Hôm nay,  

Người Nghèo Ở Mỹ Cũng Sướng?

05/01/200100:00:00(Xem: 155538)
(Bài tham dự số 141\VB1011B)

Ta vẫn thường nghe diễn tả hai cảnh sống giàu nghèo khác biệt nhau bằng cụm từ thông dụng:

"Giàu sang sung sướng, Nghèo hèn khổ cực"

Thế nhưng ở Mỹ, nhiều người lại có nhận định về cảnh sống quanh mình:

"Giàu sướng, nghèo cũng sướng. Chỉ người đi làm với lương thấp là khổ"

Ta hãy cùng quan sát tìm hiểu mỗi cảnh đời trong xã hội Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một siêu cường quốc giàu mạnh nhứt thế giới, để minh chứng cho giá trị câu nói trên đây, mà mới nghe qua như có phân nào nghịch lý.

1. Giàu thì sướng là điều hiển nhiên, ai cũng thấy được rõ ràng cụ thể. Câu "Có tiền mua tiên cũng được" tuy là lời nói có phần quá đáng, nhưng biểu lộ được cái sung túc thỏa mãn về vật chất của người giàu, "muốn gì được nấy" Điển hình như người "Hy Lạp vàng", nhàø tỷ phú Onasis- vua tàu chở dầu, dù đã già, vẫn cưới được người phụ nử trẻ đẹp Jacqueline Kennedy, góa phụ cố Tổng Thống Mỹ John F.Kennedy, vị Tổng Thống trẻ tuổi nhứt trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà đã từng nổi tiếng trong vận động thu hút cử tri, đem thắng lợi trong cuộc tranh cử chức Tổng Thống cho chồng. Ngày lễ tái hôn, người đẹp Jacqueline mua sắm hao tốn đến hai triệu Mỹ Kim của ngài tỉ phú già Onasis.

Câu nói: "Tiền không đem lại hạnh phúc" chỉ là trường hợp cá biệt ít khi xảy ra.

2. Người có job lương thấp là khổ" Lương thấp mà ta thường thấy là trên duới $1,000 USD mỗi tháng. Họ phải đóng thuế lợi tức, mà nếu còn độc thân thì chịu thuế tới khoảng 35%. Lại còn thêm nhiều thứ tăng tốn kèm theo khác, như tiền thuê nhà, tiền khám và trị bệnh phải share cost, tiền mua xe và đóng bảo hiểm vân.vân... lại không được hưởng trợ cấp foods-stamp.

Trong nhà có một đôi vợ chồng mà lương tổng cộng trên $1,200. Phải phụ trả tiền khám và trị bệnh $280 mỗi tháng. Tem thực phẫm bị cúp, tiền thuê nhà single house cũng tăng lên $216.

Những người đi làm cũng có an ủi, hãnh diện không là gánh nặng xã hội, làm lâu được tăng lương, khi thất nghiệp hoặc đến tuổi hưu trí nghĩ việc sẽ được tiền đền bù tương xứng. Nếu có nghị lực phấn đấu vươn lên, vừa làm vừa học hoặc làm thêm giờ overtime, thì công danh sự nghiệp càng dễ tăng tiến.

3. Còn người nghèo cũng sướng" Về ăn ở thì nghèo xin được nhà housing, nếu mượn G.A (General Asistance) để sống thì chỉ trả tiền thuê mỗi tháng vài ba chục. Nếu đi học college, chẳng những không phải đóng tiền học phí, mà còn được trợ cấp tiền financial aid, ăn ở tươm tất. Chịu tập làm thêm work sdudy mỗi giờ $6 khỏi thuế, được trợ cấp thêm cả trăm đồng foodstamps mỗi tháng, có dư tiền để xài trong những tháng nghĩ hè và Tết. Nếu tự nấu ăn thì tiền chợ cho mỗi người đủ dinh dưỡng khoảng $120 hàng tháng. Người nghèo còn được cấp trẻ xe bus đi lu bù không hạn chế với giá rẻ $20/tháng. Khám và điều trị bệnh được miễn phí, xài điện gas cũng được trợ cấp từ 30% hoặc hơn.

Chữ "nghèo cũng sướng" còn có nghĩa bóng là sướng ít thôi, vì lẽ khám bệnh thì phải chờ đợi rất lâu, thường khi cả ngày. Di chuyển bằng xe bus thì phải đứng chờ ở trạm ngoài trời, mùa hè nắng nóng gay gắt, mùa đông mưa gió rét run người, về đêm hoặc nơi vắng vẻ càng thêm sợ.

Người nghèo thường không dám ăn tiệm và ít khi mua sắm, lại còn khổ tâm vì không giúp được người thân vẫn còn đang đói rách ở quê nhà. Có khi huynh đệ nợ phải bán cả căn nhà thừa tự mà mình mang tiếng Việt Kiều cũng không đủ sức cứu gỡ.

Nếu đã nghèo lại còn dốt tiếng Mỹ thì cái khó cái khổ càng thêm chồng chất. Chẳng hạn như Nam mua lầm máy cassette tân trang, còn trong thời gian bảo hành đã bị trục trặc, đem trả lại tiệm thì họ check computer nói đã có sửa nơi khác ("). Phải lớn tiếng răn đe sẽ nhờ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thưa ra tòa án thì tiệm mới chịu sửa chửa free, chớ Nam vào biết "cơ quan bảo vệ người tiêu dùng" ở đâu" Mà không nói được tiếng Mỹ làm sao trình bày"

HOÀNH NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,801,629
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Nhân dịp lễ hội ma quỉ Halloween 31-10-2013, bài viết mới của ThaiNC là một chuyện ma,
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua.
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm bẩy tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, làm việc trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học. Bài viết mới của cô kể kể về môn thể thao phổ biến tạivùng Vịnh.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm, vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện làm việc và an cư tại Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Với hai bài viết tiêu biểu: "Puppy và Nàng"; "Rộn Tiếng Cười Mê Say" Vũ Công Ynh đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ bẩy của Bà.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O.,
Trường Vẽ (L’ecole de Dessin) là tên gọi đầu tiên của Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định, do người Pháp thành lập năm 1913, hiệu trưởng đầu tiên là hoạ sĩ Pháp André Joyeux. Năm 2013, ngôi trường này vừa đúng trăm tuổi. Nhân dịp này, xin mời đọc bài viết của Nguyễn Bích Thuỷ.
Nhạc sĩ Cung Tiến