Hôm nay,  

Xứ Sở Huyền Thoại Trong Đời Thường

05/01/200100:00:00(Xem: 178175)
Bài tham dự số: 126\VB0925

Tôi đến nước Mỹ vào mùa xuân chuẩn bị sang đông. Trời lạnh lùng buốt giá. Đến phi trường tôi bỡ ngỡ trước hình ảnh quá tương phản: Trời lạnh nhưng con người thì nồng nhiệt, nhìn tôi bằng sự thân thiện khi chào "Hi." Trong khi mới đó tại phi trường ở VN, trời thì ấm áp mà con người thì quá lạnh lùng. Thậm chí khi tôi chào, họ chẳng thèm nhìn tôi.

Tôi được người nhà đón, đưa về thành phố San José. Ngay khi rời phi trường San Francisco, tôi đã được nhìn thấy những công trình kiến trúc xây dựng giao thông quá hùng tráng. Trước những cây cầu vượt trên không trung, dù biết rõ đây chỉ là thứ bình thường ở nước Mỹ, tôi vẫn không khỏi buột miệng "tuyệt vời."

Tôi như cô bé lạc vào xứ sở trong huyền thoại. Xe chạy càng ngày càng tiến về thành phố, với tốc độ rất nhanh làm tôi chóng cả mặt. Điều khâm phục nữa là không nhìn thấy một tai nạn giao thông hay rắc rối nào cả giữa hàng trăm hàng ngàn xe, lái xe có cả ông bà già tóc trắng bạc mang kiến. Đúng là kỷ luật giao thông tối ưu. Nhìn lại đất nước quê mình, thật đáng buồn quá. Từ nhà tôi đến Saigon chỉ có 170 cây số, thế mà không dịp nào tôi lên đó mà không thấy vài ba tai nạn thậm chí chết người.

Trong nghề nghiệp của tôi, cứ mỗi lần có dịp lễ, hội, hay chỉ ăn mừng bóng đá thôi, là tôi đã phải trực suốt trong bệnh viện để cấp cứu biết bao nạn nhân, nào chấn thương sọ não, vỡ lác, vở gan... Thậm chí ngay cả những người tôn trọng luật giao thông cũng bị đụng. Sống tại quê nhà, khi ra đường phố, dù xe hơi chẳng có bao nhiêu, trong ký ức tôi lúc nào cũng lo sợ bị đụng xe.

Đường phố tại Việt Nam ngày càng lộn xộn mất trật tự. Đâu đâu cũng thấy cảnh bày bán ngổn ngang, xe lôi dành khách và những chàng trai, cô gái chạy luồn lách bằng những xe cao phân khối, rồi những xe cứu thương bóp còi inh ỏi ra oai dù trên xe chẳng có ai để cứu thương...

Tìm hiểu thêm hệ thống lưu thông công cộng tại Mỹ, tôi càng thấy tuyệt vời: school bus, xe bus đưa đón khách rất an toàn, chặt chẽ. Điều làm tôi khâm phục là ý thức công dân tự giác trước lậut lệ. Không thấy cảnh sát giao thông nào phải đứng ở đèn xanh, đèn đỏ. Ngay cả người đi bộ khi băng qua dường vẫn nề nếp, trật tự. Tôi thầm nhủ: giá như, giá như... Một ước mơ len lỏi trong đầu tôi.

Thế là tôi bắt đầu những ngày sống ở đất nước về huyền thoại nầy. Tôi đi làm số xã hội, đi làm Medical, đi đăng ký học English. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Đi làm thẻ Medical là vấn đề đáng nói. Tôi đến đúng giờ hẹn vì tôi nghe tiếng Mỹ không tốt lắm. Vừa bước vào cửa là có người đứng hướng dẫn ngay, đến bàn hỏi thăm vừa nói đến tên Worker là biết ngay tôi cần gặp ai, cô ta tươi cười nhấc điện thoại gọi ngay, mời tôi ngồi chờ. Không đầy 5 phút là người Worker tôi từng gặp tôi qua điện thoại xuất hiện, đưa tôi vào phòng để trao đổi....thân thiện, chân tình, ấm áp, làm tôi mất đi mặc cảm như mình đi xin một cái gì.

Nhớ lại cách đây không lâu, để hoàn tất việc đi Mỹ tôi phải làm thủ tục: Không có tài sản, không thiếu nợ, không thiếu thuế... và đã phải trải qua biết bao vất vả, ấm ức, chán nản.

Để lo mấy thứ giấy tờ kể trên, một buổi sáng tôi đến phòng công chứng. Nhìn qua, thấy ai cũng lạnh lùng. Ngay cả một vài người từng quen, họ cũng không dám chào hỏi dòn giã như khi gặp nhau ngoài đường. Giữa cảnh lạc lõng ấy, khi tôi hỏi thăm viên chức phụ trách, chỉ được trả lời lạnh tanh "anh T. chưa vô." Chẳng ai mời tôi ngồi. Dù đã 9 giờ sáng, trong khi cơ quan ở đây làm việc từ 7 giờ. Tôi hỏi tiếp mấy giờ anh T vô, được trả lời không biết...

Phải thêm một lần sau nữa, tôi mới gặp được anh T. Sau khi xem xét giấy tờ xong, anh ta hỏi tôi giấy chứng nhận độc thân của người nhận. Tài sản đâu" (Em trai tôi sinh viên đại học vừa tốt nghiệp xong). Tôi nói trong thủ tục không yêu cầu" Trả lời không được. Thật sự em tôi không có vợ, nhưng họ nói xa nhà chục năm, ai biết...

Vậy là chỉ vì một thứ giấy chứng nhận độc thân không hề được qui định mẫu mã, nơi trách nhiệm cấp, tôi phải tự mình chạy vạy khắp nơi. Nơi này đổ nơi kia. Trường Đại học chỉ về trường cơ sở. Phải về quê nhà ở tận Bến Tre... Đến đâu cũng có rắc rối. Trường đại học nói quản lý đi học chứ đâu có quản lý hôn nhân. Phường khóm thì đổ cho trường quản lý. Cứ vậy mà đưa đẩy nhau, hành hạ nhau. Tôi đã phải khóc thật sự. Rồi lại nghĩ thêm, bản thân mình là một y sĩ, một giảng sư đại học, có đôi chút hiểu biết trong xã hội, mà còn bị cư xử như vậy. Còn lại bao nhiêu người dân khác thì thế nào" Dân chúng đến bất cứ cơ quan nhà nước nào để làm giấy tờ, đều bị coi là kẻ vào xin bố thí, đáng bị coi rẻ. Đó là đất nước tôi, nơi tôi đã lớn lên và làm việc với hết nhiệt tình chân thật.

Một ngày đầu thu trời bắt đầu nhóm lạnh, tôi có dịp phải đến bệnh viện Mỹ. Không ồn ào, không tấp nập. Mọi việc êm ả như môi trường thật sự của nó. Đã gần 20 chục năm trời học trong ghế nhà trường, bây giờ tôi mới thật sự chứng kiến được thực tế hoàn hảo như phần lý thuyết tôi đã học: Một trường, phòng ốc, trang thiết bị, nhân viên. Sự tôn trọng tuyệt đối thầy thuốc, bệnh nhân. Trang trọng như một khách sạn lớn.

Bước vào phòng nhận bệnh, những nhân viên làm việc tại đây rất bận rộn, nhưng vui vẻ, nhiệt tình. Bệnh nhân ngồi chờ có nề nếp, yên lặng, tôn trọng lẫn nhau. Còn tôi, nhớ có dịp vào phòng nhận bệnh trong bệnh viện nơi tôi làm việc, mức độ ngổn ngang hỗn loạn tới mức thậm chí một bác sĩ của bệnh viện như tôi cũng không di chuyển nổi. Bệnh nhân lớp ngồi, nằm, lớp đứng chen chúc nhau. Có trường hợp bệnh nhân suy hô hấp sắp chết, vẫn không mở được lối để chuyển đi cấp cứu. Nhớ mà đau lòng.

Tại bệnh viện Mỹ, tôi tìm hiểu thêm và được biết bệnh nhân ở đây được đối xử công bằng trong điều trị cấp cứu, ai cũng được cấp cứu trong cơn nguy khó ngặt nghèo, sau đó mới tính đến tiền bạc (dĩ nhiên có giá cả từng loại. Truy thu từ đâu") Qua đó tôi thấy tính nhân đạo tuyệt vời với mạng sống con người... Khi làm việc, chỉ nghe tiếng cười giòn giã của y tá, y công, hoặc biểu hiện rõ mặt đồng cảm với bệnh nhân, làm cho bệnh nhân thấy nhẹ bớt cái đau mà họ đang mắc phải. Đây là phần lý thuyết tôi từng được từ quê nhà, nhưng phải sang tới Mỹ, vào bệnh viện Mỹ, mới thấy hiển hiện thành thực tế.

Nhớ lại 13 năm sau khi ra trường, rồi đi học chuyên ngành từ bệnh viện tỉnh đến bệnh viện lớn nhất nước Bạch Mai-Hà Nội, tôi đã chứng kiến lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác nhau, tới mức lắm lúc tôi đã phải tự hỏi: Đất nước mình nghèo, nhưng còn tình người cũng nghèo sao" Do đâu và do đâu"

Những ngày tới Mỹ, sống trên đất nước này, dù với tâm trạng người tha phương, tôi đã nhìn và cảm nhận được mọi lý do khiến đất nước tôi nghèo, làm mất đi tình người trong cuộc sống - công việc.

Nhớ quê hương, nhìn lại mình, tôi đau lòng thấy mình quá bé nhỏ. Lòng những muốn làm một cái gì đó, góp phần sắp xếp lại trật tự công việc cho người dân đỡ vất vả hơn, mà sức thì bất khả. Tôi xin lỗi những người đang cần tôi, tôi lại ra đi.

Hy vọng một ngày nào đó, những điều tốt đẹp của xứ sở huyền thoại nầy sẽ đến với đất nước tôi, đến như chuyện đời thường chứ không phải là chuyện cổ tích.

VÕ THỊ KIM LOAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,113,908
Lùi lại hai mươi bẩy năm về trước, mùa xuân năm 1981, tức là hơn năm năm sau ngày thành phố Saigon đổi tên đổi chủ, một khoảng thời gian vừa đủ để người dân
Nhìn cảnh 3 cha con đang ngồi trên bộ ghế sofa chỉ trỏ, đùa giỡn nói cười vui vẻ trước màn hình TV đang trình chiếu bộ phim hoạt họa Tom ... Jerry
Tháng 6 /1992 gia-đình tôi gồm vợ chồng và 4 con đến Mỹ để đoàn-tụ cùng 2 con lớn chúng tôi, đã qua Mỹ trước đó chừng 10 năm theo diện ODP
Tục ngữ Việt Nam có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." Câu này đúng thì tuy có đúng thật nhưng đặt vào trường hợp tôi thì thấy sao
Hôm đó, tôi đi qua cầu bắc ngang hồ Xuân Hương. Tôi thấy người tình cũ đi với người yêu. Tôi cảm thấy một mất mát quá lớn.Tôi đi qua cầu, nhìn dòng nước chẩy
Sông Black River đã có từ hàng ngàn năm. Nhìn những bức ảnh đen trắng chụp vào thế kỷ 19 mờ mờ, ảo ảo cho ta thấy cảnh hoang sơ của thời kỳ vắng bóng người
Có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng, cứ để mặc tình trạng "khắc khẩu", tình trạng "xung khắc" bất hòa giữa hai vợ chồng kéo dài năm này tháng nọ
Trong giới hạn của bài viết, và trước sự đa dạng, không thống nhất của các sự phân loại, chúng tôi xin tạm đề nghị một sự sắp hạng như sau
Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi
Bạn có tin rằng qua mục Tìm bạn bốn phương ta có thể tìm ra một nửa của mình còn lạc bước đâu đó. Ta kéo về nhà chung sống đến răng lay tóc bạc đến hết cả
Nhạc sĩ Cung Tiến