Hôm nay,  

Dung Hòa Ba Thế Hệ

05/01/200100:00:00(Xem: 178944)
Bài tham dự số 141\VB1011A

Từ khoảng nửa thế kỷ trước đây, tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt" của nhà văn Nhất Linh đã gây ra một cuộc cách mạng trong gia đình, nói lên sự xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới, giải thoát người phụ nử khỏi cảnh áp bức tủi cực của kiếp làm dâu con thời phong kiến.

Theo tiến trình thay đổi của đời sống Xã hội, từ thời cha mẹ đến con cái đã có những tương đồng và dị biệt, từ đời ông bà đến thế hệ cháu nội ngoại, sự dị biệt lại còn chồng chất nhiều hơn. Vậy mà ba thế hệ nầy có nhiều lúc vẫn phải sống chung trong một gia đình với các lớp tuổi 60-40-20, theo phong tục tập quán của người Á Đông, như thế tránh sao khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm.

Ta hãy nghe sơ lược vài điểm đối chọi nhau giữa hai nếp sống Việt- Mỹ khác biệt, mà giáo sư Trần Văn Điền nêu lên trong cuốn "Định Nghĩa Cuộc Đời":

- Ở Việt Nam: trước học lễ, sau học văn.

- Ở Mỹ: Trước sau cùng chỉ có văn, lễ văng mất rồi.

- Ở Việt Nam: Con cái đi thưa về trình.

- Ở Mỹ: Cha mẹ đi về một mình, con đâu"

- Ở Việt Nam: Con mời cha mẹ dùng bữa.

- Ở Mỹ: Cha mẹ, giờ ăn tựa cửa chờ con.

- Ở Việt Nam: Trẻ cậy cha, già cậy con.

- Ở Mỹ: Trẻ cậy cha, già cậy chú Sam.

- Ở Việt Nam: Bà con xa không bằng láng giềng gần.

- Ở Mỹ: Láng giềng gần còn thua bà con xa.

Lễ nghĩa là thuần phong mỹ tục, tại sao lớp trẻ không duy trì"

Lời dạy: "Kính già thương trẻ" vẫn là khuôn vàng thước ngọc giữ cho xã hội có được kỷ cương và đạo đức. Tuy nhiên, những thủ tục như mê tín dị đoan, thuyết "tam cang, tam tùng" của Khổng Tử đã lạc hậu lỗi thời phải thay.

Mỗi khi cần nhận xét một việc, nên đặt mình vào không gian và thời gian diễn ra, thì lời phê bình mới được khách quan. Chẳng hạn, nếu đứng vào tuổi thanh niên thời nay, đọc lại thơ truyện "Lục Vân Tiên" của cụ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn Vân Tiên cản ngăn không cho Nguyệt Nga vén rèm kiệu bước ra tạ ơn cứu nạn:

- ...." Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai."

Tuổi trẻ không khỏi ôm bụng cười lăn, nhưng vào thời đó, "Thuyết nam nữ thọ thọ bất tương thân" là biểu hiện của con nhà nho giáo đáng quý trọng.

Nếu Khổng Tử sống lại tại Mỹ mà nghe hai cô giáo ở Los Angeles (Cô Tracy Niederkirk và Karen De Frio, đều 26 tuổi, dạy học lớp 8) tự cởi hết áo quần, chỉ cho học trò xem đường nét trên cơ thể các cô trong giờ dạy môn giải phẫu, thì chắc Ngài phải kêu thét lên về quan niệm giáo dục mới lạ nầy.

Nhân sinh quan Á đông thưở trước là "Đại gia đình" ông bà cha mẹ con cháu chung sống, là "nhứt con nhì của", tiệc giỗ ngày chết chớ không có sinh nhựt. Trái lại, quan niệm ngày xưa, nhứt là tại Âu Mỹ tự do cá nhân hưởng thụ, "tiểu gia đình" vợ chồng sống riêng, "nhứt của nhì con", làm tiệc sinh nhật chớ không quan trọng cúng giỗ ngày chết.

Nhìn chung, sống theo "Đại gia đình" vẫn còn thích hợp và tiện lợi với người Á Đông có đạo nghĩa vị tha.

Sống chung lúc còn nghèo khó, thất nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân lực, tiền bạc vật chất. Người chưa có việc hoặc bị lay-off sẽ cáng đáng mọi việc nhà thì người có việc sẽ vui khỏe làm thêm giờ over-time. Cuộc sống đùm bọc tương trợ vui vẻ sẽ ấm tình người, tình gia đình. Chỉ một người nấu cháo thì buổi tối cuối tuần, gia đình ngồi ăn trò chuyện tâm tình học hỏi lẩn nhau, sẽ thấy nhiều lợi ích và tiền bạc dễ dư thừa. Con cháu được phép tranh luận với cha mẹ ông bà, nhưng cách nói phải ôn tồn lễ độ và nhường người lớn tuổi nói trước, lắng nghe suy gẫm chỗ đúng sai cho thật chính chắn. Khi đã biết thương nhau thì sự săn sóc nhường nhịn lẫn nhau sẽ thoãi mái hạnh phúc trong nghĩa tình. "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người" vẫn là lời dạy quý giá trong xã hội tốt.

Trái lại, nếu con cháu bướng bỉnh hỗn láo, chỉ biết đua đòi hưởng thụ ích kỷ và lười biếng. Cũng nên cho chúng tách riêng ra đời để biết tự lo, cha mẹ có thể để tâm khuyên bảo chỉ dạy khi cần. Như thế đỡ phải buồn bực khó chịu thường xuyên trong "Đại gia đình".

Xưa nay mấy đứa vô nghì.
Dẫu cho có sống, làm gì nên thân"

Hạnh phúc là sự dung hòa để mọi người cùng hưởng tình thân ái tương trợ vị tha.

Sacramento, California
Hoành Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,305,916
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến