ngại và thương tụi nhỏ hết sức. Tụi nhỏ đứa lau cửa kính, đứa lau sàn nhà, đứa chùi tủ lạnh rất chăm chỉ. Con cái nhà giàu mà cha mẹ đành đoạn bắt tụi nhóc làm những việc “hạ tiện” và tụi nhỏ rất vui vẻ không sợ bị mất phẩm giá trước mặt công nhân của cha mình. Thấy ở nước mình không? Con của ông lớn, sếp lớn được hầu hạ phục tùng như ông trời con. Ra đường có làm gì cũng chỉ cần thét vào mặt người ta “Có biết bố mày là ai không?” thiên hạ sợ xếp re. 

 

- Sau này tôi qua làm một hãng khác, các ngày lễ Tạ ơn (Thanks Giving), lễ Giáng sinh… hãng tôi luôn tổ chức tiệc ăn mừng. Mấy ông sếp lớn của hãng đều mặc áo và đội mũ của đầu bếp đứng múc thức ăn phục vụ cho công nhân cả ngàn người. Một nhóm mấy sếp khác thì phục vụ văn nghệ, hát hò làm hề đủ kiểu. Đứng múc thức ăn cả mấy tiếng đồng hồ có khi ở ngoài trời nắng gắt mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mỏi rục cả cẳng, ngửi mùi thức ăn chắc cũng no và ớn luôn rồi. Hầu hạ công nhân chi cho khổ vậy không biết! Cứ ăn trên ngồi trước như sếp lớn ở nước mình đố đứa công nhân nào dám hó hé. Lạng quạng ông đuổi cổ ngay.

 

-Vào ngày lễ Giáng Sinh, sếp Mỹ còn bỏ tiền túi mua quà tặng mỗi công nhân để cảm ơn họ đã bỏ công sức làm việc cho hãng. Sếp Mỹ dở ghê không biết học cái khôn của mấy ông sếp lớn ở Việt Nam hoặc Tàu - Mấy ngày lễ Sinh nhật, Giáng Sinh và Tết là những ngày “lộc khẳm” của thuộc cấp rinh tới đầy nhà sếp có thể xây “biệt phủ” chứ chả chơi!

 

- Sếp của tôi đã nhận những người mà chúng tôi giới thiệu vào làm trong hãng, chỉ phỏng vấn sơ sơ. Sếp không nhận “thủ tục đầu tiên” hoặc dẫn đi nhậu như ở nước ta mà còn cảm ơn chúng tôi đã giới thiệu người tốt và thưởng tiền cho người giới thiệu nữa. Dại ghê chưa?

 

- Trong hãng tôi có cô nàng Daisy là người Hmong. Tính cũng hơi ngang tàng nhiều khi nổi hứng là la sếp. Có lần Daisy viết giấy xin nghỉ phép nhưng theo kiểu điền ngày của cô nàng ai cũng tưởng là xin nghỉ một lèo 10 ngày. Đến ngày thứ sáu thì Daisy vào hãng làm lại. Ai cũng ngạc nhiên, sếp hỏi:

 

 - Ủa! Chứ không phải cô xin nghỉ hết tuần sau lận à?

 

Daisy tỉnh bơ hỏi lại :

 

- Bà ký giấy cho tôi bộ không biết mà sao lại hỏi vậy?

 

- Tôi thấy cô ghi tùm lum tưởng cô xin 10 ngày!

 

Daisy nói ngang như cua:

 

- Nếu bà không chắc chắn thì phải hỏi tôi trước khi ký chứ.

 

Sếp cãi không lại hay không muốn cãi phải xin lỗi rồi bỏ đi. Gặp sếp Việt Nam chắc nhỏ Daisy bị “ếm sì bùa” hoặc tống ra khỏi hãng rồi! 

 

- Một người chủ quán rượu mời Lộc (con trai tôi) tới chơi piano cho tiệm rượu của họ mỗi tối thứ Năm. Khi Lộc hỏi giá lương họ sẽ trả cho mình thì ông ta nói Lộc cứ cho giá sẽ thương lượng sau. Không ngờ khi Lộc nói giá 30 đô một giờ thì ông ta nói:

 

- Vợ chồng tôi có bàn với nhau và sẽ trả cho bạn 50$/giờ. 

 

Ngạc nhiên chưa!!! Cứ tưởng là dân làm ăn họ sẽ đôi co đòi mình giảm giá ai ngờ ngược lại! Họ đã thấy Lộc chơi đàn trước kia, biết Lộc bị yếu thị lực và trông không lanh lợi mà vẫn thuê Lộc làm việc cho mình còn trả lương cao mới lạ chứ! Có thể là người Mỹ công tâm hơn, rộng rãi hơn người Việt mình vì họ có điều kiện sống thoải mái hơn? Người mình thì giống người Tàu, trong chuyện kinh doanh ép được ai thì cứ ép, ai dại rán chịu.

 

Chúng tôi tới quán bar gặp ông chủ trước để dợt thử cây đàn piano và nói chuyện sơ về công việc sắp tới của Lộc. Chủ của bar rượu tức sếp tương lai của Lộc là một anh chàng Mỹ trắng cao ráo đẹp trai trông rất đàng hoàng. Sếp tương lai yêu cầu Lộc chơi một vài bản nhạc để thu video chắc  đem về cho vợ mình xem và sau đó hết lời khen ngợi Lộc cứ như Lộc là một trong top những người chơi piano giỏi nhất thế giới vậy. Sếp khen Lộc quá nên tôi cũng phải khen lại:

 

- Tôi có kể cho bà con của mình nghe về vụ tiền lương ông trả 50 đô một giờ cho Lộc trong khi chúng tôi chỉ yêu cầu 30 đô. Ai cũng ngạc nhiên vì ông tốt quá!

 

Anh sếp cười nói: 

 

- Hồi giờ chúng tôi đâu có thuê người chơi đàn nên không biết giá. Nhưng chúng tôi thấy 30$/giờ cho người nghệ sĩ tài năng thì ít quá nên thêm vào. 

 

Rồi sếp kể thêm:

 

- Vợ tôi có bà con ở Cambodia nên chúng tôi qua đó du lịch. Trước ngày về lại Mỹ tôi đi cắt tóc và họ chỉ lấy có 20 xu tiền công. Quá rẻ nhưng tôi đưa họ 20 đô vì tôi cắt tóc ở Mỹ giá này!

 

Anh chàng làm tôi mắc cỡ ghê vì hồi về Việt Nam chơi tôi đã đi cắt tóc … cho rẻ chứ tiền cắt tóc ở Mỹ mắc gấp mấy chục lần giá cắt tóc ở Việt Nam. Dĩ nhiên là trả theo giá của Việt Nam. Tiết kiệm mà! Chỉ đỡ tệ một tí là tôi có tặng thêm họ tiền tip!

 

- Ông xã tôi làm ở bưu điện kể có hôm vừa lái xe vô parking bưu điện thấy một đám mấy ông sếp mặc áo mưa, tay cầm sô nước tay cầm dẻ lau rửa xe cho nhân viên của mình. Nhân viên thì ngồi trong xe nghe nhạc tỉnh rụi cho sếp hì hục cọ rửa. Xong rồi còn đưa tiền “tip” thưởng thêm cho sếp nữa chứ. Ha ha! Sau mới biết các sếp tổ chức làm vậy để lấy tiền “donate” cho thiên tai sóng thần của Nhật. Nghĩ không ra! Sếp có thể bỏ tiền túi ra quyên góp dễ và khỏe hơn không? Chắc lâu nay ngồi không để nhân viên làm việc nên giờ muốn kiếm cớ đền bù chăng? 

 

Nói đến việc “donation” giúp đỡ nạn nhân của thiên tai xin nói lạc đi một tí không dính líu đến sếp Mỹ mà nói đến người dân Mỹ cũng kỳ cục không kém. Mỗi lần nghe ở đâu có thiên tai lớn là dân chúng từ lớn đến nhỏ cứ ào ào góp tiền giúp đỡ không nói làm gì, họ còn bỏ công bỏ việc bay tới tận nơi giúp đỡ không màng nguy hiểm, dịch bệnh, và cũng không nghĩ đến chuyện tích đức cho mình hoặc cho thân nhân. Không cầu bề trên phù hộ cho thì bề trên làm sao biết mà ghi vào sổ công đức. Dại ghê! Làm chuyện ruồi bu không công mà cứ ào ào xung phong tự nguyện!

 

- Sếp Mỹ để nhân viên, công nhân của mình kêu tên của mình như bạn bè. Còn dám nói đùa và chọc quê mình nữa. Ông sếp của tôi tên Tim, chắc cỡ tuổi dưới 60. Ông ta có mái tóc màu trắng bạch kim rất đẹp nên đám công nhân Việt Nam đặt tên cho ông ta là “Đầu Bạc” để dễ nói xấu mà người Mỹ không biết. Tôi ít nhớ họ của ông ta vì họ dài thòng. Nhớ chi cho mệt vì thường khi nói chuyện với sếp chỉ kêu tên Tim hoặc “you” mà thôi. Vậy mà có lần tôi gặp trục trặc khi sáng sớm bị đau bụng phải gọi vào hãng xin nghỉ làm hôm đó. Chỉ cần trả lời vào máy tên mình, tên sếp, lý do xin nghỉ, ngày nào. Nhưng đến phần tên sếp tôi chỉ nhớ có tên Tim mà sếp tên Tim của hãng cũng có vài người nên tôi nói đại là “Tim ….Silver Hair”. Hôm sau khỏe lại tôi đi làm, sếp tới gặp hỏi thăm tôi khỏe chưa và cười cười cảm ơn tôi đặt biệt danh mới cho mình. Làm run bắt chết tưởng bị tới bắt tội chứ!

 

Có lần tôi nằm mơ thấy về Việt Nam chơi đang đi dạo ngoài đường biển Nha Trang thì gặp ông sếp Tim này phóng xe vèo vèo thật nhanh trên đường biển. Sếp lái xe nhanh vậy mà thấy tôi bèn cua cái rẹt và thắng cái rét hỏi tội tôi: “Hãng đang bắt làm tăng ca overtime mà sao mi lại đi dạo biển ở đây?”. Tôi cãi là đang lấy phép nghỉ về Việt Nam chơi bộ ông ký giấy phép mà không nhớ sao. Sếp quê độ chạy xe đi mất. Tối đó về khách sạn tôi nghe tin tức trên TiVi nói  có người chạy xe trên đường biển rất nhanh đã tung chết một phụ nữ mang bầu rồi chạy mất. Tính về thời điểm sếp gặp tôi thì đúng là thủ phạm rồi nên tôi bèn gọi Phone báo cho cảnh sát biết người tình nghi có thể là ông sếp của tôi.

 

Qua hôm sau tôi đi làm gặp sếp bỗng nhớ tới giấc mơ bèn kêu:

 

- Tim! Tối qua tui nằm mơ thấy ông tông người ta rồi bỏ chạy đó. (Hit and Run). 

 

Tôi kể chuyện giấc mơ đêm qua cho sếp nghe. Sếp cười tủm tỉm và bỏ đi. Sáng sớm ngày kế sếp tới tìm tôi và nói:

 

- Thanh! Bà có biết chiều qua đi làm về tôi bị giấc mơ của bà ám ảnh cứ liếc chừng xem có bị xe cảnh sát nào theo dõi không đó. 

 

Ha ha! Không ngờ sếp Mỹ lại đi nghe chuyện nằm mơ tào lao của cấp dưới mà hưởng ứng và lo sợ hén! Nói chung sếp Mỹ khác sếp bên Việt Nam mình và dại ơi là dại!

 

Ý kiến bạn đọc
24/10/202309:27:21
Khách
Buồn cười@])*$**(<_/$ quá
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 630,830
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Rời Cali cả tuần nay rồi mà tâm trí tôi vẫn bềnh bồng với những sinh hoạt ngày Tết trôi qua vội vã – Gần bốn tuần lễ vui chơi ở Orange County, ngày nối tiếp ngày, đêm trôi qua đêm với những náo nức rộn rã như những ngày xưa tuổi nhỏ mỗi lần Tết đến. Tôi thật sự chưa tỉnh thức với chính mình. Cái gì làm tôi u mê đến vậy? Xin đừng hỏi tôi, tôi không trả lời được đâu. Không dấu được nỗi buồn còn đọng lại sau chuyến đi, tôi bỗng giật mình thảng thốt với chính mình. Vui chơi với bè bạn tuổi không còn trẻ nữa tuổi bảy lăm mà cứ tưởng mười lăm nên trận mưa đêm rã rít hiếm có ở Cali làm tôi có chút ngỡ ngàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến