Hôm nay,  

“Homeless” Ở Đại Lộ Bolsa

22/02/202422:41:00(Xem: 6406)

Hình 2
Hình chụp trước cửa văn phòng Hội Thánh Tin Lành ngay kế bên cạnh BBQ Liên Hoa. Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Bài mới nhất “Homeless ở Đại Lộ Bolsa” của ông phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, ngay giữa lòng cộng đồng người Việt. Mong tác giả tiếp tục gửi bài.
 
***
 
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway.
 
Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
 
Chúng tôi mới treo bảng God Is Love cho văn phòng hội thánh Tin Lành cạnh BBQ Liên Hoa đường Bolsa ngày 22/12/2023 mà đã chứng kiến nhiều cảnh đời “homeless” éo le vui buồn lẫn lộn.

Bề mặt trước văn phòng phân nửa là cửa kiếng, phân nửa là gạch, nên đứng ngoài nhìn vào ai cũng tưởng văn phòng này chỉ tính từ cửa kiếng, gây hiểu lầm văn phòng không có quyền gì phần sân trước tường gạch. Nên lắm ”homeless” tụ tập ở đây.

Theo tôi, có khoảng 50-70 người homeless sống quanh Bolsa Ave giữa Magnolia và Brookhurst.
 
 
Hường và Tâm
 
“Chào anh, người Việt mình có phố Bolsa cũng đỡ cho người homeless như tụi em lắm,” người homeless lần đầu tiên tôi gặp khi mở cửa văn phòng mở lời gợi chuyện.

“Chào anh, tôi tên Thắng.  Anh tên gì?” Tôi trả lời.

“Em tên con gái, tên Hường.”

“Con trai cũng có tên đó mà,” tôi đáp đỡ lời anh. “À, mà Hường nói ‘phố Bolsa  đỡ cho người homeless’ là sao?”

“Thì tụi em không bị đuổi đi hoặc bị kỳ thị như ở các khu business khác,” Hường hí hửng nói khi thấy tôi dễ chịu.  “Ngoài ra tụi em còn được cho ăn nữa đó.  Có khi được tiền nữa.”

Rồi Hường tự nhiên kể về đời anh như đã quen tôi lâu lắm rồi.

Anh vượt biên qua Mỹ lúc 14 tuổi với bà dì định cư tại Iowa.  Rồi 18 tuổi anh ham chơi tụ năm tụ bảy với bạn bè toàn Mỹ Trắng đưa đến nghiện ngập rồi homeless.  Anh có hai con với một thiếu nữ Trắng, rồi bị bắt vì tội nhiều lần đốt thùng giấy để sưởi ấm đêm đông lạnh. 

Ra tù không nhà không cửa, không vợ không con, anh về San Jose, Cali, sống với bàn dì khi ấy là chủ nhà hàng.  Nhưng anh phải làm việc 14 tiếng một ngày để đổi lại free ăn và ở.

Được vài năm, anh không muốn chôn đời mãi không thấy cả mặt trời vì khi đi làm ông trời chưa thức, và khi về thì ông trời đã ngủ từ lâu, anh lại lang thang xuống Little Saigon phố Bolsa. 

“Ở đây tuy homeless nhưng em vẫn không đói, có tiền lai rai ngày vài đồng mua đủ bao thuốc lá, chỉ có ngủ thì hơi lạnh nhưng em cũng quen rồi.  Còn tắm thì cứ $25 một tháng membership ở gym 24 Fitness là êm thôi,” Hường tự tin kể lể, “Quan trọng nhất là tự do anh ạ.”

Đang dở dang câu chuyện thì một người homeless nữa đến.

“Anh tên gì?” Tôi mở lời.

“Tâm,” anh cọc lóc trả lời.  Rồi anh móc gói thuốc lá Denim made in Germany, hút hai điếu cùng lúc.

“Anh hút thuốc lạ quá,” tôi ngạc nhiên hỏi, “anh không sợ sặc sao?”

“Hút vậy mới đã anh.  Thuốc này cũng rẻ.  Em mua $2 một gói, bán lại $4,” Tâm huyên thuyên nói về đời anh mà không cần tôi hỏi.

“Ủa, vậy Tâm bán cho ai?”

“Cho mấy đứa bụi đời như em nè anh.  Đôi khi gặp khách các quán cafê em cũng mời mua.  Miễn bán một ngày 10 gói là ấm đủ tiền ăn sang rồi anh.”

“Vậy sao họ không mua thẳng giá $2?”

“Nó đâu biết chỗ gốc đâu anh.  Em nhờ Trời cho biết mánh chơi với đám Mỹ Đen vì nó tưởng em cũng Đen.”

“Vậy Tâm sanh ở đâu?” Tôi ngạc nhiên hỏi.

“Ở Long Xuyên anh ơi.  Mà em không biết má em.  Nghe nói má sanh em xong đem cho bà vú nuôi, tới giờ em chẳng biết má em và ba em là ai.  Chỉ biết em lai Đen rồi qua Mỹ với vú nuôi và em trai nuôi.”

“Mừng cho Tâm,” tôi an ủi anh, “Mà sống độc thân như Tâm cũng vui.”

“Đâu có.  Em có con vợ.  Mỗi tháng em cho nó $50 và con nó $50 để nó dẫn em đi bác sỹ hoặc đi đâu cần giấy tờ, vì em không biết chữ, không biết ký vào đâu.  Nói vợ cho oai chứ em với nó có chung nhà đâu,” Tâm vừa nói hăng say vừa cười hồn nhiên.

“Vợ không ở chung là sao?” tôi tò mò.

“Nó ở viện tâm thần, một tuần được ra ngoài đi chơi với em một lần.  Em đón nó bằng xe bus rồi hai đứa lang thang khu Bolsa đông người Việt cũng vui lắm anh ơi.  Mười mấy năm nay tụi em sống vậy rồi đó.”

Thế cũng hết một ngày vui suy gẫm chuyện đời ở Phố Bolsa với những người chân chất.
 
 
Ngọc
 
Trời mưa liên tục bốn hôm thì thật lạ ở Phố Bolsa.  Lại thêm gió giật có khi lên đến 18 miles/giờ.

Thế mà chị Ngọc lang thang ướt nhẹp người đủ để cảm lạnh.

“Anh có khăn dư hoặc giấy chùi tay cho em xin lau người ạ,” chị tạt vào văn phòng tôi lúc xế chiều khi các tiệm đóng cửa gần hết.

“Chị ngồi đây sưởi ấm đi,” tôi lấy chiếc máy sưởi nhỏ đem lại để trước chị, “Chị tên gì?”

“Em tên Ngọc.  Em ở Texas, mới qua được hai tháng.  Con cháu nó đem em qua đây rồi bỏ em một mình.  Nó bay đi South Carolia làm nails rồi,” chị huyên thuyên, “Mà cũng có cái may, nhờ vậy em mới homeless, tháng kiếm được từ $1,000 đến $2,000.”

“Thế là chị giàu hơn tôi rồi.  Bệnh đã có Medical, SSI thì được thêm $1,100,” tôi nói đùa.

“Không, vì em không có giấy tờ gì cả.  Em mất hết tất cả giấy tờ, chỉ còn nhớ số security thôi,” Ngọc lại huyên thuyên, “Em lấy chồng Mỹ gốc Việt rồi qua Mỹ năm 2012.  Sáu tháng sau ly dị.  Em lấy chồng lần hai có một con gái năm 2014, rồi cũng bỏ nhau.  Đứa con gái thì chính phủ đưa cha mẹ nuôi vì lúc ấy em bị khủng hoảng rồi bệnh tâm thần luôn.  À không, chắc em bị tâm thần hồi ở Việt Nam sau cú té xe đập đầu xuống đất.  Em cũng không biết.  Nhưng chắc là em bị tâm thần.”

“Tôi thấy chị bình thường mà,” tôi an ủi Ngọc.

“Anh có miếng giấy và cây viết thì cho em mượn,” Ngọc trố mắt nhìn tôi nói như thể chị cần viết điều gì đó lắm, “Màu đen và màu đỏ càng tốt nha anh.”
Tôi làm theo yêu cầu Ngọc.  Ngọc cắm cúi viết tên chị, tên con gái, ngày sanh cả hai, ký tên, rồi cứ thế viết lại đầy cả hơn ba trang giấy.  Lạ là tên chị mực đen, tên con gái mực đỏ.

Nước mắt Ngọc bắt đầu lăn xuống quyện lấy những giọt mưa chưa lau ráo hết.  Phải chăng nước mắt Trời và nước mắt người đều giống nhau!
“Ủa sao tên em mực đen mà tên con em mực đỏ?” Tôi ngạc nhiên hỏi.

“Đời em đen quá anh ơi!  Em muốn đời con em số đỏ như Pechanga tiền vô như nước,” Ngọc mếu máo.

“Em hay đi sòng bài lắm à?”

“Không, nhưng em thấy xe bus Pechanga đỏ chét có hình mấy cô gái cười tươi lắm nên em nghĩ Pechanga hạnh phúc lắm.”

Rồi Ngọc cắm cúi viết tiếp với nụ cười thỉnh thoảng trên môi như đang đùa giỡn với những kỷ niệm cùng con gái.

Ngọc đứng dậy bất ngờ như khi mới đến. 

“Em muốn cúng tiền cho hội thánh,” Ngọc vừa nói vừa nhìn quanh tìm hộp lạc hiến, “Một tháng em cúng $500 đó anh.  Em cứ lang thang thấy đâu có hộp từ thiện là em dâng.  Của Trời cho em chứ có phải của em đâu!”

Lạy vài lạy trước hộp lạc hiến sau khi bỏ vài đô vô hộp, rồi Ngọc chậm rãi ra đi với thùng xe kéo đầy đồ đạc lủng củng.

Trời vẫn mưa lất phất phủ choàng lên áo len Ngọc như những giọt nước mắt không tan.
 
 
Trường và Long
 
“Wow, lâu lắm mới gặp lại anh Thắng,” Trường reo lên khi gặp tôi, “Đã mấy năm rồi đó.”

“Ừm, gặp Trường vui quá,” tôi đáp, “Giờ ở đâu?”

“Em qua boarding care ở Chapman.  Đây là anh Long.  Anh Thắng nhớ anh Long trước ở với em ở Lampson không?  Anh Long giờ “homeless” rồi.”

“À, tôi nhớ anh Long lúc trước ở chung nhà Trường khi tôi ghé thăm.  Lâu lắm rồi đó.  Anh Long khoẻ không?” Tôi quay sang hỏi anh Long.

“Khỏe gì mà khoẻ.  Giờ “homeless” rồi anh ơi.  Tôi ở chung nhà mấy đứa đó méc sở xã hội tôi hút cần sa nên họ cắt tiền tôi rồi,” anh Long nhìn tôi rầu rầu nói.

Từ đó cứ mỗi sáng anh đều ghé văn phòng tôi xin ly cà-phê hoặc trà nóng rồi ngồi trước cửa văn phòng phía tường gạch. 

Nhưng không bao giờ anh uống.  Chỉ ngồi dăm phút rồi lững thững ra đi để lại đống ly và giấy chùi miệng.

“Anh Long uống xong nhớ vứt ly vào thùng rác nha.  Đừng đổ nước đầy sàng rồi xả rác đó rồi đi.  Tôi dọn mệt lắm nha,” tôi nhẹ nhàng nhắc anh.

Tết là lần cuối cùng tôi hết kiên nhẫn với anh khi anh vào ngồi ghế văn phòng đúng lúc bữa ăn trưa Tết mùng hai. 

“Chúc năm mới Giáp Thìn anh Long tìm được chỗ ở nha.  Anh ăn gì không?” tôi vồn vã tiếp anh.

“Yes, cho tôi chén cơm thịt kho Tàu với hai quả trứng đi,” anh Long điềm tĩnh nói.  Anh lúc nào cũng điềm tĩnh.

“Đây, mời anh.”

Anh ngồi nhìn thức ăn phút chốc rồi bật dậy bỏ đi không nó một lời, không ăn một miếng. 

Chắc anh nghĩ, “Đây là thuốc độc.”
 
 
Lân
 
“Anh có thể giúp tôi giúp em Lân “homeless” này cai nghiện được không?” cô Bạch gọi phone tôi hỏi.

“Được nếu người đó chịu theo chương trình Celebration Recovery,” tôi trả lời liền.

Lân theo cha mẹ qua Mỹ diện H.O. năm 1992 khi em mới 2 tuổi.  Lân rất gần gũi mẹ đến tận năm 12 tuổi thì mẹ mất gây cú sốc khủng hoảng cho Lân, khiến Lân trầm cảm và sa vào nghiện thuốc theo toa.

Vừa xong high school thì Lân bắt đầu bỏ nhà đi lang thang dù không theo bè kết đám nào cả. 

Lân cao 5’9, đẹp trai, trông rất giống trai Nam Hàn, lúc nào cũng ăn mặc tươm tất. Tâm thì rất thiện, không làm phiền hoặc hại ai bao giờ.  Thật không thể ngờ Lân lại thành “homeless” vì nhớ mẹ, không muốn ở nhà mà chỉ muốn lang thang.

“Chú có gì cho con ăn không?” Lân đến văn phòng tôi đêm chúng tôi họp mặt tất niên.

“Có nhiều lắm, nào cơm chiên, gà nướng, gỏi, và nhiều nữa.”

“Cơm chiên đi chú,” Lân vừa nói vừa run tay mở nắp hộp thuốc theo toa rồi nốc liền ba viên mà tôi không biết thuốc gì.

Sau khi no nê cả thức ăn, Lân trút đổ tâm sự.

Ba Lân là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa bị tù cải tạo tám năm đủ tiêu chuẩn qua Mỹ diện H.O. Lân là út trong nhà cách người anh kế đến 15 năm, nên bao nhiêu tình thương gia đình dành hết cho Lân, nhưng cũng không đủ giúp Lân thoát cuộc tìm lãng quên bằng thuốc theo toa.
 
 
Bo
 
Anh Bo bước vào văn phòng tôi với thùng loa karaoke khổng lồ đủ loại dây nhợ và microphone.

“Mời anh ngồi.  Sao anh biết đây mà đến?” Tôi hỏi anh.

“Em ngồi ăn ở Phở Lover, thấy cái bảng God Is Love nên lấy làm lạ vào hỏi thăm xem là gì,” Bo ôn tồn nói. 

Rồi Bo tự dưng kể về đời gian truân của anh từ tiểu bang lạnh mấy chục năm qua, lần đầu về sống ở Bolsa vì nghe nói “đất lành chim đậu” ở đây.  Rồi chuyện tù tội oan đến chuyện lang thang hát vỉa hè các khu chợ Việt Bolsa.

“Để em thử hát cho anh nghe nha,” Bo vừa nói vừa cắm điện máy karaoke.

Giọng anh hay và khỏe lắm, có lẽ nhờ anh lai Đen.  Phải công nhận thế giới phải biết ơn người da Đen về đóng góp thể thao và âm nhạc của họ. 

Một người, rồi hai người, rồi nhiều người thập thò trước văn phòng tôi nghe anh hát.

“Em kiếm được vài chục đô-la một ngày đó anh.  Có người cho $100 luôn đó,” Bo ôn tồn nói.  Bo có điểm đặc biệt đó: rất ôn tồn.

Cứ vài ngày là Bo ghé thăm tôi.  Có khi chỉ xin gói mì, hoặc ly coffee.

Tình cờ hôm đó ông Michael ghé văn phòng tôi để vận động tranh cử Supervisor OC và gặp Bo.

“Xin giới thiệu anh Michael đây là Bo có giọng hát như ca sỹ pro.  Anh có cần ca sỹ hát giúp vui ngày mai trong cuộc vận động tranh cử của anh không?” Tôi chụp lấy cơ hội để giới thiệu Bo.

Thế là ông Michael và Bo sáp lại sôi nổi lên chương trình văn nghệ.

Ba tuần sau, Bo ghé lại gặp tôi để nói tạm chia tay về Việt Nam lấy vợ.

“Ồ, chúc mừng Bo,” tôi ngạc nhiên, “Sao quen hay thế!  Bo đi bao lâu?”

“Dạ, năm tháng,” Bo hớn hở nói, “Tất cả là ơn Chúa.  Thank you mục sư giúp em những ngày qua.”
Thật không gì là vô ích khi người Việt dành thì giờ giúp đỡ nhau.  Đạo Phật gọi là “duyên.”  Đạo Chúa gọi là “tình.”
 
 
 
Ít người “homeless” như anh Tí được diễm phúc ngủ trên xe như là “phòng” riêng.  Tí được thiện cảm với mọi chủ tiệm khu này, có lẽ nhờ anh hoạt bát, lanh lẹ, và dễ kết bạn.

“Anh đừng sợ gì nha, có em lo cho,” Tí thì thầm với tôi khi tôi đứng trước văn phòng mới mở này.

“Anh xem clip này nè, đứa nào lạ mặt lảng vảng đây cách khả nghi là em đuổi nó liền,” Tí vừa nói vừa cho tôi xem video clip trên điện thoại Samsung của anh. 

Mà quả thật vậy, hôm đó tôi đến văn phòng để cầu nguyện 3:30 sáng.  Trời lạnh 430 F.  Một ông cao, to, râu ria, nên không chắc chắn không phải người Việt, trùm kín chăn, đẩy xe shopping đi vòng vòng bãi đậu xe. 

Có người theo sau ông khoảng cách năm mét, cũng trùm kín từ đầu đến chân, nhỏ con hơn nhiều nên tôi tưởng là cô nào đó đi theo như đôi bạn.

Bất ngờ “cô” đó đổi hướng, tiến về tôi vẫn đang ngồi trên xe đã tắt máy.  Tôi hơi run.  Rút sẵn chai xịt “pepper spray” để tự vệ.  Tôi định nổ máy chạy đi nhưng cố xem “cô” đó muốn gì.  Tôi kéo kiếng xe xuống vì hình như “cô” muốn nói gì.  Hai bên cách nhau năm mét thì tôi nhận ra “cô” chín là anh Tí với con dao nhọn dài một feet trong tay.

“Có phải Tí không?” Tôi la lớn, “Làm gì cầm dao ghê thế?”

“Thằng này nó ở đâu đến rất khả nghi,” Tí đáp lớn, “Nó cứ đi lòng vòng nãy giờ.  Anh ra phụ với em một tay đi.”

Tôi bước xuống xe, đứng tại chỗ.  Tí tiếp tục theo sau gã khổng lồ đó.

“Get out of here!  Get out of here!” Tiếng Tí vang lớn trong đêm khuya lạnh giá nghe càng lạnh thêm.

Gã khổng lồ chậm rãi đổi hướng khi Tí vẫn theo sau lập lại mấy câu đó cho đến khi gã khổng lồ khuất bóng.

À, tất cả sự vật đều có ích lợi theo công dụng của nó mà ta không bao giờ hiểu hết.
 
 
Alex
 
Alex không bao giờ nhìn tôi, cũng không bao giờ nói chuyện với tôi, dù Alex đến ngồi trước cửa căn phòng tôi nhiều lần.

“Good morning.  Anh tên gì?” Tôi niềm nở hỏi anh.

“Alex,” anh trả lời vẫn không nhìn mặt tôi.

Anh đến tôi không biết.  Anh đi tôi không hay.  Nhưng anh luôn để lại trên đất mấy tờ truyền đạo đơn mà tôi treo trước cửa văn phòng.

Và tôi khám phá, Alex lấy truyền đạo đơn để lót đít ngồi.  Ít nhất ba lần như vậy.

“Alex có ngồi đây thì đừng lấy truyền đạo đơn này lót đít nha,” tôi ôn tồn nói lần thứ tư gặp anh, “Công trình tôi viết rồi in ấn tốn tiền nha anh.  Thank you.”

Sáng hôm nay Alex đến hồi nào tôi không biết, đang ngồi trên chiếc ghế giống y ghế văn phòng tôi đặt gần cửa ra vào.

Để chắc ăn mình không lầm, tôi quay vào văn phòng để so sánh cục cao su lót chân ghế Alex và ghế văn phòng.  Giống y chang.

“Good morning Alex.  Có phải anh lấy ghế văn phòng tôi không?  It’s OK nhưng anh nói tôi một tiếng nha.”

Tôi vừa dứt lời, Alex bật dậy khỏi ghế, rút dao bấm cầm trong tay với thế cầm dao xả xuống, xông vào tôi.

“Đ. M. muốn kiếm chuyện nữa hả!” Alex hét lên.

Tôi lùi lại nhiều bước thủ thế tự vệ.

Alex dừng tay, bỏ đi.

Lúc ấy tôi mới kịp lấy phone quay, thì Alex quay lại và xông vào tôi lần nữa tuy không rút dao.

“Đ. M. mày muốn tao lấy phone mày không,” nó hét to.

Tôi vẫn không nói, chỉ vừa tiếp tục quay vừa lùi thủ thế tự vệ.

Nó bỏ đi lần nữa.

Tôi gọi cảnh sát đến lập biên bản.

“Anh muốn bỏ tù nó không?” Cảnh sát viên hỏi.

“Không, lần đầu tôi tha nó.”

“Nếu điều tra viên Quận Cam thấy nghiêm trọng thì anh phải ra toà buộc tội nó đấy.”

“O.K.,” tôi trả lời.
 
Thật là một ngày nắng đẹp mà lòng u ám quá!
 
 
Hảo
 
Thật khó đoán tuổi chị vì nước da ngâm đen sương gió lẫn những nét đẹp lạ lùng.  Chắc chị tuổi 40. 

“Anh cho em xin vài đồng,” cô gái ngồi bệt dưới đất trước cửa văn phòng tôi cất cao giọng.

“Tôi không cho tiền.  Nhưng nếu chị muốn ăn thì tôi mua cho.  Đây sẵn có BBQ Liên Hoa, chị muốn ăn gì không?” Tôi trả lời.

“Anh mua gì cũng được,”

“À, mà chị ngồi xích vô chứ không xe đụng chết.”

“Không sao.  Em ngồi vậy người ta mới chú ý.”

“À, chị tên gì?”

Vừa lúc đó người “homeless” khác tên Trung, thỉnh thoảng đến đây, bất ngờ đến.

“Nó tên Hảo.  Lúc trước nó đẹp lắm, làm đĩ nổi tiếng ở đây,” Trung to tiếng.

“Ấy chết.  Anh đừng nói vậy trước mặt người ta,” tôi giật mình kêu lên.

Hảo vẫn ngồi yên như nhận lấy tất cả những chua chát cuộc đời.

“Hảo qua Mỹ năm nào?” Tôi vừa đưa khay gà hấp muối mời Hảo vừa hỏi.

“Em vượt biên theo mẹ năm 1985 đến Mỹ lúc em tám tuổi,” Hảo nói nhỏ, giọng nghèn nghẹn, “Được vài năm thì mẹ em chết.  Chính phủ đưa em cho bà dì nuôi, nhưng em không thích nhà dì nên được vài năm em đi bụi luôn.”

Hảo không ăn nhưng gói khay gà với bánh hỏi lại bỏ vào bao.

“Giờ em đi xe bus thăm con em.  Đồ ăn này em đem cho nó,” Hảo nói mà không nhìn ai cả.

Con của Hảo ở với ai?  Tên gì?  Việt hay lai?  Tôi không dám hỏi.

“Chắc Hảo được thăm con mỗi tuần vài tiếng ở Family Center là chỗ dành cho cha mẹ ruột thăm con ở với cha mẹ foster,” tôi quay sang hỏi Trung.

“Nó có nhiều con lắm, em không biết nó thăm đứa nào,” Trung thản nhiên nói.
 
 Michael

Hình 1
Hình: tác giả cung cấp
 
Có lẽ Michael đặc biệt nhất phố Bolsa vì đàn ông mà lúc nào cũng kẹp nách con búp-bê nhỏ bằng một rưỡi gang tay người lớn.

“Cho xin ly nước trà nha,” Michael hỏi nhưng không cần câu trả lời.

“Tôi gặp anh mấy lần rồi, lúc nào cũng thấy anh ôm con búp-bê.  Anh có gì kỷ niệm à?” tôi hỏi.

“She’s my older sister.  I love her.  Cho đỡ buồn,” Michael lanh lẹ nói.  Cách nói chuyện tiếng Việt của anh là vậy, không chủ từ, nhanh, gọn, cọc lốc nhưng giọng rất vui vẻ.  Hình như Michael qua đây từ nhỏ vì nói tiếng Việt lơ lớ trộn lẫn tiếng Mỹ.

Một tuần sau tôi mới gặp lại Michael cùng một bà đến văn phòng tôi.

“Mặt Michael sao bị trầy sướt ghê thế?” Tôi ngạc nhiên hỏi.

“My sister té.  Phải nhảy vào cứu nên đập mặt xuống đất,” Michael vừa đáp vừa lục tìm gói trà.

“Kể tôi nghe về chị của Michael đi.”

“Ôi, nó thương chị nó lắm ông ơi,” bà lão cướp lời Michael, “Hồi ở Việt Nam ba nó chết trận vì bị trúng pháo kích của Việt Cộng.  Cảnh mẹ góa con côi, tôi phải đi buôn bán ở Vũng Tàu.  Chị nó thay tôi nuôi nó nên nó thương chị nó lắm ông ơi.  Tôi gom hết tiền rồi bán thêm căn nhà nữa để mua vàng cho chị em nó vượt biên.  Chị nó bị hải tặc bắt, nó thì tám tuổi lúc đó bị chấn động tâm lý đến giờ luôn.  May là nó bảo lãnh tôi qua được rồi lâm bệnh nặng tới giờ.  Tôi phải chăm nó mệt quá vì nó cứ bỏ nhà đi làm “homeless”, nói rằng đi tìm chị nó.  Có khi nó đi cả tuần.”

“Chị đây nè,” Michael vừa nhìn bà nói vừa chìa búp-bê ra.

Hai hàng lệ long lanh trên mắt bà.

Và cũng trên mắt tôi.
 
oOo
 
Phố Bolsa là biểu tượng của tự do cho người Việt ly hương tỵ nạn cộng sản khắp năm châu bốn bể. 

Nơi đây người Việt hãnh diện về những người cha mẹ đi làm cực khổ nuôi ăn học thành những bác sỹ, kỹ sư, khoa học gia, và những nhân tài cho Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ. 

Nhưng cũng lắm cảnh đời bất hạnh vì những cú sốc quá nặng vì tội ác chiến tranh do cộng sản Bắc Việt gây ra, vì cơn hãi hùng vượt biên liều chết tìm tự do, vì nước mất nhà tan, vì gia đình ly tán.

Chính phủ Mỹ đã tốn $17 tỷ đô-la từ 2018-2023 cho quỹ “homeless” nhưng tình hình tệ hơn.  Riêng California tốn hàng tỷ đô-la nhưng vẫn bất lực và vẫn là tiểu bang nhiều dân “homeless” nhất nước. 

Phải chăng những cuộc đời vô gia cư này cần nhiều tình người hơn mới giải quyết được.

Dù gì, những cuộc đời bất hạnh “homeless” này cũng được an ủi phần nào nhờ tình đồng hương như lời anh Hường ở đầu bài nói với tôi, “Chào anh, người Việt mình có phố Bolsa cũng đỡ cho người homeless như tụi em lắm.”
 
Thang Chu
Bolsa những ngày đầu xuân
 

Ý kiến bạn đọc
02/03/202419:07:07
Khách
Trả lời ông Thang Chu:
Nếu Do Thái đuợc quyền chiếm lại đất mà đã bỏ đi từ ngàn năm về truớc thì nguời Da Ðỏ Mỹ cung có quyền lấy lại đất đai mà nguời Mỹ đã chiếm. Thánh kinh TCG và Phật Pháp đều ngăn cấm chiếm doạt tài sản. Trong Muời Ðiều Răn có điều "You shall not covet your neighbor’s house; you shall not covet your neighbor’s wife, nor his male servant, nor his female servant, nor his ox, nor his donkey, nor anything that is your neighbor’s" thì nuớc Mỹ phải trả đất đai tài sản lại cho dân native Indian kẻo sa địa ngục. Lý thuyết nhà Phật Sắc Không, diệt dục cho thấy của cải vật chất chỉ là sắc không, cuớp lấy đất đai của cải nguời khác chỉ do cái nghiệp dục và mọi thứ sẽ trở về không (khi chết thì mất tất cả). Nuớc Mỹ đi vào chiến tranh 70 năm qua để bảo vệ quyền nguời Do Thái lấy lại đất tổ tiên nhưng chính họ không chịu trả đất đai cho nguời bản xứ da đỏ.
Các nuớc thực dân Âu Châu xưa chiếm thuộc địa giàu có nhờ lấy của cải về mẫu quốc nay bắt đầu ngheò. Trời bắt trả lại của phi nghĩa sắc sắc không không. Chỉ vì tham lam tranh giành đất đai mà nguời da trắng tàn sát nhau qua 2 trận thế chiến. Nay nguời da trắng cũng tàn sát nhau tại Ukraine và Syria, Iraq, Gaza, Do Thái. Nga cũng lăm le chiếm Âu Châu đe doạ vk nguyên tử. Các nuớc thực dân Tay Phuong sẽ nghèo hơn vì chinh chiến điêu linh. Của cải đất đai se~ chỉ là sắc không. Ðiều răn "Thy shall not covet" cấm tham lam của cải nguời khác va` Âu Châu sa địa ngục.
02/03/202415:56:54
Khách
Sau vụ quân DT bắn vào dân sắp hàng lãnh thưc phẩm làm 200 nguời chết mà Do Thái va Fox News phủ nhận, và tin trẻ em chết đói, TT Biden mới chịu cho máy bay thả dù tiếp tế vì đuờng bộ bị DT bao vây y hệt như Tống Lê Chân bị VC bao vây năm 1974. Trong 20 năm chiến tranh VN, không có quân lỵ hay làng VN nào bị vây bỏ đói, chỉ sau khi CS chiếm Nam VN thì nguời dân mới bị CS bỏ đói mỗi ngày ăn một bữa, độn ngô Khoai, bo bo. Chiến thuật vây thành để dân chúng trong thành đói là chiến thuật trung cổ ma` Tần Thuỷ Hoàng, Thành Cát Tư Hãn đã xài. Quân Nga bị thế giới lên án là tàn ác diệt chủng trong hơn 3 năm qua nhưng dân Ukraine không hề bị bao vây cấm tiếp tế bỏ đói. Nay chỉ vài tháng là Do Thái và Mỹ ủng hộ nay dùng chiến thuật cuả Tần Thuỷ Hoàng. Sau khi Pháp và Jordan dùng C130 thả dù tiếp tế thực phẩm cho dân Gaza bị vây, Mỹ xấu hổ nên mới chấp thuận cho máy bay thả dù, một bằng cớ là Mỹ đã thấy dân Gaza bị nạn đói nhưng từ chối không chiu cứu. Hồi thập niên 1980, Mỹ bị phản chiến đầu độc cho rằng dân VN nên ở lại VN sống sung suớng vì đã hoà bình, nên tàu hải quân Mỹ không chịu cứu vớt nguời vuợt biên trên biển, để họ phải ăn thịt nguời để sống. Mãi sau khi Pháp và Ðức là hai quốc gia không tham chiến tại VN đưa hai tàu Ðảo Ánh Sáng và Cap Anamour đến cứu nguời VN thì Mỹ bị mất mặt xấu hổ mới ra lệnh cho tau cứu thuyền nhân. Báo chí TV Mỹ nay cũng bưng bít đầu độc dư luận Mỹ là dân Gaza đang sống sung suớng. Năm 1988 báo Mỹ co' đăng vụ thuyền truởng hải quân Mỹ bị truy tố vì không chịu cứu thuyền nhân. Nay Mỹ cũng xấu hổ vì chiến thuật vây để dân chết đói nên giả bộ cho máy bay thả dù tiếp tế. Mỹ là đồng minh của DT mà cũng sợ DT không dám cho các hàng không mẫu hạm Hải Quân ngoài khơi vuợt vòng vây của Do Thái chở tiếp tế mà lại đưa máy bay tiếp tế nhỏ giọt, y hệt như các chuyến bay tuợng trưng tiếp tế mũ sắt, súng M16, nhưng không có đạn, đến Sài gòn khoảng vài ngày truớc khi đầu hàng.
Nguời Pháp cũng bị dân VN nổi lên gây hấn giành độc lập, chặt đầu mổ bụng, Phạm Hồng Thái nổ bom, chủ mộ phu Bazin bị Ngiuyễn Thái Học cho ám sát, Việt Minh (có ông Thiệu ông Khiêm và nhiều lãnh tụ VNCH tham gia) chặt đầu mổ bụng quân Pháp nhưng quân Pháp không vì vậy mà bỏ đói dân VN như quân Nhật đã làm năm Ất Dậu.
Truớc 1975, quân VNCH chia thực phẩm gạo sấy cho dân sau khi tái chiếm làng xã, rồi Bộ Xã Hội và tiểu khu lo cơm nuớc cho dân. Bỏ đói dân và bắn vào dân đói xin ăn thì chỉ có phát xít Nhật, Do Thái đã làm, lần này có Mỹ tiếp tế súng đạn. Nguời Thiên Chúa Giáo quy trách ông thống đốc La Mã Pontius Pilate đã để nguời DT giết Chúa Jesus thì nay lich sử sẽ quy trách TT Mỹ Biden để cho Do Thái giết 30 ngàn dân ở Gaza.

Tin bao LA Times, 23/8/1988.
"Navy Captain Faces Charges for Leaving Hungry Boat People
L.A. TIMES ARCHIVES
AUG. 23, 1988 12 AM PT
ASSOCIATED PRESS
WASHINGTON — The captain of the Navy’s amphibious landing ship Dubuque has been charged with two counts of violating lawful orders for failing to rescue a boatload of Vietnamese refugees who claim they later resorted to cannibalism to survive.
Capt. Alexander G. Balian, 48, flew to San Diego on Sunday after being notified of the charges and is scheduled to appear Wednesday at a hearing, Cmdr. David Dillon, a Pacific Fleet spokesman, said today..."
01/03/202422:05:47
Khách
To PhaoNg
Để nói chuyện bị thưa kiện thì CNN cũng bị. Nhiều hãng bị.

Còn chuyện DT phải trả đất cho Palestine là chuyện bọn khủng bố như Iran vẽ chuyện. Sao không đòi Mỹ trả đất cho người Da Đỏ!

https://www.nytimes.com/2020/01/10/business/cnn-labor-dispute-settlement.html
01/03/202418:51:19
Khách
tôi làm thầy bói mà lại đoán trúng lý do tại sao bác bài DT. Bác nên khách quan một chút. Nước nào chắng thủ lợi cho mình. Người DT họ giỏi thì chuyện Mỹ bỏ VN ủng hộ DT cũng dễ hiểu thôi. VN mình trên răng dưới d...Chơi với VN Mỹ được gì?

Tôi ủng hộ đấu tranh dành độc lập của các nước nhỏ nhưng đấu tranh bạo lực lỗ thời rối. Nếu anh dùng bạo lực, hay nói thẳng ra là khủng bố, thì người ta sẽ dùng bom đạn để trả lời. Nếu bỗng dưng DT bắnn phá Palestin, đó là chuyện khác. Đàng này mấy chú Hamas gây hấn trước. Bác cứ nhai đi nhai lại Hamas không phải là Palestin. Hamas nó trà trộn vào dân Palestin và tôi tin là dù dân Palestin không thích Hamas nhưng nếu lựa chọn giữa DT và Hamas, dân Palestin sẽ đứng về Hamas
01/03/202415:23:30
Khách
Xin đdọc bài "Phái đoàn Quốc Hội Mỹ phát đi tín hiệu bật đèn xanh cho Bắc Việt khởi động ‘Chiến dịch Tây Nguyên’ của TS Nguyễn Tiến Hưng để thấy quốc hội Mỹ có thái độ thực dân trịch thựong tàn nhẫn với Nam VN, giúp báo tin cho CS khởi động chiến dịch chiếm cao nguyên 1975. Chính Mỹ đã cuớp chánh quyền và điều khiển hoàn toàn chiến tranh VN, không cho Nam VN thuơng thuyết với Bac VN năm 1963, rồi chính Mỹ thuơng thuyết để giết chết Nam VN qua HÐ Paris 1973. Mỹ không biết gì về du kích chiến, lại nhảy vào lãnh đạo chiến tranh VN nên thất bại cả Mỹ lẫn VNCH. Mỹ chỉ giỏi là vũ khí lớn như nguyên tử nhưng lại khôn g xài tại Nam VN. TS Hưng cũng tố cáo QH Mỹ cắt tiền của VNCH đưa cho Do Thái dù biết rằng VNCH đang nguy khốn sắp sập đổ trong khi Do Thái đang bình an không bị đe dọa. Sau chiến tranh VN, ván bài đã lật ngửa, tin tức bí mật bị khui ra. Dân Mỹ rất tốt nhưng chánh phủ Mỹ và Do Thái là hai con sói đội lốt cừu. Ukraine, Ðài Loan, và Âu Châu rồi cũng sẽ bị Mỹ bỏ rơi.
01/03/202414:30:01
Khách
Trả lời Khach:
Mình phải cho dân Palestine cái quyền đấu tranh giành độc lập bằng vũ lực như các dân tộc VN, Algeria, Afghanistan, vv..đã làm. Các nuớc này cũng dùng khủng bố, chặt đầu, mổ bụng, để dành độc lập. Trong các nhóm khởi nghĩa dành độc lập cuả Palestine thì có nhóm ôn hoà hơn, có nhóm dã man, như PLO ôn hoà hơn Hamas. Ðại diện dân Palestine là PLO chứ không phải Hamas. Thế giới không ai phản đối DT giết Hamas nhưng thế giới phản đối Do Thái không cho Palestine độc lập, và giết dân Palestine bưa bãi. Mình lên án CS bắn giết dân ỏ Huế, Ðại Lộ Kinh Hoàng thì phải lên án Do Thái và chánh phủ Mỹ đưa bom đạn cho DT bắn giết dân. LHQ đã ra các nghị quyết lên án DT và cả 3 lần đều bị Mỹ phủ quyết. Liên Hiệp Quốc và các nuớc trên thế giới kể cả Giáo Hoàng đã thấy sự thật không bị bưng bít nên mới lên tiếng. Mỹ nay là quốc gia duy nhất bênh vực hành động diệt chủng của Do Thái. Không lẽ cả thế giới ngu không biết sự thật mà chỉ mình nuớc Mỹ biết? Nói chuyện Do Thái thì cũng giống nhu chuyện chiến tranh VN. Sự thật là chính quân CS giết dân Huế 1968 và pháo vào dân di tản trên ÐL Kinh hoàng 1972. Nhung phía CS đổ lỗi cho VNCH giết dân Huế trận Mậu Thân và VNCH pháo vào dân di tản trên Ðại Lộ kinh hoàng, và dân miền Bắc VN và một số miền Nam tin như vậỵ Một số nguời ở Mỹ nay cũng tin Do Thái như dân miền Bắc tin vào Cộng sản. Chiến tranh Gaza hai bên đổ lỗi nhau như chiến tranh VN. Mình phải biết tin tức ở Mỹ về Gaza 90% không đúng sự thật hay bị bóp méo vì thế lực tư bản Do Thái. Tin tức sai lạc đưa đến tư tuởng phán dóan sai lạc. Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ có đưa ra xung đột Ma Giáo và Chánh Giáo và nguời ta bị lầm về kẻ chánh nguời tà. Nhưng nếu ai có lòng bác ái nhân đạo thì sẽ thấy ngay kẻ ác.
01/03/202413:54:09
Khách
To Mr. Chu:
Bên Mỹ đa số truyền thông là thổ tả, tin tức tự kiểm duyệt vì sợ các tỷ phú Do Thái ngưng quảng cáọ Fox News là cái loa tuyên truyền của Do Thái và đảng CH, hay loan tin thất thiệt. Bằng cớ là Fox bi kiện phải đuổi host và đền 800 triệu. Tin của Fox về Do Thái, Cộng Hoà, và Dân Chủ không đúng sự thật . Muốn biết tin thức trung thật thì phải xem TV hay đọc báo cua? các nuớc không can dự đến chiến tranh Trung Ðông. Dân Mỹ tốt nhưng chánh phủ Mỹ, Do Thái, Nga, TQ đều gian manh như nhau và dân Mỹ đang bị Do Thái và tôn giáo đầu độc gây thiên vị. Báo Việt ngữ chỉ có Việt Báo là trung thực hơn truyền thông Mỹ.
01/03/202404:40:32
Khách
Bác Phao nói chuyện cứ như đùa. Bác quên đại lộ kinh hoàng, cuộc triệt thoái khỏi Cao nguyên năm 1975 khi CS pháo vào đoàn dân chạy loạn, tết mậu thân, tiểu học Cai lậy. Ở đó mà CSVN không giết dân VN.

DT chiếm đóng đất của Palestin từ năm 1948 nhưng trước đó thì người Palestin chiếm đất của DT. Hai bên là kẻ thù truyền kiếp. Dù gì thì DT đã trả Gaza lại rồi, có gì thì đám phán tiếp, đàng này Hamas pháo vào DT rối bắt cóc cả ngàn người DT làm con tin. Tôi đoán bác bài DT vì cho rằng Kissinger và DT đã bán VNCH cho CSVN. Bây giờ thằng Campuchia nó pháo vào VN, liệu bác có ngồi đó rao giảng lòng nhân ái với lại lẽ phải không bác?

Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày xưa là của VN mình, thằng tàu nó xơi mất rồi. Vua Quang Trung muốn đem quân đánh quân Thanh để lấy lại lưỡng quảng, bác nghĩ tàu nó để yên chăng? Gần đây hơn, Hoàng Sa và Trường Sa nó lượm luôn, rồi đâm chìm tàu đánh cá ngư dân VN, bác nghĩ sao?
29/02/202420:22:42
Khách
"Theo báo cáo của truyền thông địa phương, hơn 100 người được báo cáo đã chết và hàng trăm người khác bị thương sau khi người Palestine lao về phía xe tải chở đầy viện trợ nhân đạo gặp phải hỏa lực đạn ở thành phố Gaza vào đầu ngày thứ Năm." Chính Hamas giết dân họ. Chơi kiểu Việt Cộng.
https://www.foxnews.com/world/dozens-palestinians-killed-gaza-humanitarian-aid-delivery-reports-say
29/02/202415:25:42
Khách
Cần nói thêm là lòng nhân đạo thì không có chiến tuyến ban hay thù, như hội Y sĩ Không Chiến Tuyến (Medicine San Frontie`re) chữa bệnh cho nguời dân mọi phe phái thù hay bạn. Hồi 1960-1970 bài học lớp tiểu học VNCH do Hà Mai Anh dịch từ tiếng Pháp có dạy nguời lính phải đối xử nhân đạo với kẻ thù trên chiến truờng, và dân miền Nam không ném đá nguyền rủa tù binh VC bắt đuợc như dân miền Bắc ném đá nguyền rủa tù binh VNCH. Ðây là cái khác nhau giữa căn bản đạo đức của dân Bắc và dân Nam. Tuy nhiên, dân miền Bắc dù đuợc CS giáo dục căm thù họ chỉ nhắm vào cựu binh sĩ VNCH và không căm thù dân miền Nam VN như một số dân ở Mỹ hiện nay đang thù ghét dân Palestine, "giết giết giết không ngừng nghỉ" như Tố Hữu hô hào.
Hồi chiến tranh VN, Ca sĩ phản chiến Joan Bayers cùng với Jane Fonda giúp đỡ Cộng sản VN, nhưng sau 1975 thì Joan Bayers biểu tình kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền chấm dứt đưa nguời vào trại cải tạo. Hai ông triết gia trùm phản chiến thân cộng trong chiến tranh VN là Jean Paul Sartre và Betrand Russell đến 1980 kêu gọi dân và chánh phủ Pháp gây quỹ đưa tàu Ðảo Ánh Sáng (Ille de Lumiere) sang Mã Lai và Thái Lan cứu nguời vuợt biên. Ai cũng biết Hamas tàn ác đáng trừng phạt nhưng phải nhân đạo với dân Gaza dù mình không thích dân Palestine. Mình đóng thuế thì không thích tiền thuế của mình dùng để đưa bom đạn co Do Thái giết những kẻ đã khốn cùng tại Gaza mong tránh nghiệp báo mai sau.
Thơ của Tố Hữu cho chiến tranh Gaza:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 556,443
Qua báo chí, tôi được biết Yellowstone là một vùng đất rộng nằm ở Tây Bắc Tiểu bang Wyoming, nơi mà cách đây mấy ngàn năm đã có sự hoạt động của một núi lửa lớn với miệng núi đường kính dài 30km. Người ta tưởng tượng rằng nếu giờ này mà nó thức giấc thì cả miền Bắc Mỹ sẽ không còn. Tôi ao ước có dịp sẽ đến đây để tận mắt nhìn những kỳ tích đẹp và hùng vĩ mà núi lửa đã lưu lại sau hơn mấy ngàn năm ngưng hoạt đông, nhưng chưa bao giờ có cơ hội. Năm nay, nhân ngày lễ Memorial, con gái tôi đã sắp xếp xin nghỉ một tuần để lấy tour cùng đi thăm danh lam thắng cảnh này.
Đôi lời phi lộ: hai tiếng "cuối đời" tôi dùng không mang ý nghĩa sau bài ký này tôi không tiếp tục viết nữa. Đây chỉ là cái tên tôi đặt dựa theo nội dung tôi muốn diễn đạt dưới đây. ... Kể từ khi việc đưa thân xác người Việt sống lưu vong, mong muốn được chôn cất tại quê nhà không còn rào cản, vợ chồng tôi chọn cách hỏa táng thân xác sau khi mất. Lựa theo cách này vừa đỡ tốn kém vừa dễ dàng mang tro cốt trở về quê hương. Điều mong ước được "lá rụng về cội" tôi đã dứt khoát. Riêng việc chọn cái cội ở nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng chẳng dễ dàng gì! Bởi tôi sinh ra nơi đất Bắc, vợ tôi quê mãi tận cuối phương Nam, nên tôi mất khá nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm.
Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
Tôi thật sự cảm phục các thầy cô dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ. Tất cả là thiện nguyện viên. Họ hy sinh cuối tuần để làm một việc không những không lương mà còn phải đối đầu với những việc không vui như áp lực từ phụ huynh... Tôi xin nhắn gởi một điều đến phụ huynh, các thầy cô và các linh mục. Học tiếng Việt là một điều rất khó đối với các em vì trong tuần các em đi học cả ngày ở trường toàn nói và đọc tiếng Mỹ. Về nhà thì xem TV, coi internet, nghe radio cũng toàn tiếng Mỹ. Mỗi tuần vào nhà thờ học tiếng Việt chỉ có hai tiếng mà nhiều thầy cô lại cứ nói tiếng Mỹ với các em. Trớ trêu là sau khi học xong, lúc đi lễ, các linh mục lại giảng phúc âm cho các em bằng tiếng Mỹ. Xin các linh mục, các thầy cô và phụ huynh nói tiếng Việt với các em càng nhiều càng tốt...
...Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”...
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu, chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị. Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
Khi một mình trong tứ bề hiu quạnh nên tự thân cảm thấy lẻ loi. Đó là cảm nhận riêng tôi khi ngồi đợi xe đò ở vùng kinh tế mới. Thời ấy không mấy ai có cái đồng hồ đeo tay để biết giờ giấc, chỉ biết giấc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc sẽ có chuyến xe đò duy nhất trong ngày về Sài gòn, là xe ngày hôm qua từ Sài gòn lên. Nhớ những hôm sương mù bao phủ núi rừng nên tầm nhìn hạn chế càng cô độc vì cô quạnh, cảm giác lẻ loi len lỏi vào tâm khảm hay từ trong tâm khảm lan toả ra núi rừng âm u, sự lẻ loi và bất lực cho đến khi có ánh đèn vàng mờ đục xuất hiện trong màn sương mù đặc như nước vo gạo là mừng rỡ hôm nay được về nhà vì nhiều hôm ngồi đợi tới mặt trời mọc cũng không có xe vì xe hư xe hỏng gì đó, người ta không chạy ...
... Ừ nhỉ, cũng đến lúc phải quyết định đặt tên cho con là vừa. Mình cứ lo nào là trang trí căn phòng, mua quần áo tã lót, sữa… cho con mà quên mất điều quan trọng là phải cho con một cái tên thật ý nghĩa, chứ đâu phải gọi thằng cu bé là được đâu! Mà biết làm sao khi bên ngoại muốn đặt tên này, bên nội lại muốn đặt tên kia thì làm sao giải hòa được hai bên đây?! Từ chối bên ngoại hay bên nội cũng đều sợ làm buồn lòng họ, vì đây là cháu đầu lòng trong họ nên ai cũng muốn tên mình đưa ra được cha mẹ nó chọn!...
... Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca...
Hồi nhỏ, khi tôi học trường làng, ngoài câu cách ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn” thầy giáo còn cho viết vào vở bài học thuộc lòng đầu tiên: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”(khuyết danh) Bài học thuộc lòng này được cha truyền con nối và theo tôi suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ thời thơ ấu, vào dịp Tết, các chú thím, cô cậu đem biếu ông bà nội hộp trà, cân mứt… Trong năm, vườn nhà thu hoạch được thứ gì thì đem đến cho ông bà thứ ấy - khi quả bí, lúc trái bầu… Khi ông bà ốm đau thì sớm hôm thăm viếng, thuốc thang… Như thế coi như làm “tròn chữ hiếu.”
Nhạc sĩ Cung Tiến