Hôm nay,  

Từ Tháng Tư Đen…Đến Mỹ Quốc

26/04/202400:00:00(Xem: 9824)
 
LOAN MC Cờ Vàng

Kim Loan trong những lần làm MC Tưởng Niệm Quốc Hận tại
Edmonton, Canada

 
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023.
 
*
“Em là...a...búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng”

Là bài hát mà lũ trẻ con chúng tôi thường hát mỗi khi đi sinh hoạt Đội, mà cũng rất đúng với tôi, khi “cách mạng” chiếm Miền Nam tôi chỉ gần 9 tuổi, rồi ròng rã “lớn lên trong mùa cách mạng” suốt 14 năm, trước khi lên đường đi vượt biên thành công cuối năm 1989.

Tôi ngây thơ đeo khăn quàng đỏ, cắp sách tới trường dưới mái trường “xã hội chủ nghĩa”, và mùa hè vào đội sinh hoạt hè. Cứ ngỡ chỉ là nhảy múa tưng tưng ca hát vui chơi, ai dè hết phong trào này đến phong trào nọ, chúng tôi mệt bở hơi tai và sợ nhất là... chị Linh.

Chị Linh, cũng như vài anh chị thanh niên khác trong xóm, tình nguyện giúp phường xã quản lý chúng tôi mỗi mùa sinh hoạt hè. Trong khi các anh chị khác chỉ làm qua loa, lấy lệ, vui là chính, thì chị Linh lại hăng say một cách nghiêm túc. Nhớ có lần chào cờ, chị Linh đứng nghiêm, tay phải đặt lên ngực trái, mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng, miệng còn nhẩm hát bài Quốc Ca say mê thắm thiết, làm tôi và thằng Hà bụm miệng cười, báo hại sau đó chị Linh kêu hai đứa đứng dưới cột cờ, phê bình kiểm điểm, không cho tham gia sinh hoạt bữa đó luôn. Về nhà, tụi tôi kể cho chú Bảy, ba của thằng Hà nghe, chú là thương binh thời VNCH bị cụt chân nên không phải đi “học tập cải tạo”. Chú nổi sùng:

- Con Linh là con “cách mạng 30/4” chớ hay ho gì, chỉ giỏi bắt nạt con nít!
- Là sao hở chú?
- Thì gia đình nó có ai theo cách mạng, hay theo nằm vùng gì đâu.

Mà đúng thiệt, nhà chị Linh ngay đầu chợ Thông Tây, má chị có sạp chạp phô, ba chị làm công nhân, chị gái chị là chị Liên Điếc làm thợ may trong xóm, và con Lan em chị  học chung trường với tôi, ai cũng bình thường thôi mà, chỉ có chị Linh là hổng giống ai.

Sinh hoạt hè được vài năm, chị Linh được điều lên Quận Đoàn, nghe đâu chị được kết nạp Đoàn, rồi làm việc trên đó, cố gắng phấn đấu tiếp tục vì “lý tưởng”. Sau đó, tôi cũng bước qua tuổi thiếu niên, không còn trong lứa tuổi phải đeo khăn quàng đỏ, mừng hết lớn.

Cái khăn quàng đỏ, từng là nỗi ám ảnh, vì nhóm chúng tôi là “mục tiêu” của bọn Sao Đỏ trong trường. Bởi cái quy định đeo khăn quàng đỏ từ ở nhà trước khi đến lớp, nhưng chúng tôi xấu hổ, thường để trong cặp, khi đến cổng trường mới đeo, và hôm nào xui xẻo gặp bọn Sao Đỏ nhìn thấy, là bị ghi tên, trừ điểm. Tôi cũng thích nghịch phá, nên khăn quàng đỏ thường bị lấm mực, dơ bẩn, chúng nó cũng trừ điểm. Giờ ra chơi, chúng tôi chơi trò “bịt mắt bắt dê”, tháo khăn quàng ra bịt mắt, chúng nó cũng trừ điểm. Thậm chí khăn quàng không giặt không ủi, để nhăn nheo, chúng nó cũng kiếm cớ trừ điểm.

Có thể nói, đám Sao Đỏ thường là những đứa học không giỏi, mà nếu có vài đứa giỏi thì cũng thuộc loại lầm lì, ham thành tích, khoái phấn đấu lập công để tiến xa hơn trên hoạn lộ. Có quyền hành trong tay, chúng nó rình mò các bạn bè, nhìn chúng tôi với những đôi mắt và bản mặt “đằng đằng sát khí”. Sau này, ngoại trừ vài đứa lỡ dại ngây thơ bị dụ vào cái nhóm bị ghét nhất trường và hồi tỉnh, còn lại chúng nó chính là những tên cơ hội, thương đội hạ đạp, bán rẻ anh em bạn bè để vinh thân phù gia dù bản thân chúng cũng biết chúng đang sống trong một chế độ giả dối, báo cáo láo toét, miễn sao chúng vẫn có quyền lợi, nắm quyền sinh sát đám đông.

Bởi vậy, hồi đó chúng tôi thường tránh xa đám Sao Đỏ như tránh hủi, và gọi chúng là bọn “dở hơi cám lợn”.  Bây giờ nhớ lại thời “khăn quàng đỏ” và chị Linh mà vẫn thấy ... ớn da gà.

Lên cấp 3, tự do được hai năm, đến năm lớp 12 ông thầy Ngọc, dạy Văn kiêm bí thư Đoàn trường biểu tôi vào Đoàn vì tôi có đủ... năng lực (năng lực gì, tôi hổng biết). Thầy đưa tôi tờ Đơn Xin Vào Đoàn rồi nói tôi đem về Phường xác minh nhân thân. Đến ngày nhận lại giấy từ công an Phường, mấy hàng nơi cuối tờ đơn có đóng mộc đỏ chót đập vào mắt tôi:

Gia đình có ba là Cảnh Sát chế độ ngụy quyền, anh rể là sĩ quan VNCH, gia đình không chấp hành chính sách đi Kinh Tế Mới của Đảng và Nhà Nước, hai anh ruột đã vượt biên đang ở Mỹ, trong đó có một anh đào ngũ khi đang thi hành Nghĩa Vụ Quân Sự- Đề nghị: không cho đương sự Kim Loan vào Đoàn!”.
Tôi hớn hở đem tờ lý lịch “phản động rực rỡ” nộp cho Thầy Ngọc, ổng nhìn qua rồi chẳng nói gì. Tưởng được thoát nạn, ai dè tuần sau tôi đang ăn chè trong căn-tin trường với lũ bạn, Thầy kêu tôi ra:

- Nè, em chuẩn bị dự Lễ vào Đoàn tuần tới nhé.
- Ủa, cái tờ giấy xác minh lý lịch, Thầy đọc chưa?
- Dĩ nhiên là rồi, nhưng Thầy không quan tâm.
- Ủa, là sao?
- Em bớt “ủa” đi được không, tờ giấy đó chỉ là thủ tục nộp cho Bí Thư là Thầy, nên Thầy đọc xong xé đi rồi.
- Nhưng ...
- Không nhưng không ủa gì nữa. Tóm lại là, Thầy năn nỉ em đó, em ráng giúp Thầy, chịu vào Đoàn để thầy đạt được “chỉ tiêu” ở trển giao xuống, hiểu chưa!

Thầy Ngọc, dưới mắt con nhà "ngụy quân ngụy quyền" của tôi, có rất nhiều “điểm trừ”: là dân miền ngoài gốc Nghệ An, là bộ đội vượt Trường Sơn và cái tội bự tổ chảng là “giải phóng” Miền Nam. Nhưng Thầy có một “điểm cộng” rất lớn, là có tâm hồn Văn Thơ, tâm hồn nghệ sĩ. Đôi lần ngồi nói chuyện với đám nữ sinh chúng tôi, thầy tâm sự thầy thích đọc sách văn chương của các tác giả Miền Nam trước năm 1975, và thầy cũng rất mê nhạc tình lãng mạn của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Lam Phương... Tôi nhớ mãi hình ảnh Thầy lim dim đôi mắt hí, như đang phê thuốc lào, gật gù bình luận một bài hát:

- Ôi, bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan đã hay, nhưng chính nhờ Phạm Duy phổ nhạc, thành một bài hát tuyệt vời, không có chỗ nào chê được, nghe Thái Thanh ca tới đâu sung sướng tới đấy!

Vì điểm cộng này, tôi vui lòng nhận lời vào Đoàn, giúp Thầy hoàn thành “chỉ tiêu”.

Khi tôi ra trường, một thời gian sau nghe nói Thầy lên chức Hiệu Phó, đường công danh bắt đầu rộng mở, chắc cũng có chút ... công lao của tôi, vì đã gật đầu vào Đoàn giúp Thầy.

Tôi lại tiếp tục “lớn lên trong mùa Cách Mạng” khi trở thành cô giáo Tiểu Học, đem ước mơ truyền dạy kiến thức cho lũ học trò bé bỏng dễ thương. Cô Hiệu Trưởng, tên Lâm, là dân theo chồng đi tập kết, rồi chồng chết trong bưng biền chiến khu. Giọng nói của cô nửa Nam nửa Bắc, tính tình khó đăm đăm, nhiều thầy cô trẻ trong trường không thích lại gần, nhưng cô Lâm lại rất vui vẻ dễ chịu với tôi. Nói nào ngay, một phần là do tôi tốt nghiệp Sư Phạm thủ khoa, được chính Thầy chủ nhiệm khoa dẫn về Phòng Giáo Dục giới thiệu, nên được cưng, nhưng phần khác, quan trọng hơn, là hễ gia đình tôi có giấy báo đi lãnh đồ Mỹ là tôi xin nghỉ một buổi dạy để đi lãnh đồ với bà chị, rồi hôm sau trở lại trường tôi luôn biếu tặng cô Lâm chút quà “lấy thảo”, có khi là hộp chocolate, chai dầu xanh, cái áo thun. Mà tôi luôn đưa quà một cách khéo léo, bọc trong giấy báo, thừa lúc văn phòng vắng người, và cô Lâm cũng mau mắn nhét gói quà vào trong giỏ xách chớp nhoáng, không ai có thể biết được mối “quan hệ” ngầm của chúng tôi.

Có lần, tôi có chuyến vượt biên cấp tốc, chỉ có một buổi chiều để quyết định và chuẩn bị lên đường sáng sớm hôm sau. Gia đình bèn giúp tôi gửi đơn đến trường xin vắng mặt hai tuần với lý do thật khôi hài: ra ngoài Bắc thăm họ hàng ốm nặng. Nhưng chuyến đi thất bại, tuần sau tôi trở lại trường, tỉnh bơ cười nói với mọi người, rồi cuối buổi lại dúi vào giỏ cô Lâm cục xà bông Coast và chai dầu xanh. Cô ghé vào tai tôi thì thầm:

- Cả tuần qua, em đi đâu, ai cũng biết hết á! Thôi, lần sau có đi thì ráng chờ mùa hè, tha hồ mà đi.

Thời gian tôi đi dạy học, vào cuối tuần hoặc buổi chiều tối, tôi thường ra quán nước giải khát của gia đình phụ bà chị bán hàng. Quán nằm đối diện khu nhà máy Z.751, mà trước năm 1975 là trại Quân Cụ Đoàn Dư Khương của chính quyền VNCH, nay chính quyền mới vẫn giữ làm nhà máy cho quân đội. Trong những người khách quen của quán, có anh Khánh, lớn hơn tôi 7 tuổi, cấp bậc sỹ quan, là kỹ sư quản đốc một phân xưởng trong nhà máy. Ba của anh là một trong những vị Phó Giám Đốc quyền lực của nhà máy, anh từng được đi du học Đông Đức, khi trở về nước anh vào quân đội. Gia đình anh có mấy căn nhà gần khu sân bay Tân Sơn Nhất.

Chỉ một thời gian gặp gỡ, tôi biết Khánh có cảm tình với tôi. Anh thường ngồi ở quán thật lâu, nói chuyện với tôi về các cuốn sách anh tặng để chúng tôi cùng đọc. Vì biết hai gia đình là hai khung trời khác biệt về quan điểm chính trị, là đối thủ giữa hai bên “thắng cuộc” và “thua cuộc”, nên tôi không để mình yếu lòng, không muốn cho anh cơ hội tiến xa hơn, dù tôi cũng bâng khuâng vì những lời tỏ tình của anh. Anh cao ráo, trắng trẻo, giọng nói nhẹ nhàng từ tốn, nếu không có bộ quân phục sĩ quan quân đội Cộng Sản Việt Nam trên người, có lẽ tôi cũng đã nhận lời yêu anh. Tình yêu không có tội, nhưng tôi và anh chắc chắn sẽ không có cái kết tốt đẹp, trừ khi một ngày nào đó anh chịu... cuốn gói trốn gia đình đi vượt biên cùng tôi, chớ tôi thì không bao giờ từ bỏ nguồn gốc VNCH của mình.
 
*********** 
Rồi thời gian trôi qua, tôi theo dòng đời xuống tàu vượt biên, để lại sau lưng một khung trời nhiều kỷ niệm vui buồn của một quãng đời “lớn lên trong mùa cách mạng”.

Khoảng đầu thập niên 2000s, khi yahoo mail chat bắt đầu thịnh hành, tôi được nhỏ bạn cùng xóm báo tin:

- Ê, bà Linh ngày xưa chỉ huy sinh hoạt đội với tụi mình, mới đi Mỹ rồi nghen.
- Trời, chuyện khó tin à nha. Tao vẫn nghĩ bà ấy đang là “Đảng Viên Ưu Tú” cơ đấy.
- Còn khuya, tưởng dễ lắm sao. Bả lên làm Quận Đoàn thì bị trù dập, ganh ghét, kèn cựa, trầy da tróc vẩy mới lên đưọc “Cảm Tình Đảng”, rồi bị bè phái đấu tố là gia đình tiểu tư sản, bán chạp phô, hổng phải vô sản thực sự, bả chán nản bỏ Quận Đoàn, nôm na là “từ quan” về làm dân thường như mọi người trong xóm.
- Mà ai cho bả đi Mỹ chớ?
- Bà Linh về nhà ở ẩn, cũng ngại gặp xóm giềng, rồi gặp lại người bạn cũ, hai người lấy nhau, gia đình ông kia có giấy tờ bảo lãnh nên bả cũng hiên ngang bước lên máy bay qua Mỹ ngon lành.
Ôi, chuyện đời có ai ngờ. Rồi cũng khoảng thời gian đó, một cô đồng nghiệp cũ, báo cho tôi một tin không thể... động trời hơn:
- Khi bà đi qua trại Thailand được gần một năm là mùa hè năm sau cô Lâm và đứa con gái đi vượt biên luôn đó.
- Ui là trời, sao y như trong phim hình sự vậy cà!
- Chớ còn gì nữa! Cổ đi bí mật vào mùa hè nên chẳng ai hay biết, bên Phòng Giáo Dục dấu kỹ lắm, chỉ thông báo là cổ chuyển công tác về Miền Tây. Một thời gian sau tin tức rò rỉ, cô ấy đã đến trại Galang, Indonesia và sau này đi định cư tại Florida.

Chưa hết, mới vài năm trước, đứa bạn học cấp 3 chuyển cho tôi một tấm hình qua messenger trên Facebook:

- Loan, đây là facebook của Thầy Ngọc dạy Văn, bà vào liên lạc với Thầy nhe, Thầy ở tiểu bang New Jersey đó. Con gái ổng đi du học rồi có thẻ xanh, vợ chồng ổng được bảo lãnh qua đầy đủ cả gia đình luôn rồi.

Ủa, Ủa, tôi đang mơ hay đang thực hả Trời, khi mà các “tường thành vững chắc” của “Cách Mạng” mà tôi  đã gặp trên con đường “lớn lên trong mùa cách mạng” lần lượt kéo nhau qua xứ Tư Bản Mỹ Quốc “rãy chết” sinh sống lập nghiệp, là sao ?

Nhỏ bạn tôi rành đời:

- Đó là chuyện bình thường ở Việt Nam ngày nay, cán bộ đảng viên nào cũng đưa con cháu qua Mỹ du học, mua nhà, mà có thấy đứa nào qua các nước đồng chí Nga hay Trung Quốc đâu. Dân thường cũng vậy, có chút tiền là nghĩ ngay đến chuyện đi Mỹ. Sứ Quán Mỹ tại Sài Gòn ngày nào cũng có một hàng dài người xếp hàng chờ xin Visa, bất kể ngày nắng hay ngày mưa bão, nên dân ta có truyền nhau câu nhái thơ Nguyễn Bính: “Trời còn có bữa sao quên mọc- Lãnh sự Mỹ chẳng ngày nào thiếu... người xếp hàng”.
 
Đã xấp xỉ 50 năm, một nửa thế kỷ kể từ ngày Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, nhưng giấc mơ Mỹ Quốc vẫn chưa hề nguôi ngoai trong lòng người Việt, mà ngày nay, kể cả người Miền Bắc cũng mê Mỹ hơn bao giờ hết.

Có thể nói, chúng ta “thua” về mặt địa lý, mất Miền Nam, mất Sài Gòn, nhưng chúng ta thật sự mới là “người thắng cuộc” về mặt tư tưởng, tinh thần, và lòng dân thức tỉnh. Này nhé, nhạc Vàng bolero VNCH vang lên từ thành thị đến thôn quê Việt Nam, có mặt trên các cuộc thi ca hát của Đài Truyền Hình, mùa Giáng Sinh Xuân về Tết đến, hầu hết các ca sĩ đều “vô tư” trình bày các bài hát trước 1975 của VNCH, nếu nhắm mắt mà nghe cứ ngỡ là chương trình bên hải ngoại. Ngay cả cái tên Sài Gòn dù bị chính quyền Cộng Sản đổi tên, nhưng vẫn sống mãi, người dân khắp nước đều gọi Sài Gòn yêu dấu chớ chẳng ai thèm xài cái tên mới, chỉ xài trên giấy tờ.
 
Hôm rồi chị tôi ở Texas đi gởi tiền cho bạn thân ở Việt Nam, đứng trước chị là một chàng trẻ tuổi cất giọng lên nói với anh nhân viên cửa hàng gởi tiền, giọng Bắc hai nút (1975) không lẫn vào đâu được:

- Anh cho em gởi thùng thuốc tây về Bắc Ninh.
Anh nhân viên (cũng nói giọng Bắc hai nút), ra mở thùng thuốc kiểm hàng. Chàng Bắc Ninh hỏi thăm:
- Cửa hàng có nhận chuyển máy xoa bóp về Việt Nam không? 
- Có chứ, nhưng máy này ở Mỹ dòng điện khác dòng điện ở Việt Nam đấy nhé. Sao không mua ở Việt Nam cho tiện?
- Khổ quá, em cũng bảo mẹ em thế, vả lại mua máy ở Việt Nam còn được bảo hành nhưng mẹ em quyết mua máy bên Mỹ cơ. Lạ thật đấy, mẹ em ở quê xa tít, cả đời chưa bước chân ra khỏi cổng làng, mà hễ kêu em mua gì gửi về là cứ ra lệnh phải mua ở Costco, cứ làm như bên Mỹ chỉ có mỗi chợ Costco. Mẹ bảo chỉ tín nhiệm các món hàng Costco của Mỹ, xài thuốc Tây của Mỹ, bánh kẹo của Mỹ và máy móc của Mỹ quen rồi, thích rồi, nên không muốn thử loại khác.
 
Và mới đây thôi, hồi giữa tháng 3/2024, người ta truyền nhau vài clips trên facebook, cảnh một số người Việt Nam đang trèo qua bức tường biên giới Mexico để vào Mỹ bất hợp pháp, nghe cả giọng nói miền ngoài ấy, giọng Nghệ An Hà Tĩnh sung sướng réo nhau khi vượt rào thành công: “Giấc mơ Mỹ anh em ơi!”.

Ôi, câu hát của nhạc sĩ Lam Phương sao mà thấm thía xót xa: Bao năm “giải phóng” như thế này, phải không anh?!
 
Viết tới đây, tôi chợt nhớ tới anh Khánh, người cuối cùng của “thành trì cách mạng” mà tôi đã gặp gỡ quen biết. Giờ này, anh Khánh đang ở đâu? Tôi vẫn luôn tin rằng, anh Khánh là người có tri thức, hiểu biết, hẳn anh cũng đã “sáng mắt” từ lâu.

Với phong trào người dân Việt Nam ai cũng muốn tránh xa “thiên đường Cộng Sản”, rủ nhau “tung cánh chim tìm về tổ... Mỹ”, biết đâu sẽ có ngày tôi dạo chơi ngắm phố xá Bolsa bỗng được tái ngộ “cây si” thuở xưa? Lúc ấy, anh Khánh không còn bộ quân phục sĩ quan CSVN trên người (đương nhiên rồi, xứ Mỹ mà), và tư tưởng của anh cũng đã thay đổi, (nên anh mới đưa gia đình qua đây), tôi sẽ bắt tay anh như một người bạn cũ, và sẽ giúp anh tiếp tục “sáng mắt” nhiều hơn khi sống giữa lòng đất Mỹ tự do.
 
Cuối cùng, tôi xin kết thúc bài viết này bằng một câu chuyện mới sưu tầm được:

Ý NGHĨ CỦA TRẺ CON

Cô giáo hỏi:
- Tí, trong các ngày lễ lớn em thích nhất ngày nào?
Tí trả lời:
- Thưa cô em thích nhất ngày giải phóng 30 tháng 4 ạ!
- Sao em lại thích ngày giải phóng?
- Thưa cô vì ngày xưa nhà em rất nghèo, từ ngày bố em vào giải phóng miền Nam, nhà em giàu có hẳn lên. Nhà có xe máy, tivi, tiền vàng rủng rỉnh. Cơ quan còn cho bố mẹ vào Nam công tác và phân cho bố mẹ em biệt thự to do gia đình ngụy đi kinh tế mới để lại ạ!
- Thế mơ ước của em bây giờ là gì?
- Thưa cô mơ ước lớn nhất của em là mình làm sao phải giải phóng nốt nước Mỹ cô ạ!!
 
Edmonton, Tháng 4 Đen 2024,
KIM LOAN
 
*Ghi chú hình: KimLoan trong những lần làm MC Tưởng Niệm Quốc Hận tại Edmonton, Canada
 

Ý kiến bạn đọc
30/04/202413:16:41
Khách
Nếu không có sai lầm cuả các tuớng lãnh chóp bu VNCH thì có thể đã không có tháng tư đen và hàng triệu nguời đuợc di tản ra nuớc ngoài an toàn. Ðể cho Mỹ vào Nam VN điều khiển chiến tranh để rồi Mỹ bóp chết VNCH qua HD Paris 1973 là tự sát. Nếu các ông Khiêm, Ðôn, Thiệu, Kỳ, Khang, ... không theo DVM đảo chánh 1963 thì DVM đả không có cơ hội lên làm TT để ra lệnh giết chết vĩnh viễn VNCH và làm nhục quân đội qua lệnh đầu hàng. Khi ra lệnh đầu hàng DVM, binh sĩ VNCH phải tuân lệnh rồi bị bộ đội CS bắt cổi hết áo quần đi diễn hành trên đuờng phố để làm nhục. TT Bush Jr. nói với Fox News là miền Nam không chịu chiến đấu cho tự do cuả mình, và dư luận Mỹ cũng nói là chính nguời miền Nam chọn giaỉ pháp đầu hàng. Hội đồng tuớng lãnh VNCH theo DVM đảo chánh lật đổ TT Diệm nhưng không ai có cái dũng khí của tuớng lãnh để lật đổ DVM khi ông đầu hàng. Dù Mỹ có lỗi giết chết VNCH khi bắt ép VNCH phải chấp nhận cho 15 sư đoàn CS BV đuợc đóng quân và tiếp tế tại miền Nam (mà HÐ Geneve 1954 cấm) qua HD Paris rồi ngưng viện trợ, nhưng miền Nam vẫn có cơ hội đóng cửa các đại học và tổng động viên tất cả thanh thiếu niên trên 16 tuổi như miền Bắc VN, tổ chức di tản gia đình quân cán chánh ra nuớc ngoài truớc tháng 4/75 như chánh phủ Ukraine đã di tản hơn 4 triệu nguời ra nuớc ngoài năm 2023. Lỗi tại ta cũng nhiều. Nếu gia đình binh sĩ cán chánh đuợc di tản truớc thì đa số quân nhân ở lại chiến đấu có lý do để vuợt biên không ai dại dột đi trinh diện cải tạo sau khi DVM đầu hàng. Lỗi tại các tuớng lãnh chóp bu hại nuớc đưa kẻ nằm vùng lên làm TT va` không chịu tổ chức di tản sớm để cứu dân miền Nam.
Ðiều nực cười là các lãnh tụ có trách nhiệm giết chết VNCH lại là những kẻ thân nhân hợm hĩnh đòi phủ cờ vàng VNCH khi chết như DV Minh, N V Thiệu, N C Kỳ, ... nhưng một số nguời có công lớn bảo vệ miền Nam khi chết lại không xin phủ cờ vàng như tuớng Lê Minh Ðảo, và các sĩ quan binh sĩ tự sát truớc ngày 30-4-75.
30/04/202401:15:01
Khách
10/23/22 – Đài VOV ngày 21 tháng 10 năm 2022 loan tin, 4 cá nhân là con các lãnh đạo sở ngành tỉnh Quảng Ngãi sau khi được tài trợ 5 tỷ đồng để đi du học ở ngoại quốc xong thì không chịu về cống hiến cho địa phương tối thiểu 10 năm như cam kết.
Theo báo Giao thông, hơn 10 năm trước, tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định tuyển chọn đưa người đi du học ngoại quốc. phải là sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và ngoại quốc, xếp loại tốt nghiệp đại học giỏi hoặc xuất sắc, không quá 30 tuổi, lý lịch rõ ràng .
4 cá nhân được chọn đều là con của lãnh đạo sở ngành trong tỉnh như, Phạm Thị Mỹ Hạnh, con ông Phạm Thanh Hải, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Nguyễn Lê Ngọc Hà, con ông Nguyễn Chín, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ; Phạm Thành Việt, con ông Phạm Tấn Hoàng, Chủ tịch Uỷ ban thành phố Quảng Ngãi; và Huỳnh Thị Lan Viên, con ông Huỳnh Chánh, Giám đốc Sở Tài chính.

“13 Em Du Học, 12 Em Ở Lại “ – 03/11/2015 –Báo Dân Trí có bản tin tựa đề “13 học sinh đi du học, 12 em ở lại nước ngoài!” . Bản tin viết: “…Dẫn ra chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đi du học nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc , không về “,

Ngày 28/12/2015, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng điều trần trước Quốc Hội tuyên bố, “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.” Ông báo cáo đa số các trường hợp đi du học từ cấp phổ thông và đại học không về.
28/04/202418:08:39
Khách
Xưa khi Lưu Bị bị Tào Tháo đánh đuổi chạy khỏi Giang Lăng, Tuơng Duơng thì dẫn quân dân chạy va` bỏ lại vợ con phía sau, may nhờ có tuớng Triệu Tử Long cứu vợ con đem về. Ðó là bậc anh hùng có tài đức hết lòng vì dân coi nhẹ gia đình, còn tuớng chóp bu VNCH thì cho vợ con di tản truớc, sau đó lén đi di tản ra nuớc ngoài nhưng không tổ chức cho quân dân di tản sau khi CS vào Saìgòn. Tuớng TL SÐ 23 BB thì ra lệnh cho Liên Ðoàn BÐQ đang tái chiếm Ban Mê Thuột rút lui để đưa gia đình di tản. Mất BMT đưa đếnVNCH sập đổ trong 50 ngày. Ðể mua lòng CS, tuớng DVM sau khi nhậm chức TT kêu gọi đồng bào đừng bỏ nuớc ra đi, còn tuớng Kỳ thì kêu gọi giáo dân Tân Sa Châu Hoà Hưng ở lại quyết chiến sau khi đưa vợ con di tản truớc. Biết bao nhiêu nguời vào cải tạo hay chết trên đuờng vuợt biên sau này chỉ vì bị hai ông này luờng gạt ở lại VN.
28/04/202414:00:48
Khách
Rõ ràng là cả nuớc bị Cộng Sản luờng gạt nói láo về "đế quốc Mỹ thâm độc", " đế quốc Mỹ giẫy chết" qua Mỹ "bơ thừa sữa cặn", vv..., để rồi dân chúng nay phải sắp hàng để xin đi làm lao công, ô sin tại Nhật, Hàn, Ðài Loan, hay chạy chọt đút lót đi du học Mỹ. Tiếc rằng miền Nam đã bị CS gạt hưu chiến Mậu Thân 1968 mà lại còn tin vào Cộng sản năm 1975 nên khoảng tháng 5/75 chỉ có hơn 100 ngàn nguời VN di tản ra nuớc ngoài dù Mỹ chấp thuận định cư 150 ngàn nguời. Phải đợi đến khi CS cho vào tù cải tạo, đi kinh tế mới, ăn ngô khoai vì không đủ gạo, mỗi năm chỉ mua đuợc 1 mét vải thô may áo quần, bệnh tật chỉ có thuốc xuyên tâm liên, phải bán hết đồ đạc trong nhà để sống, rồi 2 triệu nguời mới mới sáng mắt ra chịu bỏ tiền đi vuợt biên, 300 ngàn nguời chết trên biển, 100 ngàn nguời chết trong trại cải tạo. Cái giá phải trả vì nhẹ dạ tin vào Cộng Sản quá cao. Trong khi đó cp Ukraine cho 3 triệu nguời Ukraine di tản qua Âu châu chỉ trong 2 tháng đầu tiên sau khi chiến tranh Ukraine Nga bắt đầu. Một phần vì lỗi chánh phủ miền Nam không chịu cho giáo dục về chánh sách kinh tế và chánh trị của Cộng sản tại bậc trung học, không cảnh cáo dân chúng về cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản, và chế độ cải tạo lao tù tàn bạo của cộng sản. Nếu chánh phủ VNCH chịu tổ chức cho dân chúng di tản ra nuớc ngoài và không bỏ đất, không hàng như Ukraine thì ít nhất 3 triệu dân miền Nam đã đuợc di tản ra nuớc ngoài năm 1975, và hàng triệu nguời đã không bỏ mạng trong trại cải tạo, trên biển, vùng kinh tế mới. Lỗi tại mình nhẹ dạ bị CS luờng gạt nhiều lần, và tại chánh phủ VNCH không chịu làm bổn phận gíao dục quần chúng về sự tàn ác của CS, và cho di tản dân truớc khi CS đến SG của chánh phủ VNCH. Cái thái độ đem con bỏ chợ trong câu trả lời tuớng Phú tháng 3/75: "thì cứ cho thằng CS số dân đó" của ông Tổng Thống đã bị nhiều tác giả hồi ký chiến truờng cho là tàn nhẫn. Nguời miền Bắc VN có tội luờng gạt dân chúng về Mỹ thâm độc, đế quốc Mỹ giẫy chết để đưa VN vào chịnh chiến điêu linh, nay VN bị thụt luì 20 năm so với thế giới.
28/04/202407:29:04
Khách
Ngày nay, Việt nam vẫn là một nước nghèo, hàng năm, ngửa tay nhận oeo phe 16 tỷ đô la Mỹ từ người Việt hải ngoại, 650,000 người phải đi làm ô shin, cu li ở hơn 40 quốc gia trên Thế giới !

Năm 1975, tổng bí thư CS Lê Duẩn “nổ”: “Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng” .
Trước đó, Hồ chí Minh “nổ” :“Còn non còn nước còn người / Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.

Theo báo chí ở VN ra ngày 24/04/2024 thì từ 1993 đến 2023, 206 tỷ USD kiều hối đã đổ về VN.
Con số trên được nêu ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức ngày 23/4/2024.
Theo thống kê từ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 đến hết 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân trong cùng thời kỳ. Nếu tính cả năm 2023 thì lũy kế đạt khoảng 206 tỷ USD.
Tính riêng trong năm 2023, Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết lượng kiều hối gửi về Việt Nam ước đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.

*Hiện tại có đến 650,000 người Việt đi làm lao động ở hơn 40 quốc gia- Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Ma Cao, một số nước Châu Âu và Châu Mỹ, và một số quốc gia Trung Đông…
Họ làm những việc như đầy tớ giúp việc gia đình, làm vườn, thợ xây dựng, dệt may, nông nghiệp, đánh cá ,v.v…

*Kể từ năm 1986, CS phải cho ban hành chính sách “Đổi Mới” , cho người dân được có quyền sở hữu, được nhận tiền từ người Việt hải ngoại, mở cửa cho nhiều công ty các nước tư bản vào đầu tư, làm ăn.
Bình luận gia nổi tiếng người Mỹ Dennis Prager phê bình : “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?!”.

*Dẫu vậy, cho đến nay, VN với dân số 100 triệu vẫn còn là một nước nghèo :

Lợi tức tính theo đầu người năm 2023:
US$70,248 China $12,556 Nhật 39,312 S.Korea $34,997 Nga $12,194
VN $3,756 Thái $7,066 Mã Lai $11,109 Indonesia $4,332
Mễ $10,045 Iraq $4,775
(Nguồn: wisevoter.com)

Năm 2022:
US $76,329 China $12,720 Nhật $34,017 S.Korea $32,422 Nga $15,270
VN $4,163 Thái $6,910 Mã Lai$11,993 Indonesia $4,788
Mễ $11,496 Iraq $5,937
(Nguồn: Worldbank.com)
28/04/202407:21:18
Khách
Theo thống kê , năm 1975, cả nước có 47,6 triệu người, trong đó miền Nam khoảng 20-21 triệu.
28/04/202407:07:41
Khách
A-1976: Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội Đảng Cộng sản VN năm 1976 thì ít nhất là 4,000,000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.
Nhưng đến ngày 4/4/1995, thì CS sửa lại con số thiệt hại :
4/4/1995- Trong cuộc chiến Việt Nam 54-75, cộng sản chết 1,100,000 người, bị thương 600,000. Và thường dân chết ở cả hai Miền khoảng 4 triệu người.

B-Thiệt hại về phía quân đội VNCH: Khoảng 250,000 :
Theo trang trang mạng Encyclopedia of Vietnam War đưa ra con số từ 184,000 đến 250,000 người lính đã tử trận.
Trong quyển La guerre du VietNam, tác giả đưa ra con số người lính tử trận từ 220,000 đến 244,000.
Theo trang mạng thevietnamwar.com, số quân nhân VNCH tử trận là 223,748 người.
Trong quyển “Lược Sử Quân Lực Việt Cộng Hòa” phát hành ở Mỹ, tác giả viết có 259,300 người lính VNCH tử trận.
Tác giả John Prados viết trong cuốn La guerre du VN rằng số quân nhân VNCH tử trận từ 220,000 đến 244,000 .
Theo Spencer Tucker trong Encyclopedia of Vietnam War thì số quân nhân VNCH tử trận từ 184,000 đến 250,000.
Theo trang mạng thevietnamwar.info/vietnam-war-casuaties, số quân nhân VNCH tử trận 223,748 . Số quân nhân Hoa kỳ tử trận là 58,220. Số quân nhân Cộng sản tử trận là 1,100,000.

C-Theo trang mạng Vietnamwarstatistics, có 58,156 lính Mỹ đã tử trận, và 303,704 bị thương .

D-Theo tài liệu trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble, Inc., New York, 2005, số tổn thất về nhân mạng được ước tính như sau:
- Mỹ: Chết 57,702; bị thương 313,616, cộng với hơn 1000 chết không phải do chiến trận.
- Nam Việt Nam: Chết 185,528; bị thương 499,026.
- Bắc Việt: Chết 924,048; số bị thương ước tính ít nhất gấp đôi.
- Cả hai miền: 415,000 thường dân chết; 936,000 bị thương.
- Nam Hàn: Chết 1,107.
- Thái Lan: Chết 350.
- Úc và New Zealand: Chết 475.
28/04/202406:32:33
Khách
Theo hai ký giả Pháp thân Cộng là Jean Lartégui và Pierre Darcourt, đã chứng kiến cảnh quân Bắc Việt bị chết ngạt tại Xuân Lộc vì bom CBU, đã viết: ’Miền Nam sẽ không mất, nếu Mỹ thả tiếp vài chục trái CBU vào đoàn quân Cộng sản, đang công khai di chuyển trên các quốc lộ, thế nhưng Hoa Kỳ đã không làm “.
Tại hải ngoại ,Tướng Toàn đã trả lời Phạm Huấn trong cuộc phỏng vấn về chiến trường Long Khánh. Tướng Toàn cho biết sau khi phòng tuyến của chiến đoàn 52 bị CS tràn ngập đêm 15-4-1975, ông đã xin lệnh Bô TTM cho ném bom Daisy Cutter vì VC tập trung rất đông đảo trong vùng này, BTTM đã chấp thuận đề nghị và cho thi hành ngay hôm sau.
Hỏi: Trung Tướng có được báo cáo về kết quả sau khi những trái bom này được thả?
Đáp: Vâng, khoảng hai sư đoàn Cộng sản bị loại khỏi vòng chiến (hơn 10 ngàn quân) và rất nhiều chiến xa T-54, đại pháo của Bắc Việt bị hủy diệt khi đang di chuyển trên Quốc lộ 20, từ Định Quán xuống ngã ba Dầu Giây. Tôi đã đề nghị thả 5 bom ’Daisy Cutter’ nữa xuống nhiều vùng tập trung quân khác của Cộng Sản Bắc Việt trên chiến trường Quân Đoàn III sau khi biết chắc rằng những pháo đài bay B- 52 của Mỹ không còn trở lại ViệtNam, và để quân ta có thể bung ra phản công, tiêu diệt địch, nhưng chỉ có 2 quả được thả xuống phía Bắc Dầy Giây mà thôi.
Hỏi: Lý do?
Đáp: Mình còn bom, nhưng không có đầu nổ .

***Nguyễn Hữu Chế – Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/43, SĐ18BB : "Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng P3/BTTM/QLVNCH xác nhận Daisy Cutter là loại BLU-82 .
BOM BLU-82 (thường gọi CBU-55)
"Hai trái bom được xử dụng tại Mặt trận Xuân Lộc tháng Tư năm 1975 là bom BLU-82. BLU-82 là chữ viết tắt của Bomb Live Unit – 82. Bom nổ ở độ cao, tạo ra một đám mây có đường kính lối 100 mét, dày hơn 2 mét. Gặp lửa, đám mây tỏa ra một nhiệt lượng cao, tạo ra áp lực 1.000 pounds/square inch, đổ ập xuống mục tiêu. Bom sẽ đốt hết dưỡng khí trong một khu vực rộng 2 mẫu Anh, và mọi sinh vật trong khu vực sẽ chết trong tình trạng tự nhiên. Bom nặng 15.000 pounds, chứa gas hổn hợp Propane và TNT. Tùy theo tính chất của mục tiêu, bom có loại văng miểng, có loại gây hơi ép.
"Tin tức từ nguồn tin do hai Pháp kiều cung cấp cho biết, trong nhiều ngày, họ đã chứng kiến những chiếc xe bò vận chuyển suốt ngày để chở xác chết và thương binh bộ đội CSBV. Mỗi chiếc chất đầy tử thi hoặc thương binh, cùng những vũ khí gãy nát, ngổn ngang đầy xe, trông như đống củi ".
26/04/202418:40:03
Khách
Tác giả lúc nào cũng dí dỏm, viết vui nhưng có chiều sâu. Vừa tài văn chương lại xinh đẹp *****
26/04/202416:51:58
Khách
🤣🤣🤣. Vui quá chị Loan. Chị viết hay. Em có lần đi ra Bắc thăm lăng Bác vì đi thực tập ở Hà nội, vào trong đó đi quanh lồng kính mà nước mắt lưng tròng nữa. Giờ ai cũng thích Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,068
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Nhạc sĩ Cung Tiến