Hôm nay,  

Chuyện Trước Giờ Vượt Biên

05/01/200100:00:00(Xem: 309664)
Bài tham dự số 138/VB1007

Tác giả 61 tuổi, trước 1975, là giáo sư Trung học Nguyên Hiệu Trưởng trường Trung học Lê Văn Duyệt. Quãng Ngãi, Quân nhân VNCH. Nghề nghiệp hiện tại: Senior Computer Specialist III (Metrum-Datatape INC. A Sypris Co.). Ông đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết rất sinh động, về nhiều công việc ông đã vui vẻ trải qua tại Hoa Kỳ. Bài viết lần này của ông mang tên "Ông Housekeeping", được đăng làm 2 kỳ. Kỳ đầu là "Chuyện Trước Giờ Vượt Biên", tựa đề do Việt Báo.


Hiền gọi với lên gác giọng khẩn trương, nhỏ vừa đủ nghe:

- Anh xuống nhanh lên đi cho kịp giờ.

Tôi đang loay hoay nơi góc phòng căn gác ở nhà tôi, cố tìm trong đống giấy bỏ lẫn lộn cùng những quần áo cũ đã rách, sách vở, đồ chơi trẻ em v.v... một vật mà tôi cho là rất quan trọng nếu thoát được ra nước ngoài, tôi có thể dùng nó để chứng minh quá trình học vấn của mình mà kiếm một việc làm nuôi sống gia đình. Đó là hai mảnh bằng, ai đã gấp làm hai xếp nằm trong quyển tự điển Anh Việt của Giáo sư Nguyễn văn Khôn, tiện tay tôi lượm bao plastic cạnh đó bỏ vào và cẩn trọng cất ở túi áo trên, gài nút lại.

- Xong rồi, anh xuống đây.

Tôi lẹ làng bước xuống và đã thấy lũ trẻ mỗi đứa một cái xách nhỏ mang gọn gàng trên vai, chỉ có Út mới hơn một tuổi thì Hiền ôm vào lòng. Tôi thấy nét mặt nàng tỏ ra rất nghiêm trọng khi đang cúi xuống dặn dò gì với chúng.

Đêm qua, tôi mới lẻn về nhà và nằm dí trên căn gác cho đến giờ nầy. Chúng tôi thành hôn đã mười năm mà giờ tôi mới nhận ra vợ tôi là một người đàn bà đảm đang và khéo xoay xở, mọi việc thu vén gọn gàng, trong khi ông chồng lẩn trốn ở đâu.

Trước năm 1975 nàng là cô giáo, chỉ biết đi dạy học, khi về nhà đã có người làm giúp lo đủ thứ. Cộng Sản vào đã đánh thức cái bản năng sinh tồn của mọi người; hiền lành, nhẹ nhàng, ít nói, thật thà như vợ tôi mà bây giờ cũng năng động, nhậm lẹ và nhiều mưu trí. Nàng tổ chức vượt biên, tài công thì đã có chú em bà con cô lo rồi. Mọi việc đã thu xếp đâu vào đó, gọn gàng, kín đáo.

Chúng tôi đã mật hẹn với nhau, nàng nhắn tin khẩn cấp để tôi rời nơi ẩn trốn về cùng đi đêm nay. Hiền đã áp dụng cái câu mà mỗi lần về phép khi còn ở trong quân ngũ, tôi thường nói với nàng. Đối với Cộng Sản Việt Nam ta phải luôn luôn mặc áo giấy. "Đi với ma mặc áo giấy" mà.

Khi nghe ông Dương Văn Minh ra lệnh toàn quân buông súng đầu hàng giặc, tôi nói với những anh em còn lại với tôi là ai về nhà nấy, ai muốn đi đâu thì đi, chúng ta tan hàng. Riêng phần tôi, vì không có cái "dũng" của những chiến sĩ, anh hùng QLVNCH khác kéo nhau vào mật khu để tiếp tục chiến đấu hay tự sát, tôi không về hẳn nhà mà tạt qua nhà em gái thân tín của tôi ở một quận ven biển nhờ nhắn khẩn cấp với Hiền là tôi còn sống và chưa chắc chắn ở đâu, khi nào có nơi ẩn náu, tôi sẽ nhắn tin về.

Sau đó, tôi liền tìm cách về hẳn quê ngoại tôi ở một tỉnh nhỏ ngoài Trung. Trước khi gia nhập quân đội, tôi đã dạy học ở đây, cậu, dì và các anh chị em bà con rất quí tôi và thường hãnh diện với làng nước là có thằng cháu, người anh em còn nhỏ tuổi mà đã đỗ đạt làm thầy giáo. Có một điều rất may là trước khi tòng quân, tôi đã được đổi đi dạy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên mọi người ở đây, kể cả những học sinh cũ còn tưởng rằng tôi vẫn là ông thầy giáo hiền lành, vô tội vạ năm nào, nhưng họ đâu có ngờ thầy Thời "chân chỉ hạt bột", chất phác, ít nói năm xưa đó, nay thương tích đầy mình và đã từng cầm súng đánh đấm với tụi Cộng Sản chính quy Bắc việt ra điều lắm, còn được gắn Anh dũng Bột tinh, Chiến thương bội tinh nữa.

Để sinh sống qua ngày và che mắt bọn cán bộ địa phương, cậu tôi xin cho tôi một chân lơ xe đò, chủ là người bạn thân của cậu, chạy tuyến đường địa phương trong tỉnh. Suốt ngày tôi đu sau xe, nhảy lên, bước xuống chất hàng, giở hàng, bồng giúp các trẻ em, dẫn dắt các cụ già chậm bước, có lần tôi bế hẳn một người cụt cả hai chân lên xe. Công việc tôi làm hàng ngày nhanh nhẹn, nhậm lẹ và có hiệu quả tốt nên anh Tư tài xế rất thích và ông chủ xe hài lòng nên để ý nâng đỡ. Một hôm, ông chủ bảo:

- Cháu Thời, hôm nào thằng Tư bận việc nhà hay đi phép, nhức đầu, cảm cúm gì đó, thì cháu thay nó lái xe nhé!

Tôi nhớ rất rõ, hôm đó tôi sắp sửa cho xe rời bến thì có chuyện lộn xộn, cãi vã xảy ra giữa hành khách và Chú Chín (lơ xe tạm thay tôi), người hành khách khiếu nại là lơ xe không đồng ý cho cô ấy chất thêm hai giỏ gà vịt lên mui nữa vịn cớ hết chỗ, phải bỏ lại. Tôi quay đầu định hỏi có chuyện gì, thì thấy từ đàng sau xe một người đàn bà chừng hơn 30, tay trái cầm cái đòn gánh, mặt mày đỏ gay trông vẻ giận dữ, hầm hầm, xông xáo đi ngược lên đầu xe, tới gần chỗ tài xế hất hàm lên định nói với tôi điều gì, nhưng bỗng nhiên khựng lại, nét mặt dịu xuống, đổi hẳn thái độ và ngập ngừng hỏi:

- Chào bác tài, xin lỗi, có... có phải bác là Thầy Thời không"

Tôi chưa nhận ra là ai và chưa kịp trả lời, thì cô ấy tiếp:

- Kính thầy, em là Nguyệt đây, lớp Nhị B 3 mà thầy là giáo sư dạy toán và cố vấn đấy, thầy không nhận ra em sao, bây giờ thầy chạy xe nầy hả" Sao thầy không đi dạy học nữa"

Đã hơn mười năm rồi không gặp Nguyệt từ ngày tôi đổi đến một trường khác và sau đó vào quân đội, nhưng khi vừa thoáng thấy Nguyệt với đôi mắt sáng quắc và cái trán cao ấy, tôi nhớ ra là mình đã gặp người nầy ở đâu rồi, lại thêm nghe giọng của cô ấy hỏi, tôi nhận ra ngay cô học trò học giỏi nhất lớp của tôi ngày nào, thường có ý kiến và thích tình nguyện lên bảng đen thay tôi giải những bài toán trong những giờ sửa bài tập ở lớp. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy cả một tương lai thật sáng lạng ở cô nữ sinh nầy bây giờ tôi thoáng nghĩ và tự hỏi sao giờ cô ấy đi buôn gà vịt nhỉ" Đúng là Cộng Sản vào mọi sự đã đổi thay, những mầm non đầy sinh lực của dân tộc, những hạt giống thật tốt của Tổ Quốc bị chôn vùi nơi mãnh đất cằn cỗi cộng sản một cách oan uổng vô cùng!

Tôi thật bối rối và lúng túng nhưng cố giữ bình tĩnh, chậm rãi trả lời, giọng trầm hẳn xuống, cảm động:

- Tôi nhớ ra rồi, và tiếp Làm tài xế lương kiếm khá hơn Nguyệt ạ! À, mà sao em phải...tôi bỏ từng câu định hỏi.

Trong ánh mắt của Nguyệt, tôi thấy có gì tiếc nuối xa xôi, thương xót, nàng nhìn ra chỗ khác, nước mắt lưng tròng, hình như cố định nói gì với tôi nữa, nhưng lại thôi, cô nhìn quanh rồi ấp úng hỏi:

- Thầy và gia đình vẫn khỏe thường chứ"

Tôi gật đầu và chúng tôi im lặng. Tối hôm đó khi đạp xe trở về nhà cậu tôi, tôi cảm thấy lo lắm và cứ nghĩ Nguyệt đã nhận ra tôi thì những quen biết cũ hoặc học sinh cũ cũng nhận ra tôi vậy, nếu thế thì tụi công an sẽ để ý và câu chuyện tôi trốn ra đây không đi trình diện "học tập cải tạo" mà cái gọi là ủy ban quân quản kêu ra rả hàng ngày trên đài phát thanh và truyền hình ở Sàigòn và các địa phương, trước sau gì cũng bể.

Suốt đêm hôm đó tôi không thể nào yên giấc, tôi đang suy tính có nên nhờ anh Tư nói với bác Hai cho tôi nghỉ việc hay bỏ chuồn đi nơi khác ngay thì như một phép lạ: Sáng hôm sau, tôi nhận được tin Hiền nhắn ra khẩn cấp "Hãy về gấp". Đó là một hiệu giờ N đã điểm và sẳn sàng lên đường vượt biên, chúng tôi sẽ tìm cái sống trong cái chết chứ không thể nào sống chung với bọn quỷ Đỏ được. Bao gian khổ, lẩn tránh, những ai đã từng vượt biên đều hiểu rõ những gì mình đã trải qua khi đến được bến bờ tự do.

NGUYỄN HỮU THỜI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,138,604
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến