Hôm nay,  

Sếp Mỹ Dại Ghê

22/10/202311:56:00(Xem: 4137)

10222023 Thanh Mai _ Lộc đàn cho quán rượu

 

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Dưới đây là bài viết mới nhất.

 

*

  

Tôi ở Mỹ và đi làm một số hãng. Thấy mấy sếp người Mỹ kỳ cục và dại ghê!

 

- Ông sếp ở hãng đầu tiên tôi làm một hôm mới sáng sớm bửng mắt đã dẫn vợ con của mình tới làm vệ sinh chùi dọn phòng ăn của công nhân làm mình ái ngại và thương tụi nhỏ hết sức. Tụi nhỏ đứa lau cửa kính, đứa lau sàn nhà, đứa chùi tủ lạnh rất chăm chỉ. Con cái nhà giàu mà cha mẹ đành đoạn bắt tụi nhóc làm những việc “hạ tiện” và tụi nhỏ rất vui vẻ không sợ bị mất phẩm giá trước mặt công nhân của cha mình. Thấy ở nước mình không? Con của ông lớn, sếp lớn được hầu hạ phục tùng như ông trời con. Ra đường có làm gì cũng chỉ cần thét vào mặt người ta “Có biết bố mày là ai không?” thiên hạ sợ xếp re. 

 

- Sau này tôi qua làm một hãng khác, các ngày lễ Tạ ơn (Thanks Giving), lễ Giáng sinh… hãng tôi luôn tổ chức tiệc ăn mừng. Mấy ông sếp lớn của hãng đều mặc áo và đội mũ của đầu bếp đứng múc thức ăn phục vụ cho công nhân cả ngàn người. Một nhóm mấy sếp khác thì phục vụ văn nghệ, hát hò làm hề đủ kiểu. Đứng múc thức ăn cả mấy tiếng đồng hồ có khi ở ngoài trời nắng gắt mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mỏi rục cả cẳng, ngửi mùi thức ăn chắc cũng no và ớn luôn rồi. Hầu hạ công nhân chi cho khổ vậy không biết! Cứ ăn trên ngồi trước như sếp lớn ở nước mình đố đứa công nhân nào dám hó hé. Lạng quạng ông đuổi cổ ngay.

 

-Vào ngày lễ Giáng Sinh, sếp Mỹ còn bỏ tiền túi mua quà tặng mỗi công nhân để cảm ơn họ đã bỏ công sức làm việc cho hãng. Sếp Mỹ dở ghê không biết học cái khôn của mấy ông sếp lớn ở Việt Nam hoặc Tàu - Mấy ngày lễ Sinh nhật, Giáng Sinh và Tết là những ngày “lộc khẳm” của thuộc cấp rinh tới đầy nhà sếp có thể xây “biệt phủ” chứ chả chơi!

 

- Sếp của tôi đã nhận những người mà chúng tôi giới thiệu vào làm trong hãng, chỉ phỏng vấn sơ sơ. Sếp không nhận “thủ tục đầu tiên” hoặc dẫn đi nhậu như ở nước ta mà còn cảm ơn chúng tôi đã giới thiệu người tốt và thưởng tiền cho người giới thiệu nữa. Dại ghê chưa?

 

- Trong hãng tôi có cô nàng Daisy là người Hmong. Tính cũng hơi ngang tàng nhiều khi nổi hứng là la sếp. Có lần Daisy viết giấy xin nghỉ phép nhưng theo kiểu điền ngày của cô nàng ai cũng tưởng là xin nghỉ một lèo 10 ngày. Đến ngày thứ sáu thì Daisy vào hãng làm lại. Ai cũng ngạc nhiên, sếp hỏi:

 

 - Ủa! Chứ không phải cô xin nghỉ hết tuần sau lận à?

 

Daisy tỉnh bơ hỏi lại :

 

- Bà ký giấy cho tôi bộ không biết mà sao lại hỏi vậy?

 

- Tôi thấy cô ghi tùm lum tưởng cô xin 10 ngày!

 

Daisy nói ngang như cua:

 

- Nếu bà không chắc chắn thì phải hỏi tôi trước khi ký chứ.

 

Sếp cãi không lại hay không muốn cãi phải xin lỗi rồi bỏ đi. Gặp sếp Việt Nam chắc nhỏ Daisy bị “ếm sì bùa” hoặc tống ra khỏi hãng rồi! 

 

- Một người chủ quán rượu mời Lộc (con trai tôi) tới chơi piano cho tiệm rượu của họ mỗi tối thứ Năm. Khi Lộc hỏi giá lương họ sẽ trả cho mình thì ông ta nói Lộc cứ cho giá sẽ thương lượng sau. Không ngờ khi Lộc nói giá 30 đô một giờ thì ông ta nói:

 

- Vợ chồng tôi có bàn với nhau và sẽ trả cho bạn 50$/giờ. 

 

Ngạc nhiên chưa!!! Cứ tưởng là dân làm ăn họ sẽ đôi co đòi mình giảm giá ai ngờ ngược lại! Họ đã thấy Lộc chơi đàn trước kia, biết Lộc bị yếu thị lực và trông không lanh lợi mà vẫn thuê Lộc làm việc cho mình còn trả lương cao mới lạ chứ! Có thể là người Mỹ công tâm hơn, rộng rãi hơn người Việt mình vì họ có điều kiện sống thoải mái hơn? Người mình thì giống người Tàu, trong chuyện kinh doanh ép được ai thì cứ ép, ai dại rán chịu.

 

Chúng tôi tới quán bar gặp ông chủ trước để dợt thử cây đàn piano và nói chuyện sơ về công việc sắp tới của Lộc. Chủ của bar rượu tức sếp tương lai của Lộc là một anh chàng Mỹ trắng cao ráo đẹp trai trông rất đàng hoàng. Sếp tương lai yêu cầu Lộc chơi một vài bản nhạc để thu video chắc  đem về cho vợ mình xem và sau đó hết lời khen ngợi Lộc cứ như Lộc là một trong top những người chơi piano giỏi nhất thế giới vậy. Sếp khen Lộc quá nên tôi cũng phải khen lại:

 

- Tôi có kể cho bà con của mình nghe về vụ tiền lương ông trả 50 đô một giờ cho Lộc trong khi chúng tôi chỉ yêu cầu 30 đô. Ai cũng ngạc nhiên vì ông tốt quá!

 

Anh sếp cười nói: 

 

- Hồi giờ chúng tôi đâu có thuê người chơi đàn nên không biết giá. Nhưng chúng tôi thấy 30$/giờ cho người nghệ sĩ tài năng thì ít quá nên thêm vào. 

 

Rồi sếp kể thêm:

 

- Vợ tôi có bà con ở Cambodia nên chúng tôi qua đó du lịch. Trước ngày về lại Mỹ tôi đi cắt tóc và họ chỉ lấy có 20 xu tiền công. Quá rẻ nhưng tôi đưa họ 20 đô vì tôi cắt tóc ở Mỹ giá này!

 

Anh chàng làm tôi mắc cỡ ghê vì hồi về Việt Nam chơi tôi đã đi cắt tóc … cho rẻ chứ tiền cắt tóc ở Mỹ mắc gấp mấy chục lần giá cắt tóc ở Việt Nam. Dĩ nhiên là trả theo giá của Việt Nam. Tiết kiệm mà! Chỉ đỡ tệ một tí là tôi có tặng thêm họ tiền tip!

 

- Ông xã tôi làm ở bưu điện kể có hôm vừa lái xe vô parking bưu điện thấy một đám mấy ông sếp mặc áo mưa, tay cầm sô nước tay cầm dẻ lau rửa xe cho nhân viên của mình. Nhân viên thì ngồi trong xe nghe nhạc tỉnh rụi cho sếp hì hục cọ rửa. Xong rồi còn đưa tiền “tip” thưởng thêm cho sếp nữa chứ. Ha ha! Sau mới biết các sếp tổ chức làm vậy để lấy tiền “donate” cho thiên tai sóng thần của Nhật. Nghĩ không ra! Sếp có thể bỏ tiền túi ra quyên góp dễ và khỏe hơn không? Chắc lâu nay ngồi không để nhân viên làm việc nên giờ muốn kiếm cớ đền bù chăng? 

 

Nói đến việc “donation” giúp đỡ nạn nhân của thiên tai xin nói lạc đi một tí không dính líu đến sếp Mỹ mà nói đến người dân Mỹ cũng kỳ cục không kém. Mỗi lần nghe ở đâu có thiên tai lớn là dân chúng từ lớn đến nhỏ cứ ào ào góp tiền giúp đỡ không nói làm gì, họ còn bỏ công bỏ việc bay tới tận nơi giúp đỡ không màng nguy hiểm, dịch bệnh, và cũng không nghĩ đến chuyện tích đức cho mình hoặc cho thân nhân. Không cầu bề trên phù hộ cho thì bề trên làm sao biết mà ghi vào sổ công đức. Dại ghê! Làm chuyện ruồi bu không công mà cứ ào ào xung phong tự nguyện!

 

- Sếp Mỹ để nhân viên, công nhân của mình kêu tên của mình như bạn bè. Còn dám nói đùa và chọc quê mình nữa. Ông sếp của tôi tên Tim, chắc cỡ tuổi dưới 60. Ông ta có mái tóc màu trắng bạch kim rất đẹp nên đám công nhân Việt Nam đặt tên cho ông ta là “Đầu Bạc” để dễ nói xấu mà người Mỹ không biết. Tôi ít nhớ họ của ông ta vì họ dài thòng. Nhớ chi cho mệt vì thường khi nói chuyện với sếp chỉ kêu tên Tim hoặc “you” mà thôi. Vậy mà có lần tôi gặp trục trặc khi sáng sớm bị đau bụng phải gọi vào hãng xin nghỉ làm hôm đó. Chỉ cần trả lời vào máy tên mình, tên sếp, lý do xin nghỉ, ngày nào. Nhưng đến phần tên sếp tôi chỉ nhớ có tên Tim mà sếp tên Tim của hãng cũng có vài người nên tôi nói đại là “Tim ….Silver Hair”. Hôm sau khỏe lại tôi đi làm, sếp tới gặp hỏi thăm tôi khỏe chưa và cười cười cảm ơn tôi đặt biệt danh mới cho mình. Làm run bắt chết tưởng bị tới bắt tội chứ!

 

Có lần tôi nằm mơ thấy về Việt Nam chơi đang đi dạo ngoài đường biển Nha Trang thì gặp ông sếp Tim này phóng xe vèo vèo thật nhanh trên đường biển. Sếp lái xe nhanh vậy mà thấy tôi bèn cua cái rẹt và thắng cái rét hỏi tội tôi: “Hãng đang bắt làm tăng ca overtime mà sao mi lại đi dạo biển ở đây?”. Tôi cãi là đang lấy phép nghỉ về Việt Nam chơi bộ ông ký giấy phép mà không nhớ sao. Sếp quê độ chạy xe đi mất. Tối đó về khách sạn tôi nghe tin tức trên TiVi nói  có người chạy xe trên đường biển rất nhanh đã tung chết một phụ nữ mang bầu rồi chạy mất. Tính về thời điểm sếp gặp tôi thì đúng là thủ phạm rồi nên tôi bèn gọi Phone báo cho cảnh sát biết người tình nghi có thể là ông sếp của tôi.

 

Qua hôm sau tôi đi làm gặp sếp bỗng nhớ tới giấc mơ bèn kêu:

 

- Tim! Tối qua tui nằm mơ thấy ông tông người ta rồi bỏ chạy đó. (Hit and Run). 

 

Tôi kể chuyện giấc mơ đêm qua cho sếp nghe. Sếp cười tủm tỉm và bỏ đi. Sáng sớm ngày kế sếp tới tìm tôi và nói:

 

- Thanh! Bà có biết chiều qua đi làm về tôi bị giấc mơ của bà ám ảnh cứ liếc chừng xem có bị xe cảnh sát nào theo dõi không đó. 

 

Ha ha! Không ngờ sếp Mỹ lại đi nghe chuyện nằm mơ tào lao của cấp dưới mà hưởng ứng và lo sợ hén! Nói chung sếp Mỹ khác sếp bên Việt Nam mình và dại ơi là dại!

 

Ý kiến bạn đọc
24/10/202309:27:21
Khách
Buồn cười@])*$**(<_/$ quá
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 630,602
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến