Hôm nay,  

Một Thoáng Nhớ

26/11/200200:00:00(Xem: 294960)
Người viết: Ngọc Trinh

Bài tham dự số 58\VBST

Tác giả 41 tuổi, cư trú tại Fountain Valley, CA. Nghề nghiệp ghi chú: nội trợ. Cô than "muốn viết dài, nhưng đánh máy mỏi tay quá." Xin mời viết tay. Một người có thể dự nhiều bài.


"Chị à, bộ ở đây không giới nghiêm sao""

Anh rể và chị tôi phì cười: "Bộ ở Saigòn bây giờ giới nghiêm hả"

"Dạ...sau 12 giờ thì không ai ra đường...Công an sẽ hỏi giấy, mà không có giấy tờ thì càng khổ, vô tù không biết ngày nào ra. Không như hồi trước, nếu có người bảo lãnh thì được thả ra ngay."

Đó là những thắc mắc của tôi sau khi cùng anh chị thăm một người bạn ở San Diego, trên đường lái xe trở về nhà, lúc đó khoảng một giờ sáng. Trên Freeway-xa lộ không cần đèn, chỉ nội đèn của dòng xe ngược chiều cũng đủ chóa mắt. Thành phố Mỹ quốc ban đêm như những viên ngọc lấp lánh, đèn đuốc chiếu sáng khắp phố phường. Không như ở nước tôi...tội nghiệp, lâu lâu cúp điện, đường xá tối thui, đen như đêm ba mươi...Tôi chợt nhớ đến T, khi ý nghĩ so sánh đo vụt đến. Anh đến rồi đi như áng mây. Có lẽ anh đã vượt biên trước tôi, không lời từ tạ. Chúng tôi thường chia tay nhau ngay đầu ngõ, quay đi chừng mười bước, quay lại khó thấy mặt nhau:

Anh đã đi, xa thành phố nhỏ,
Như những người Sàigòn -
xa nhau lặng câm.
Em cũng đi, rời xa màu cờ đỏ.
Nỗi đau buồn, hằn lên nước Việt Nam.

Anh đã theo dòng sông, ra biển.
Em nhớ con đò nhỏ trên sông.
Những người vượt biên,
bao giờ thôi xa xứ.
Để Mẹ già thôi mãi chờ mong.

Anh đã đi, cuộc tình ở lại.
Em cũng mang theo nỗi buồn tênh,
Ta xa nhau, hai mươi năm khắc khoải.
Ở một nơi nào, còn nhớ hay quên!

Dạo ấy Sài gòn mang một gương mặt buồn bã, phố xá tiêu điều, nhiều nhà bỏ hoang đi hồi hương lập nghiệp, hoặc đi kinh tế mới. Một số người tìm cách ra đi.

Ở Mỹ, nhìn cuộc sống vật chất quá đầy đủ, thức ăn thừa mứa, người ta không dám ăn hết, còn dư phải đổ đi, vì sợ ăn nhiều sẽ phát phì, còn mang thêm nhiều bệnh trong người; nào là cao cholesterol, tiểu đường, cao áp huyết.

Trong khi đó, ở nước tôi, tội nghiệp cho những bà mẹ buôn thúng bán bưng vẫn không đủ cơm gạo qua ngày, tội nghiệp cho những đứa trẻ ngày ngày phải đi lượm bịc ni lông kiếm thêm bát cơm cho ngoại... những người phu đạp xích lô, đạp gồng cả gân cốt vẫn không đủ trả tiền xe cho chủ!

Đất nước đói nghèo, người sống bệnh tật không ai lo, người chết cũng sợ không nằm yên dưới đất, vì có khi nghĩa trang cũng bị san thành bình địa.

Tôi lớn lên không có tình yêu trai gái đúng nghĩa yêu đương. Hững hờ, vội vã chia tay. Tôi vẫn nhớ người ta nói về cuộc tình Romeo và Julliet, người ta ca tụng. Nhưng tôi thấy thật lãng nhách, tại sao người này chết, rồi người kia chết theo. Có lẽ tôi không bao giờ, hay chưa bao giờ được chết cho tình yêu. Tôi chỉ thấy trước mắt tôi một xã hội tối đen. Đường tương lai cũng mịt mờ với một chủ thuyết không đâu, vô tưởng.

Nước Mỹ đa đảng, Nước Mỹ có đảng Cộng Sản, có đảng Dân Chủ, và đảng Cộng Hòa. Nhưng đảng Cộng Sản không bành trướng được ở đây, vì ai cũng đủ ăn đủ mặc, đâu ai thèm dành một cái bánh, để được chia làm đôi.

"Em thấy nước Mỹ thế nào""

Câu hỏi chị tôi đưa tôi về thực tại.

"Ồ! Em thấy nước Mỹ, cái gì cũng to."

Anh chị tôi cười. Tôi nói:

"Có phải không" Mặt trời hừng đông to như cái thúng, mặt trời lặn cũng to hơn trái banh. Mà trái banh đá bóng ở Việt Nam thì lại nhỏ, trái banh đánh Basket ball ở đây thì khỏi chê, đỡ một cái là gẫy xương liền. Còn trái cây thì... ăn một trái táo là đủ no. Đặc biệt cam ở đây da vàng, còn ở Việt Nam thì cam da màu xanh. Nhà cửa thì không thua gì biệt thự ở Việt Nam, chỉ thiếu, cái cổng sắt và con đường vào bằng sỏi. Còn người Mỹ thì ui cha, không thua gì một chiếc hủ lô."

Anh rể tôi cười.

"Ha ha, ha, con nhỏ này ví dụ nghe cũng vui, nếu mày không "diet" là tương lai cũng giống mấy bà đó."

Tôi le lưỡi:

"Em cũng còn muốn lấy chồng chứ bộ!"

Tôi vẩn vơ cười... lại nhớ đến anh...

Ngọc Trinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,197,727
Tác giả cho biết ông là một thầy giáo hưu trí, hiện là cư dân Westminter. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện bà mẹ nhất định phải con gái còn ở Việt Nam cho một tăng sĩ để mang con qua Mỹ.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là cư dân Nam Cali. Ông cho biết “bút hiệu Tô Ba Lây lấy cảm hứng từ mấy anh du khách vùng trời Tây sang du lịch ở Việt Nam. Không tin, xin nói lái sẽ hiểu.” Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Tào Lao Chuyện Mỹ”, rồi thêm “Những Chiếc Xe Kỷ Niệm”.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giải thưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “Cũng Một Đời Người”,
Mai Hồng Thu tức Donna Nguyễn là tác giả vừa nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1985, tác giả là cư dân Bắc California và dự giải Việt Báo từ 2008. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” cho thấy cách viết chừng mực mà sinh động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả tên thật là Nguyễn Cao Thăng, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles”. Sau đây là bài viết thứ hai.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo,
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài mới của cô là một chuyện ma trong kỷ niệm từ thời mới 9 tuổi. Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974,
Nhạc sĩ Cung Tiến