Hôm nay,  

Một Nén Hương Cho Chị

05/01/200100:00:00(Xem: 175162)
(Bài tham dự số 139\VB1009)

Thật là xúc động, khi tôi được chị bạn cho hay, có một đồng hương vừa nằm xuống, không cháu con, không họ hàng thân thuộc.

Tôi điện thoại liên lạc với một số bạn bè để cùng đến tiễn đưa người xấu số. Chúng tôi đền nhà quàn cùng với một số anh chị em ở Mental Health - Tất cả độ 20 người.

Chị nằm đó, gương mặt hiền từ, như người đang ngủ say. Tôi chưa một lần biết chị, nhưng sao tình thương của tôi đối với chị như người thân thuộc, và tôi chắc mọi người có mặt lúc đó cũng cùng tâm trạng như tôi.

Chị cô đơn quá, không một vành khăn trắng, không một giọt nước mắt của người thân, không một ly nước, một bát cơm cúng, một dĩa trái cây; duy nhứt chỉ có một bó hoa và một lư hương đang tỏa làn khói mong manh như đưa hồn chị vào cõi hư vô.

Qua lời cô Phấn, người phụ trách ở Mental Health, và cũng là người trực tiếp chăm sóc chị tại nhà mấy năm nay, chúng tôi được biết chị tên Trần Thị Xinh, 73 tuổi, qua Mỹ hơn mười năm, chị sống ở Housing. Chị có người con trai tên John Dũng, nhưng con chị đã bỏ mẹ đi từ lâu, khi Cali, lúc Texas. Hai năm trước, Dũng có về thăm chị, rồi từ đó đến nay bặt tin. Ngoài ra không nghe nói đến thân nhân ở VN.

Tiểu sử chị ngắn ngủi thế thôi. Cô Phấn bảo lúc sau nầy, dù bịnh nặng chị cũng rán lần từng bước ra tựa cửa, đôi mắt ngó xa xăm như đang mong chờ đứa con phiêu bạt trở về bên gối mẹ. Nhưng chị đã không được nhìn thấy con, niềm mơ ước lớn nhất trong đời chị.

Chị còn có thêm điều mơ ước thứ hai, thật đơn sơ, là sau khi nhắm mắt, chị sẽ được ni sư cùng các ni cô tụng kinh để hồn chị được siêu thoát. Nhưng điều mơ ước đơn sơ này chị cũng không được toại nguyện; vì ni sư và các ni cô phải đi tụng cho một đám tang khác cùng ngày.

Trước tình cảnh đó, chị Mười, một trong những người bạn thường gặp chị ở Mental Health, đứng ra điều khiển buỗi lễ cầu siêu cho chị. Và chúng tôi, những người khác tôn giáo như: Cao đài, Tin lành, Moman, Công giáo cùng cầu nguyện cho chị theo nghi thức Phật giáo.

Chị Mười chỉ là một Phật tử như bao Phật Tử bình thường khác, nhưng chị đã hoàn tất lễ cầu siêu thật tốt đẹp trong tình cảm chan chứa tình đồng hương. Có điều chúng tôi muốn nói lên đây là ngoài cô Phấn, còn có Cậu Long cũng cùng làm việc ở Mental Health, họ là hai tấm lòng vàng đã giúp người quá cố trước và sau khi chết với tình cảm thật cao quý, bất vụ lợi.

Khó ai có thể cầm được nước mắt, khi thấy cậu Long đứng lên ngỏ lời cám ơn những người hiện diện với tiếng nấc nghẹn ngào, cùng với những giọt nước mắt phát xuất tự đáy lòng.

Riêng cô Phấn, từ lúc bước chân vào nhà quàn, chúng tôi đã thấy đôi mắt cô đỏ hoe, nức nở. Kể với mọi người về lần gặp gỡ sau cùng của người chết với cô, như chính thân nhân cô vậy. Nhìn cô Phấn, cậu Long nức nở, lòng mọi người se thắt, và tự nhủ, tại sao những giọt nước mắt đó không là của con chị, của thân nhân chị!

Chúng tôi cũng thấy có sự hiện diện quý báu của bác sĩ Trần Duyệt Tảo, chủ tịch Cộng Đồng VN tại Utah. Bấy giờ là 12 giờ trưa ngày thứ sáu 1-9-2000, giờ ông đang làm việc, nhưng ông đã đóng cửa phòng mạch, đến với người xấu số. Ông không phụ lòng đồng hương đã trao trách nhiệm lãnh đạo cộng đồng cho ông. Ngoài bác sĩ Tảo, còn có ông Chung Chí Kiên đại diện đạo Moman, những vị khách còn lại chỉ là số bạn bè biết hoặc không biết chị. Ngoài ra không thấy đoàn thể nào khác đến với chị.

Chị mất từ ngày 26-8-2000, đến lúc tiễn chị đi là ngày 1-9-2000, thời gian khá dài để mọi người biết tin, đến với chị, nhưng có lẽ là thứ sáu, nên ai cũng bận đi làm.

Điểm đáng trân trọng của người quá cố, là biết trước sự cô độc của mình khi ra đi, cũng như không muốn làm gánh nặng cho cộng đồng, chị đã mua insurance, nên khi nằm xuống, nhà quàn đã lo tất cả cho chị thật chu toàn.

Chúng tôi tiễn chị đến nghĩa trang ở đường Redwood. Địa thế nơi chị an nghỉ thật tốt. Tất cả nhưng ngôi mộ nơi đây đều nằm trên những mảnh đất bằng phẳng, riêng chị được an táng trên gò đất cao, cùng với số ít ngôi mộ khác có được địa thế tốt như vậy.

Trời Utah nóng bức, có lúc nhiệt độ lên 105 độ F, nhưng mấy hôm nay âm u, buồn bã khác thường, mưa từng cơn, gió rít từng hồi, phải chăng sự ra đi cô độc của chị đã động đến đất trời.

Những nắm đất cuối cùng được đắp lên mộ chị, vùi chôn một kiếp người, vùi chôn cả sự đau buồn cùng ước nguyện của chị vào lòng huyệt lạnh.

Vĩnh biệt chị, xin chị ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản, vì cô Phấn, Cậu Long và đồng hương không bỏ chị cô độc trên đoạn đường chót của một cuộc đời chị.

Tôi cũng cầu mong sao có ai biết được John Dũng ở đâu xin nhắm giùm, hoặc qua bài báo nầy, đứa con lạc loài của chị biết tin, sẽ trở về, thắp cho chị nén hương, chít vành khăn tang và khóc những giọt nước mắt muộn màng trong tình thâm mẫu tử; để đồng hương khi nhắc đến chị, không còn ngậm ngùi vì chị đã...

"Vùi nông một nấm, mặc dù cỏ hoa,
rải bao thỏ lặn, áo tà
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm."

Utah 9-3-2000
Ngô Thị Quân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,125,176
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân dịp Fathers Day.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện ngắn nhân ngày Fathers Day sắp tới.
Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đây là bài viết thứ ba của ông, tự sự của một cựu chiến sĩ về quê cũ tìm thăm mộ đồng đội cũ. Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ.
Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Mừng tác giả trở lại trường học và mong ông viết thêm.
Ngày này, tuần tới sẽ là Fathers Day. Nhân dịp này, mời đọc bài viết mới nhất của Cam Li. Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.
Đây là bài thứ ba của Lê Thị. Tác giả 35 tuổi, cư dân Chicago. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” và “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong 30 ngày qua. Bài viết mới làm bật lên sức quyết định của “hơi ấm gia đình” đối với những lựa chọn sinh từ trong tình huống tuyệt vọng, đồng thời cho thấy sức viết mạnh mẽ của tác giả.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến