Hôm nay,  

Một Góc Bể, Một Chân Trời

13/11/200200:00:00(Xem: 190084)
Người viết: Phú Lộc

Bài tham dự số 35\VBST

Họ và Tên: Hồ Tường Vi. Năm sinh: 1951.
Hiện định cư tại Garden Grove, CA .Nghề nghiệp: Công nhân điện tử.


Trong khi ông Thái xua đuổi những tạp niệm cuối cùng ra khỏi đầu óc mình thì chính tai ông lại nhận ra tiếng chuyển động của căn nhà ông đang ở. Nó chuyển răng rắc như con vật vặn vẹo sống lưng. Cái sàn nhà ông đang ngồi bán già tập khí công cũng bắt đầu rung ring.

Đầu óc ông lóe sáng ý niệm tận thế rồi tiếp theo là động đất, ông như cái lò xo bật đứng lên phóng về phía vợ ông đang nằm hét vào tai bà "động đất, động đất" rồi cuốn vào phía trong ẳm đứa con gái sáu tuổi đang say ngủ chạy về phía cửa. Nhưng hai vợ chồng chạy làm sao được trên một sàn nhà đung đưa như võng lắc.

Ông một tay ẳm con bé một tay bíu vào khung cửa nhớ đến bài thực tập động đất khi còn học anh văn ở trường đại học cộng đồng. "Hãy chui xuống bàn hay trú ẩn ngay dưới khung cửa nếu không thể chạy kịp ra khỏi nhà."

Vợ ông đứng cạnh bíu lấy vai ông nhưng mắt nhắm mắt mở nói như đang mớ, "Động đất thật sao, thật sao""

Hơn một năm sống trên đất Mỹ, lần này là lần thứ nhất ông biết thế nào là động đất. Phải nói cái ý niệm đầu tiên đến với ông đêm hôm trước lúc ông đang vận khí đan điền là tận thế không sai sự thật mấy. Nó kinh hoàng lắm vì con người không thấy điểm tựa trên mặt đất. Không còn thăng bằng trên mặt đất để đôi chân bám vào thì không phải đã làm một số người chết vì đau tim trong trận động đất Northridge đêm hôm qua là gì!

Nói chuyện với một người bạn sống hơn mười năm ở đây, anh ta cười bảo "Chưa có kinh khủng lắm đâu, rồi đây anh còn thấy nhiều trận động đất kinh hoàng hơn nữa!" khiến ông chợt thấy buồn nhớ đến quê hương mới xa hơn một năm mà tưởng dường như đã lâu lắm rồi. Nơi đất nước mình nói đến động đất chỉ là tin tức xứ người chứ nào ai có thể hình dung được nó xãy ra sao"

Ông nói với bạn bè như cho đỡ nhớ chứ lòng ông ray rứt lắm. Mưa tháng giêng ở đây như nước đái mèo. Mưa gì mà không ai cảm thấy được. Vách tường rỗng cách âm, mái nhà bằng plastic dầy nhiều lớp không cho ông cái cảm giác êm đềm ấm cúng nằm trong chăn nghe mưa rơi từ mái tôn ầm ĩ, mái ngói rạt rào, hay mái tranh êm đềm xa vắng và thậm chí từng giọt rơi tí tách khi cơn mưa nhẹ hạt dần. Ông than vãn vì không được nghe tiếng mưa quê nhà và ông nói với đứa con gái nhỏ như nói với chính ông:

--Tiếng mưa Việt Nam cũng là một thứ ngôn ngữ con ạ! Rồi đây cha sẽ dạy cho con biết cái âm thanh tuyệt diệu này nó như thế nào! Nhưng phải nói sang Mỹ quá sớm làm con mất đi rất nhiều cơ hội để bồi bổ cái chất Việt trong người của con. Chỉ có nó mới làm trưởng thành con người Việt Nam của con, thế nên cha khuyên con mỗi khi đi học về nhà hãy nói tiếng Việt. Tiếng Mỹ rồi đây không cần ai bắt buộc con cũng giỏi nhưng tiếng Việt không ai nhắc nhở con sẽ quên và cha biết chắc rằng không thể thực sự có lòng yêu cội nguồn dân tộc nơi người không biết nói tiếng mẹ đẻ thậm chí nói ngọng nghịu như một người tàn tật được!

Con ông ngơ ngác không hiểu nhưng điều duy nhất khiến ông an ủi là mổi buổi tối vợ chồng con cái ông nói tiếng Việt như bắp rang và con ông đọc cho ông nghe bài thơ Qua Đèo Ngang, Ông Đồ Già như ngày xưa lúc nó còn đi học mẫu giáo tại cái thị trấn đèo heo hút gió trên cao nguyên trung phần.

Buổi sáng ông Thái đi ra đầu ngõ vươn vai tập thể dục. Nhìn con đường trống vắng thênh thang trước mặt ông biết ai có công việc nấy trên cái đất nước văn minh giàu mạnh hạng nhất trên thế giới này. Trời tháng tư tuy buổi trưa nóng nực nhưng buổi sáng hãy còn lạnh lẽo lắm. Những hàng cọ vươn cao thẳng tắp, bụi trúc đào quanh nhà bốn mùa nở hoa cũng như những thảm hoa rực rỡ muôn màu ven đường làm lòng ông có chút bâng khuâng ngưỡng mộ.

Ở đây chủ nghĩa cá nhân được đề cao, tính riêng tư được luật pháp tôn trọng và đặc biệt xã hội không bao giờ quên bất cứ người nào. Điển hình như ông là người tị nạn vẫn thường được sở xã hội thăm hỏi qua báo cáo hàng tháng. Ban đầu ông thấy khó chịu nhưng sau rồi với suy luận lô gích ông tự bảo, "lãnh tiền nhà nước thì phải có bổn phận báo cáo tình hình gia đình của mình. Đó không phải là quan tâm hai chiều hay sao! Cái vấn đề thực sự có ý nghĩa là mình làm cách nào độc lập được để không phải hằng tháng viết và ký vào bản phúc trình."

Trả lời vấn nạn trên ông Thái mang ba lô đến trường như hai mươi lăm năm trước. Cố gắng học hành hình như làm tóc ông bạc thêm ra. Trong hai học kỳ đầu tiên điều làm ông tự tin hơn khi kết quả cuối khóa công bố, ông được điểm cao nhất. Buổi học cuối ông đến bàn bà giáo dạy anh văn cám ơn theo truyền thống người phương đông thì bà giáo cỡ tuổi ông vừa bắt tay vừa nói:

--Thật tuyệt vời khi có một học sinh như ông trong lớp suốt bốn tháng qua. Thực ra tôi có giúp đỡ gì được cho ông. Tự ông học lấy và với số tuổi của ông bây giờ ông là một gương tốt cho cả lớp học.

Ban đầu đi học cho ông Thái niềm an ủi là mình đang hòa nhập vào xã hội mới nhưng sau đó ông cũng dần dần khám phá ra càng hòa nhập ông lại càng xa cái xã hội văn minh mà ông nghĩ mình đang từng bước bước vào.

Ông biết mình nói một đường nhưng lòng ông suy nghĩ một nẻo. Không phải những người Mỹ làm ông buồn phiền mà chính những người đồng hương làm ông nhận ra con đường ông đang đi đưa ông đến đâu. Cái lo lắng không phải cho bản thân ông mà là cho gia đình và thái độ của những người Việt Nam lưu vong khiến tóc nơi hai thái dương ông bạc trắng.

Đêm không ngủ được ông tập khí công vừa giúp ông thư giản vừa giúp ông nghe được cơn động đất bên ngoài và bên trong tâm hồn của mình.

Có những mâu thuẫn rất cơ bản làm ông khó chịu. Ai hỏi ông vì sao sang Hoa Kỳ định cư ông trả lời vì thua cộng sản nên phải chịu lưu đày. Ông nói tiếp, "Chỉ có điên mới bỏ quê hương xứ sở ra đi!" thì một người bạn ngoại quốc nói với ông, "Thế mà khi nói chuyện với một số người Việt, tao có cảm tưởng là dân mày sang Mỹ vì chiến thắng. Thật là khó hiểu!"

Ông Thái cho rằng tụi ngoại quốc làm thế nào mà hiểu được dân tộc bốn nghìn năm văn hiến như Việt Nam chúng ta được. Ông nói với vợ con ông, "để hiểu được văn hóa chúng ta, chúng nó phải được nuôi sông bằng chất Việt. Không có chất Việt thì chỉ đứng xa mà nhìn ngắm chiêm ngưỡng mà thôi!"

Có tự phụ quá đáng lắm không" Bạn bè hỏi, ông trả lời, "Kiêu hãnh lịch sử cội nguồn của mình có gì mà đáng xấu hổ. Chỉ có tự hào vì thất bại mới kỳ cục và khôi hài mà thôi."

Cái vỏ Việt bọc kín ông lại như một thứ giáp sắt và văn hóa Mỹ hằng ngày công phá ông. Ông chống đỡ thật dữ dội vì cái mà những nhà xã hội học Mỹ gọi là "culture shock", một thứ động đất kinh khiếp lắm nó có khả năng làm ông thường trực bị stress và bào mòn niềm tin bấy lâu nay đã thành nền nếp trong tâm hồn ông rồi.

Khi ông đi thăm bạn bè người thân đã sống lâu năm bên Mỹ, ông thấy khủng khiếp hơn nữa với tình cảnh vợ chồng ly dị, con cái ly tán cùng đám thiếu niên choai choai sính bạo lực và bừa bãi tình dục mà trước kia ông cho là tiểu thuyết cường điệu mà thôi.

Ông Thái chạy đi tìm cộng đồng. Cộng đồng trấn an ông rằng không có gì, riết rồi sẽ quen đi, vả lại ông chỉ thấy cái hay của văn hoá Việt mà chưa thấy cái ưu việt của văn hoá Mỹ. Họ nói thêm, dù ông có biện luận cách gì chăng nữa Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới phương tây và quyền lực bao trùm mọi nơi. Nước Mỹ đang tiến chỉ có ông thụt lùi mà thôi. Họ bảo ông "stereotype" và không nên lấy cá thể mà cho là phổ quát.

ÔngThái phục thiện, cố gắng hòa mình vào cái dòng văn hóa Mỹ đang cuồn cuộn chảy với hi vọng may ra mình có thể sống sót được trong cơn ba đào. Phương châm của ông là "hoà nhưng không đồng" tuy nhiên có nỗ lực bao nhiêu chăng nữa ông cứ bị cơn địa chấn văn hoá hất ông ra ngoài.

Năm thứ ba ông Thái mắc bệnh ưu uất và muốn ly khai đám đông. Ông chui vào một góc nhỏ thế giới riêng ông. Thật ra thế giới ấy là gia đình ông. Nó cho ông nhiều an ủi, đôi lúc nâng đỡ tinh thần ông vì nếu ông thường bị bên ngoài phản đối hoặc phủ nhận ý kiến hay quan điểm thì vợ con ông lúc nào cũng đứng bên cạnh ủng hộ ông hết mình.

Ông thường tự bảo mình là kẻ hiểu biết chứ đâu có cố chấp nhưng tại sao nhiều người cho là ông đang sống ở một vùng quê Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ. Họ nói thêm, ngay cả Việt Nam cộng sản bây giờ cũng không bảo thủ như ông!

Ông nói với bạn bè rằng, tôi đâu có chủ trương dạy con bằng roi vọt ngay khi còn ở Việt Nam nhưng tôi nghiêm khắc lên án chủ trương con cái bình đẳng với cha mẹ.

Ông bình luận, cụm từ bình đẳng coi bộ không ổn vì nếu không tế vi mà nhận thức chỉ dụng chữ mà không dụng nghĩa thì súc vật cũng bình đẵng như thế mà thôi. Người Mỹ hiểu một đường và một số người chúng ta rõ một nẻo. Hiểu nghĩa sai thì chúng ta abuse chữ nghĩa mà thôi.

Ý niệm tự do cũng thế. Không hiểu có phải vì sống dưới chế độ cộng sản không có tự do hay không nên khao khát quá mức mà một số người khi sang Hoa Kỳ vội vàng nhãy vào cái hồ tự do tắm cho thoả thích. Họ đã đi từ bất cập sang thái quá hoặc ngược lại và một thiểu số lạm dụng nó cho mưu đồ riêng tư.

Thay vì dùng mãnh đất tự do để ươm hạt giống tốt cho rường cột nước nhà mà trong nhiều giai đoạn lịch sử chúng ta đã không làm được thì có nhiều người đã tạo những cây trái ung thối ngay từ trong khi bắt đầu trưởng thành hay đã để cây trái tự phát triển trên một mãnh đất quá nhiều cạm bẫy độc hại. Ông Thái quả quyết, họ đã quên cội rễ gốc nguồn của mình để chạy theo cái ảo tưởng rằng mình hoá thân được trên mãnh đất mà tính kỳ thị được xem như là quốc nạn.

Khi đưa người bạn mới bị vợ ly dị về nhà ở tạm trong ga ra, ông Thái vừa quét dọn vừa an ủi ông ta:

--Hạnh phúc nào chọn chỗ ở. Kẻ nào cho rằng hạnh phúc ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ khác nhau thì bản thân kẻ ấy không đời nào có hạnh phúc. Ông đừng buồn vì lòng chung thủy bao giờ cũng là nền tảng của hạnh phúc lứa đôi. Nếu bây giờ ông có cảm thấy bị ruồng bỏ thì chính ông hãy tự hỏi vợ chồng ông có phải đã từng ruồng bỏ cái chất Việt Nam của mình hay không"

Bạn ông hỏi "Chất Việt Nam nó như thế nào"" Ông trả lời:

Đầu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Ở đây nào có đầu tôm ruột bầu, chỉ có tôm hùm cua gạch và làm business thậm chí trong cách cư xử. "Ông phải ngẫm nghĩ sâu câu ca dao trên mà vỡ ra được lý do gia đình mình bị ly tán."

Ông Thái nói thêm với bạn, có lẽ ông và một số người không biết được định mệnh của mình và định mệnh lịch sử chỉ là một. Số mạng của ông và cả gia đình không từng làm cho một không gian và một thời gian mang ý nghĩa riêng của nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,885,521
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Nhạc sĩ Cung Tiến