Hôm nay,  

"ông House Keeping"

05/01/200100:00:00(Xem: 328864)
(Bài tham dự số 138/VB1007)

Khi được một nhà thờ Mỹ bảo trợ về đây, tôi yên trí với khả năng Anh ngữ sẵn có của mình và hai cái bùa mà tôi đã tìm thấy trên góc căn gác đem theo hôm vượt biên, thế nào mình cũng kiếm được một việc làm tốt ở cái đất tạm dung nầy.

Đến tuần thứ hai kể từ ngày đặt chân đến Hoa Kỳ, bà Sherry đi cùng bà Joan đến thăm tôi và nói:

- Chúng tôi hôm nay sẽ dẫn ông đi điền đơn xin việc làm.

Tôi vui mừng ra mặt và cảm ơn hai bà rối rít, kiếm được một việc làm lúc nầy sẽ giải tỏa cho tôi bao sự tù túng, khó chịu vì suốt ngày cứ đi ra đi vào, suy nghĩ vẩn vơ, lo lắng thất nghiệp và phải sống nhờ vào số thực phẩm nhà thờ cung cấp, tôi cảm thấy thế nào ấy. Tôi vội vã vào phòng trong lục va li và mang ra hai cái bằng tốt nghiệp Đại Học ở Sài gòn đã được Amrican Red Cross dịch ra Anh ngữ và có đóng dấu nổi chứng thực, trân trọng trình cho hai bà xem với hy vọng hai bà sẽ giúp kiếm được một việc làm tốt. Bà Sherry từ từ mở cái xách tay, chậm rãi lấy ra cái kiếng, lấy miếng vải nhỏ lau qua, lau lại nhiều lần, mang vào và lẩm nhẩm đọc, xong bà nhìn tôi và nói:

- Very good, wonderful, excellence! Xong trao qua cho bà Joan, bà Joan chỉ đọc thoáng qua:

- Được, tốt lắm, chúng tôi sẽ giúp ông xin một chân housekeeping ở nhà thương Methodist, gần đây thôi, đừng lo gì cả, ông sẽ có việc làm ngay mà.

Tôi cảm thấy chân trời mở rộng và đầy hy vọng. Ngồi trên xe cùng với hai bà đi đến nhà thương điền đơn xin việc, tôi thầm cám ơn Thượng Đế và suy nghĩ công việc mình sẽ làm đây. Housekeeping là gì nhỉ" Tôi tự hỏi như vậy.

Quả thật, tôi chưa hề nghe ai nói cái nghề nầy ở Việt Nam bao giờ. Tôi tữ phân tích để vơi đi những nỗi thắc mắc của mình, House là nhà, nơi cư trú. Keeping do động từ "to keep" mà ra là giữ, canh phòng, cung cấp, nhưng ở đây đâu phải là nhà ở mà là nhà thương, vậy ta được tuyển làm việc giữ nhà thương và giữ nhà thương thì đâu phải làm gì nhiều, nhàn nhã.

Suy nghĩ như vậy nên khi điền đơn và làm cái test tôi hăng hái lắm, vừa xong cái test thì cũng là lúc bà Joan và bà Sherry từ hành lang bước vào và đi thẳng đến phòng cô thư ký, một chốc là Sherry trở ra và chỉ đường xe bus cho tôi về nhà chờ đợi. Tôi vừa đứng lên định đi thì cửa phòng xịch mở, cô thư ký vội vã đi lại chỗ tôi và nói:

- Mr. Nguyễn, chừng ba hôm nữa sẽ có tin cho ông.

Ngồi trên xe bus, tôi cảm thấy sung sướng và phấn khởi vì nghĩ rằng mình vừa làm xong một cái test thật suông sẻ, không trở ngại và rất hy vọng mình sẽ có việc làm. Ba ngày sau tôi nhận được thư báo ngày đi khám bệnh cùng với thư chúc mừng là được thu nhận làm việc, cũng ngày giờ trình diện để đi làm không qua một cuộc phỏng vấn hay sát hạch gì nữa.

Ngày đầu tiên đi làm, tôi chọn một trong những bộ veston cũ của nhà thờ cho, nhưng không có bộ nào vừa cả, cái thì áo mặc dài quá đầu gối, còn quần thì nếu đem cắt ngắn hai cái ống thì may ra nó vừa chiều dài, nhưng mặc vào thì rộng thùng thình, khó coi lắm, còn có bộ thì chật quá chắc là của trẻ em. Cuối cùng, tôi cũng thử được một cái áo ở bộ nầy nhưng hơi dài, cái quần ở bộ kia, mặc vào như những cậu con trai đi cưới vợ mặc "taxedo", chỉ thiếu có cái nơ. Những vật dụng, quần áo của nhà thờ cho, Hiền nói nếu mình biết buôn bán, chúng ta có thể mở một tiệm bán đồ cũ, chỉ tội không có vốn để mở và không biết làm sao xin giấy tời để mở thôi.

Đóng đủ bộ rồi, tay xách chiếc cặp, trong đó Hiền để vào cái sandwiches, chai nước chanh, quyển sách, cười và nói đùa với tôi:

- Anh đi làm "housekeeping" có khác gì đi dạy học hồi xưa đâu, cũng áo vest, cà vạt, cạp táp mà, than oán nỗi gì!

Tôi cười theo và từ giã nàng đến trạm xe bus cho kịp giờ. Theo lời dặn của cô thư ký, tôi ngồi chờ nơi lobby. Tôi nghĩ lẩn thẩn mới ngày nào đây mình ở Việt Nam, trốn chui, trốn nhủi, chỉ sợ tụi hủi cộng sản chụp được, bây giờ ngồi phây phây ở đây tự do quá, tay mân mê hàm râu vừa mới tỉa ra chiều tư lự thì bỗng cửa thang máy xịch mở, một người Mễ to lớn như những võ sĩ đô vật khệnh khạng bước ra, nặng nề, chậm chạp đi vào phòng cô thư ký, một chốc trở ra tay cầm theo mấy tờ giấy đi thẳng lại chỗ tôi và nói:

- Ông là Mr. Nguyễn"

- Vâng, là tôi.

- Tôi là Roberto, supervisor Dept. Housekeeping, ông đi theo tôi.

Tôi nhanh nhẹn đứng dậy theo Roberto đến thang máy xuống basement và vào phòng ông ấy, ông nghiêng người một tay kéo chiếc ghế ra ngồi, tay kia giơ ra chỉ cái ghế trước mặt và mời tôi, xong cúi xuống đọc những tờ giấy ông mang theo lúc nãy. Hồi lâu ngẩng lên nhìn tôi và nói:

- Tuần đầu tôi được phân phối làm việc với Jose và ông ấy sẽ chỉ công việc cho.

Ông ngập ngừng nói tiếp:

- Công việc ở đây ông không cần phải ăn mặc như vậy. Quần dài, áo ngắn tay được rồi. Ông có cần hỏi gì không"

- Không.

Xong ông dẫn tôi ra phòng ngoài chỉ cho xem những máy hút bụi, máy đánh sàn nhà, máy hút nước, những dụng cụ dùng để thông cầu tiêu v.v... Ở góc phòng bên trái tôi nhìn thấy bốn cái thùng phuy chứa đầy hóa chất màu xanh, màu vàng trong ngâm những cái vỉ hình tròn cở cái bánh tráng (buffing pad) làm bằng một loại kim thuộc đặc biệt dùng để chà sàn nhà.

Công việc của tôi hàng ngày là janitor tức là lao công, nhưng ở nhà thương họ gọi là housekeeping. Việc làm thật vất vả, bận rộn và nhiều "pressure" không cần dùng trí, chỉ cần có sức khỏe và nhanh nhẹn, lương tiền thì chỉ hơn lương căn bản 15c (minimum wage) mỗi giờ. Tôi vui vẻ làm việc đó gần hai năm cho tới khi tôi kiếm được việc khác khá hơn.

Ngồi nghĩ lại những ngày đầu tiên đến Mỹ thấy mình thật là lố bịch, cứ ngỡ rằng với những văn bằng Đại Học mà mình có ở Việt Nam, biết Anh ngữ là kiếm được một việc làm vừa ý, lương cao. Đó là ảo tưởng và sai lầm lớn của tôi.

Muốn có một công việc khá hơn và đúng với nghề nghiệp mình thích thì phải dùng thời giờ rảnh ban đêm và cuối tuần để cắp sách đi học. Ở Mỹ trường học mở ra khắp nơi không giới hạn tuổi tác và cả ngày lẫn đêm, nếu nhẫn nại và quyết chí ta vẫn đạt được những kết quả ta mong muốn.

Bác Sĩ Parada của Mexico than thở: "When you cross the border into US your knowledge doesn't apply here (Khi anh vượt biên đến Mỹ, kiến thức của anh không dùng ở đây). Cách đây mấy năm có lần tôi đọc trong tờ Los Angeles Times, ký giả Nora Zamichow (Times Staff Writer) viết bài: Immigrant Professionals in Los Angeles Area Hunt Dignity, Jobs Employment: Credentials frequently prove worthless here. Doctors and others often must take menial work.

Trong bài viết tác giả đã phỏng vấn bốn nhân vật kèm theo hình ảnh:

1/ Giáo sư Luis Ruiz (37 tuổi), nguyên là giáo sư Toán và Kinh Tế tại Đại Học Quốc gia Nicaragua đến Mỹ hiện làm người giao thức ăn cho nhà hàng Propeye's ở Los Angeles. Tác giả viết: "Unlike the majority of immigrants flocking to Southern California, Ruiz, a native of Nicaragua, is a professional, a college graduate who commanded respect and a tittle in his own country. But in Los Angeles, his career unraveled anh his hard-earned diplomas are as meaningless as candy wrappers." (Không giống như đa số di dân khác tụ tập ở Miền Nam Cali, Ruiz, gốc người Nicaragua, tốt nghiệp đại học, có nghề chuyên môn, có chức tước và được sự kính trọng ở quê hương anh, nhưng ở Los Angeles, công việc của Anh đã được sắp xếp lại và bằng cấp mà khó khăn lắm Anh mới đạt được là vô nghĩa như những giấy gói kẹo.)

2/ Bác Sĩ Juan Jose Parada (41 tuổi) của Mexico chuyên về khoa mổ ở tiểu bang Nayarit, Mexico đến Mỹ làm thợ phụ trong tiệm bán hột xoàn ở Los Angeles. Khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra 1991 (Persian Guif War), quân đội Mỹ cần nhiều bác sĩ và y tá, ông nạp đơn tình nguyện làm chân cứu thương ở mặt trận (Medictor Corps man) dù gì cũng dính dáng đến nghề thuốc, ông bị từ chối và họ chê là quá già (Too old, he was told)

3/ Nữ Bác sĩ Elizabeth Paulino (28 tuổi), Cộng hòa Dominican đến Mỹ, những năm đầu cô xin làm cashier ở tiệm bán quần áo J.C Penney và khi điền đơn xin việc cô chỉ khai là tốt nghiệp Trung Học. Cô nói: "It was too embarassing to say I had graduated medical school" (Thật là rất mắc cỡ nếu tôi đã tốt nghiệp trường thuốc).

4/ Mục sư Giung Goo (55 tuổi) Đại Hàn, ông đã làm mục sư 20 năm ở Hán thành, đến Mỹ ông làm janitor ở Los Angeles. Ông tâm sự: "For myself and my wife, I feef it was a mistake that we immigrated here." (Đối với tôi và nhà tôi, tôi cảm thấy đó là một lỗi lầm khi chúng tôi đã di dư đến đây).

Đại Hàn không có Cộng Sản thống trị như ở Việt Nam thì mục sư mạnh miệng tâm sự như vậy, thử để tụi Cộng Sản Bắc Hàn hốt trọn Nam Hàn, Mục sư nghĩ sao"

Tác giả bài báo không kết luận mà có ý để chúng ta tự tìm hiểu và suy diễn tùy theo ý mỗi người.

Nguyễn H.Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,207,122
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến