Hôm nay,  

Nghề Làm Vườn

05/01/200100:00:00(Xem: 174212)
(Bài tham dự số 146\VB1017)

Đầu tháng mười, trời đã bắt đầu vào thu. Buổi sáng mai, trời ảm đạm nhưng không mưa. Gió nhè nhẹ thổi làm lay động hàng cây Cypress xanh trong vườn.

Mùa này là mùa của bông cúc. Những bông cúc trắng, vàng, tím... đủ màu mà tôi đã cất công đi lựa và trồng cho bà Halene hai tuần trước dây, giờ vẫn còn tươi tốt. Giờ đây chủ nhân của chúng không có ở nhà để nhìn ngắm... chỉ có tôi, người làm vườn thân thích lại gần gủi với ngôi vườn của bà Halene hơn ai hết.

Không phải chỉ có một khu vườn của bà Halene đâu nhé. Tôi có cảm tưởng, mình còn là "tiểu chủ nhân" của tất cả các ngôi vườn của khách hàng, mà tôi đã ngày qua ngày, theo chân hai anh thợ đi cắt cỏ, tỉa cây, và khi thấy họ quá bận rộn, tôi cũng phụ để hốt rác, tỉa cành, nhổ cỏ dại...

Ông xã tôi làm landscape là chính, ngoài ra còn vài ba chục mối cắt cỏ, ông giao cho anh Dũng, và thợ điều động. Tôi làm kế toán ở Irvine, lương tạm đủ nhưng lái xe thì quá xa.

Suy đi tính lại tôi quyết định việc để ở nhà chỉnh đốn lại mối cắt cỏ, bỏ bớt những mối quá xa nhà và tập trung vào những khu vực gần nhà mình ở, cùng tìm cách kiếm thêm khách.

Đó là thời kỳ vàng son, điện thoại khách hàng gọi lia lịa. Gặp mặt tôi, một người nhỏ nhắn chưa tới 40 kg, có người ngạc nhiên, có người hỏi "Mày làm được cái gì"" nhưng đa số đều nhận lời vì tánh tôi rất thật thà, cho giá vừa phải và trả lời họ rất rành rẽ về vườn tược.

Mấy bà có vẻ khoái tôi hơn. Đa số những người gọi tới để khảo giá là các bà nội trợ. Có bà thao thao bất tuyệt nói về chồng về con, tôi ngồi đó nghe mệt nghỉ, thỉnh thoảng chêm vào vài câu và cuối cùng được nghe phán "Tao nhận mày vào làm vườn cho tao", và còn được khen "Mày tử tế quá". Biết nghe cũng là một nghệ thuật được lòng mọi người, phải thế không các bạn"

Công việc thật thuận buồm xuôi gió. Ngoài việc cắt cỏ, khách hàng còn gọi tới để nhờ làm ống nước, lợp cỏ, trồng cây, trồng bông...và kể cả... dọn nhà. Việc gì tôi cũng nhận, và chỗ đổ rác từ đó rất là quen thuộc với tôi, một chỗ mà tôi nghĩ ít có người đàn bà nào thích tới vì nơi đó bụi tứ tung mù mịt... nhưng đó không là trở ngại đối với tôi.

Mùa đông tới với những cơn mưa xối xả là lúc cây cối xơ xác, cỏ không lên mau. Nhiều khách hàng bắt đầu giảm từ bốn lần cắt cỏ một tháng xuống còn hai lần... công việc làm ăn chừng như chậm lại, nhưng bù lại đi làm về rất sớm vì cỏ thấp, cắt rất mau. Trời mưa, chúng tôi nằm nhà... húp cháo và luyện phim bộ cho đỡ buồn.

Mùa xuân là mùa lý tưởng nhất của nghề cắt cỏ. Thời tiết mát mẻ, bông hoa thi nhau đua nở là lúc tôi cũng rất bận rộn với việc lựa cây, chọn bông để trồng cho khách hàng. Lúc nhìn ngắm những cây Iris đủ màu này cây Pink lady khoe sắc, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản lạ thường....

Mùa hè thật nóng bức là lúc nhiều loại trái cây bắt đầu chín. Nhiều khách hàng cho mận, abricor...đem về ăn không hết. Người Mỹ thích trồng cây nhưng họ ít khi ăn, để trái cây rụng đầy vườn. Trước khi cắt cỏ, chúng tôi phải quét dọn sạch những trái cây rụng cho nên mất rất nhiều thì giờ.

Nhiều khi tôi tự hỏi mình có bằng lòng với công việc của mình không" Bạn của tôi giờ đây đã làm chủ tiệm Nail, còn tôi trông có vẻ lam lũ quá... Quả thật, tôi không chịu được mùi hoá chất bay ra từ tiệm nail.

Trông coi một gánh cỏ cũng không có gì nặng, nhọc lắm. Tôi được khách hàng thương mến, họ hay cho áo cho quần, hay tâm sự với tôi. Nhiều người dọn nhà đi chỗ khác cũng kêu tôi tới để cho đồ. Ai cho gì tôi cũng lấy, cũng cám ơn. Cái gì mình xài được thì xài, không xài thì để dành cho người khác. Tôi cũng không chú trọng đến tiền bạc một cách quá tỉ mỉ, cốt sao cho mọi người chung quanh được thoải mái.

Tôi cám ơn Trời Phật đã giúp tôi sống qua ngày, được hít thở bầu trời tự do, được ngắm nhìn những đóa hoa hồng nở buổi sáng còn đọng hơi sương, được nghe tiếng chim hót trên cành mà không phải ai cũng có thì giờ để nhìn, để ngắm, để sống gần thiên nhiên như tôi.

Người mình hay trọng bằng cấp, còn người Mỹ họ làm những nghề họ thích. Còn tôi, tôi đã tạo cho mình một nghề độc lập, tôi chia sẻ vui buồn cùng những người lao động chân tay vất vả... Một miếng bánh ngọt buổi xế trưa hay một ly nước lúc tiết trời oi bức làm cho mọi việc trở nên dễ chịu... Tiền bạc rồi cũng có lúc vơi nhưng cái chân tình ràng buộc con người khác màu da, khác tiếng nói lại gần với nhau mới là điều đáng quý.

Trong số các khách hàng tôi đã mất đi Maria, Bà Virginia, ông Victor, ông Jerry... Họ đã ra đi vĩnh viễn nhưng bên tai tôi lúc nào cũng còn nghe những lời nói ân cần, thương mến của họ "Hi, Suzie...".

Tôi đã rưng nước mắt khi nghe ông Victor nói "Tao chỉ muốn mày tới nhận tiền thôi vì tao nghe chồng mày nói chồng mày đánh bài..." Vâng, chồng tôi chỉ mê mạc chược thôi nhưng nhiều người Mỹ khi nghe chữ "gamble" là họ sợ rồi.

Khi mình trải lòng ra với mọi người, sống hòa đồng với thiên nhiên cây cỏ, kính yêu Trời Phật thì mình đâu còn gì để lo âu mà cứ ung dung tự tại...

Khi rổi rãnh, có cây đàn tranh bên cạnh để gãy khúc "Lưu Thủy" "Kim Tiền" thì thấy đời thật là đầy đủ. Vâng, tôi hài lòng với công việc của tôi...

Suzie Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,917,683
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Nhạc sĩ Cung Tiến