Hôm nay,  

Chị Tôi

11/01/200100:00:00(Xem: 158223)
Một đôi khi có dịp nói chuyện riêng với tôi, chị thường ngần ngại mãi mới khuyên nhủ rằng:

"Em đã lớn tuổi rồi, chịu khó giữ gìn sức khỏe. Đừng phung phí sức như thế không tốt."

Dĩ nhiên là lời khuyên đó hoàn toàn đúng, hoàn toàn có lợi cho tôi, nhưng làm sao tôi có thể giải thích cho chị hiểu.

Chỉ hơn tôi có hai tuổi mà Lan đã rất chững chạc ngay từ lúc nhỏ. Hai chi em tôi khác hẳn tính nhau. Tôi bộp chộp, ăn nói luông tuồng bao nhiêu thì Lan lại từ tốn, cẩn thận bấy nhiêu. Tôi nóng nảy và dễ quên chừng nào thì chị lại dịu dàng và có trí nhớ đáng kể chừng đó.

Tuy hai chị em tôi là hai thái cực mà chẳng khi nào giận nhau lâu. Giận thì chỉ có Lan giận tôi vì những câu nói ẩu tả, thiếu suy nghĩ, làm chị buồn lòng thì có, chứ còn tôi, tôi không có thì giờ để giận ai. Hoặc có chăng nữa thì cũng không được bao lâu tôi đã quên mất tiêu rồi.

Với bản tính ồn ào, thích đám đông, tôi đã hội nhập vào cuộc sống dễ dàng ngay từ lúc vừa lên đại học. Còn chị, rất lặng lẽ, đã thu mình trong thế giới riêng. Thế giới ấy có đám Thiếu Nhi Thánh Thể, có những đứa học trò trung học từ đệ tứ trở xuống. Hình như chị ngại giao tiếp với người lớn tuổi hơn vì xã hội có quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều lừa lọc, giả trá.

Lúc tôi rủ học Luật để tiêu thì giờ, chị chịu ngay. Học mà chẳng cần biết trường có bao nhiêu phòng, lớp học ở đâu. Chị chờ tôi đem courses về nhà rồi đọc.

Ngày đi thi, tôi chở chị đi, đưa vào tận phòng thi. Kết quả là chị đậu và tôi rớt cái bịch. Và rồi tôi đi lấy chồng, đi theo chồng.

Cuộc sống của chị cũng bình lặng trôi. Ngoài giờ dạy học, chị trông tiệm thuốc. Học là một trong những môn giải trí lành mạnh của chị, song song với những sinh hoạt hội đoàn Công Giáo.

Vẫn tưởng giòng đời sẽ trôi êm đềm như thế nếu không có ngày 30 của tháng Tư đen.

Theo chồng đến miền đất lạ. Chúng tôi nỗ lực làm lại từ đầu. Bên kia bờ đại dương, chị cũng phải làm lại tất cả theo một đường hướng khác. Từ một tiệm thuốc Tây biến dạng sang tiệm bán mật ong. Không thể biến dạng nhân cách, gia đình tôi đành sống nhờ sự trợ giúp của các con ở ngoại quốc.

Những lá thư từ bên nhà gửi sang làm lòng tôi trĩu nặng. Mỗi lá thư của chị là một câu chuyện. Chuyện chị kể trong thư, với tôi, hình như hay hơn chuyện của rất nhiều người tự xưng là nhà văn.

Bằng những ẩn dụ khéo léo, chị làm tôi khóc ròng khi tưởng tượng ra cảnh đoàn người -có chị tôi trong đó- ở dưới con đê hôi hám, tay ôm những tảng bùn đất, chuyền nhau để đắp đê lên cao.

Trong một lá thư chi tâm sự: "Lan bây giờ đạp xe rất giỏi. Ba mươi cây số vừa đi, về mà không thấy mệt. Chị đã biết muối cà, muối dưa nhưng vẫn chưa biết gánh, gồng. Còn phải học nhiều em ạ..."

Ở một lá thư khác, chị khoe: "Lan vừa được bầu làm giáo viên cấp 1 dạy toán giỏi nhất trong quận Hóc Môn."

Chị đã nhường phiếu mua sữa, mua thực phẩm cuả mình cho những bạn đồng nghiệp có con nhỏ thay vì mua xong bán lại kiếm lời. Chị xin nghỉ dạy Sử vì không nói được những lời trái với sự thật. Và cũng chẳng được bao lâu, chị lại phải tự xin nghỉ luôn cả môn Toán vì "không thể làm theo ý muốn của tầng lớp lãnh đạo mới."

Thỉnh thoảng, chị ngậm ngùi than: Lan bây giờ là "người mất dậy" õrồi, lại còn trở thành cây chùm gởi nữa. Chẳng lẽ ta đâu mãi thế này" Không, chị chẳng mãi thế đâu. Vì sau 17 năm xa cách, chị em tôi gặp lại nhau qua diện đoàn tụ gia đình do tôi bảo lãnh.

Thời gian nghỉ ngơi bốn tuần trôi qua nhanh chóng. Một lần nữa, chị tôi lại bằt đầu từ con số không. Xin đi làm chỗ nào cũng chê vì nhỏ con và thiếu sinh ngữ. Tức mình, tôi đề nghị chị trở lại trường học.

Có lẽ số chị hợp với học đường sao đó nên khi đi học, chị đã xin được việc làm trong thư viện của trường đại học. Thế là từ một sinh viên học toàn phần thời gian, chị quay sang học bán phần, làm toàn phần để tự mưu sinh.

Với chị, cuộc sống được coi là ổn định. Nhưng với tôi, tôi muốn chị phải có nhiều hơn thế. Những lúc họp mặt gia đình vui vẻ, tôi cứ ao ước tìm được cho chị một người bạn đường để bớt cô đơn. Người thì nhiều nhưng kẻ tâm đầu ý hợp thì thật khó kiếm.

Ở tuổi gần 50, hầu hết người ta đều có gia đình, đôi khi còn có cháu nội, ngoại nữa. Độc thân thì toàn là sứt tai gãy gọng, gia đình đổ vỡ, chồng nọ, vợ kia. May mắn sót lại được vài kẻ độc thân thứ thiệt thì hơn một nửa mát giây, chạm điện đâu đó. Số còn lại hiếm hoi như lá (xanh) muà Thu. Tìm đỏ con mắt không ra. Tìm (một người cho chị) như thể tìm chim. Chim bay biển Bắc, tôi tìm biển Nam.

Một đôi khi chợt giật mình nghĩ lại, tôi thấy mình thật mâu thuẫn. Khi lục đục trong gia đình, giận chồng, tức con, tôi vẫn thở than phải chi mình độc thân. Thế mà tôi cứ muốn chị mình có đôi có bạn để khi già có chỗ nương dựa lẫn nhau. Nhất là được những người đồng hội, đồng thuyền với chồng mình thì hay biết mấy (ý tôi muốn nói đến dân Hải Quân đấy). Lúc đó chị sẽ hiểu tại sao tôi cứ vui vẻ theo chồng đi họp mặt bạn bè hoài như thế. Đi thì về khuya, thức khuya thì mệt mỏi. Mà ở nhà thì buồn.

Phần chị, với ý hướng khác, cứ loay hoay làm việc thiện nguyện để kiếm tiền giúp tận tay những người đói khổ, bịnh tật trên cao nguyên hay mãi tận những nơi xa xôi hẻo lánh của quê nhà. Chị đã chọn một tu viện ở Việt Nam để khi hưu trí bên Mỹ có thể về sống nốt phần đời còn lại trong tinh thần phục vụ tha nhân. Tìm nguồn vui trong công việc làm, việc hoc. Chị thật đáng cho tôi kính phục.

Lan thương yêu,

Hai năm Đại Học đã xong, AS rồi AA với hạng danh dự. Hãy cố gắng tiếp tục con đường đang đi nhé.

Bài viết này xin như một đoá hoa chúc mừng, đánh dấu một thành công nhỏ trên đường dài của chị.

Và hãy nhớ rằng bên chị luôn luôn có các em. Thân thương.

Trân Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,879,709
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến