Hôm nay,  

Tháng Ngày Qua Mau

11/01/200100:00:00(Xem: 148692)
Chiếc trực thăng dồn hết tàn lực chúi mũi nhổng đít ì ạch nhấc càng rờI bãi đáp bỏ lại đằng sau những cụm khói đen, và tiếng đạn pháo trực xa điếc tai kinh khiếp của Cộng quân vào phi trường Cù Hanh đang bốc lửa trên thị trấn Pleiku vùng Tây Nguyên biên trấn.

Tôi may mắn có mặt trên chuyến bay cuối cùng này vì người phi công đón tôi tại cổng bộ tư lệnh quân đoàn 2 đã bỏ ngõ là người bạn tôi quen từ những buổi uống cà phê nhìn mưa giăng đầu núi ở cái thành phố heo hút buồn thảm này. Vừa về đến Nha Trang chưa kịp nhìn hoàng hôn rơi trên vùng biển thơ mộng tôi lại tất tả chạy xuống tàu theo lớp sóng ngườI lánh nạn xuôi nam vào Phú Quốc, trở ngược lại Sài Gòn để rồi chỉ không đầy hai tuần sau đó tôi lại bôn tẩu vào Hải Quân Công Xưởng xuống chiếc Dương Vận Hạm chỉ còn 1 máy chánh lê lết trên sông Sài Gòn trong đêm cuối tháng Tư trước khi ông tổng tư lệnh quân đội đoc lời đầu hàng nhục nhã.

Tàu ghé Subic Bay sau đó là những ngày đêm trong hầm gạo lúc nhúc đầy ngườI trên chiếc thương thuyền lênh đênh trực chỉ đảo Guam xa xôi.

Bộ quân phục dơ bẩn bạc màu trên người tôi đã biến thành màu trắng khi đám nhân viên Hồng Thập Tự thi nhau xịt thuốc khử trùng, đàn ông rẽ phải, đàn bà sang trái để biểu diễn màn tắm tập thể của người tiền sử. Tôi ngoái nhìn bộ quân phục vứt chung với đám quần aó mọi người mà tâm hồn bỗng xót xa cho thân phận lính thú tan hàng rã ngũ cuả mình, để rồi cuối cùng khoác lên ngưòi bộ thường phục vừa được phát và tôi bỗng dưng trở thành ngườI tị nạn Việt Nam trên hòn đảo tí hon giữa lòng Thái Bình Dương bao la.

Cuộc sống ở đảo Guam thật nhàn hạ, nhàm chán dù ngày hè ở đây rực rỡ bên đại dương xanh ngắt mây trời. Tôi sáng xếp hàng chờ cơm, tôi trưa xếp hàng lãnh cơm, tôi chiều xuống đúng đợi muỗng cơm nhão nhoẹt, và cũng vẫn tôi chiếc bóng đổ dài trong hàng cháo tối (món cháo Guam được chế tạo bằng đồ dư ban ngày đổ hết vào ngoáy nhừ hơn cám heo) đúng đấu láo cùng đám bằng hữu mỗI đêm.

Một hôm bước chân vô định đưa tôi đến văn phòng thiết lập hồ sơ vào Mỹ. Người Mỹ phụ tránh lo giấy tờ hỏi tôi muốn đến trại tị nạn nào" Tôi cười khổ trả lời.

- Tôi đâu có nhà để về, ông muốn đưa tôi đến đâu cũng được.

Và hai ngày sau đó tôi bước lên máy bay vào đất Mỹ tại trại tị nạn Indian Town Gap (căn cứ pháo binh của Lục Quân Hoa Kỳ tạm thờI đóng cửa) thuộc tiểu bang Pensylvania. Cũng lại những buổi sáng, buổi trưa xếp hàng chờ cơm. Nhưng ở đây tươm tất hơn vì có từng dẫy bàn với ghế ngồi lịch sự. Trại chia làm 6 khu riêng biệt. Những dẫy nhà hai tầng được sửa chữa làm phòng ngủ tập thể. Mỗi gia đình tùy theo số người sẽ được cấp số giường ngủ tương đương. Nhiều trẻ em đã chào đời tại đây không biết có phải vì tình trạng chung đụng này không!"

Để ngày bớt dài tôi tình nguyện làm việc trên phòng thăm viếng, tiếp những người Mỹ bảo trợ liên lạc với gia đình được bảo trợ và thông dịch cho họ nếu cần. Với số vốn ngoại ngữ ăn đong lại rơi rớt gần hết trong cuộc chiến chẳng bao giờ xài đến, nên mỗi chiều về tôi phải bóp dầu cù là vì hai tay mỏi nhừ còn hơn cả nhiệm sở kéo neo của những ngày tháng đã mù khơi. Tuy nhiên những người bảo trợ rất thông cảm với nỗi khó khăn và sự cố gắng của tôi nên thỉnh thoảng đem tặng lúc thì gói cà phê uống liền khi hộp bánh bich qui cho tôi có dịp tụ họp dăm người bạn vừa uống cà phê ăn bánh vừa ưu tư cho những ngày tháng vô định sắp tới.

Một buổi sáng cũng như tất cả những buổi sáng đã qua, tôi vừa bước vào phòng khánh tiết của trại bỗng gặp một vài người tị nạn đã được bảo trợ ra ngoài trước đây mấy tuần. Họ đang huyên thuyên thuật chuyện vớI nhau về đờI sống bên ngoài và công việc đang làm. Tôi đến góp chuyện với họ và cũng muốn để được hiểu biết thêm về cái thế giới huy hoàng bên ngoài trại tạm trú này. Họ cho biết là mọi người đều đã có công ăn việc làm và công việc chẳng có gì khó khăn cả ngoài ngày tám tiếng chặt cổ gà chết với tiền công hai đô mỗi giờ.

Mỗi ngày 8 tiếng, tuần 40 tiếng vị chi được 80 đô, số tiền lớn quá làm sao xài hết được. Chả bù với thờI gian đi lính của tôi mỗi lần lãnh lương xong trừ tiền cơm câu lạc bộ số tiền còn lại chỉ đủ mua một gói thuốc lá và nhậu một chầu là nhẵn.

Đầu óc tôi bỗng hoạt động một cánh tích cực, toan tính chính xác phương thức xử dụng số tiền sẽ kiếm được trong tuần. Này nhé, vớI 80 đô trong túi, tôi sẽ dùng 10 đô mua La Ve (bia), vào lúc đó gía mỗI két bia khoảng từ 3 đến 4 đô là nhiều, tiền còn lại dùng cho đồ mồi, mỗi con gà làm sẵn giá chưa tờI 2 đô. Thế là chùng tôi tha hồ ăn nhậu và chỉ cần 1 tên can đảm lộI tuyết đi làm mà thôi. Chiều về tôi đem câu chuyện vừa nghe được kể cho đám bạn cùng phòng, chúng trợn mắt há hốc mồm không tin vào lỗ tai mình nữa. Ôi chỉ cần làm nghề chặt cổ gà chết mà đã huy hoàng như vậy sao!. Đám bạn tôi đứa nào cững náo nức được ra trại sớm hầu hành nghề chặt cổ gà để được sống đờI đế vương dẫu có phải đứng 8 tiếng hay hơn nữa nào có xá gì.

Tôi và gia đình được gọi lên văn phòng để hoàn tất hồ sơ xuất trại vì có ngườI đồng ý bảo trợ. Từ hôm đó tôi nao nức chờ ngày người bảo trợ tới đón. Khỏi phải nói đêm nào tôi cũng mơ thấy mình đứng giữa một núi gà tay cầm dao lăm lăm chỉ chực phang vào đầu những con gà đã chết cứng. Đôi khi trong giấc mơ tôi lại tiếc ngẩn tiếc ngơ tự trách mình tại sao lúc còn bé không chịu học kiếm thuật của ngườI Nhật Samurai để bây giờ biểu diễn chặt đầu gà chắc bọn Mỹ sẽ lác mắt kinh hồn.

Thế rồi một buổI sang thứ Bảy đẹp trờI ông bà bảo trợ đến tận trại tạm trú đón gia đình tôi về miền đất hứa, tận xứ New England mịt mù, xa xôi. Ngồi lọt trong chiếc xe mui trần láng cóng bên cạnh ông bảo trợ, tôi miên man suy nghĩ về những ngày sắp tớI với dự tính hành nghề ỏĐoạn Đầu Gàõ của mình.

Tôi e dè hỏi ông bà bảo trợ

- Ở New England có hãng chặt cổ gà không"

Dường như không tin ở tai mình, hoặc vì tiếng anh bố láo của tôi. Ông bảo trợ bèn hỏi lại.

- Mày muốn ăn chicken hả"

- Ồ, ở đây chicken rẻ lắm, rẻ hơn cả rau nữa cơ. Tao chỉ sợ ba ngày sau mày sẽ ớn chicken tớI cổ luôn.

Tôi vội xua tay, lắc đầu sau đó xuè bàn tay dang cánh như cây kiếm chém mạnh vào không khí miệng tuôn ra tràng tiếng anh ba dọi

- No, I mean the chopping chicken head's factory.

Ông bảo trợ hiểu ý tôi nên cười ngặt nghẽo, ông nói:

- Ở vùng New England này không có hãng giết gà, những hãng này phần lớn thuộc miền Trung Mỹ mới có vì là vùng trồng tỉa và chăn nuôi. Tại New England chỉ chuyên về các ngành kỹ thuật mà thôi.

Tôi tiu nghỉu như gà nuốt dây thung vì cái nghề mình mơ ước mổi đêm đã không thành sự thật.

Cái phao lại được vứt xuống khi ông bảo trợ cho biết tôi sẽ về sống với vợ chồng ông trong khu nhà 15 mẫu đất.

Tôi nhanh nhẩu:

- Lúc bé tôi biết làm vườn trồng rau và cuốc đất, tôi có thể làm vườn cho ông bà.

Lại một lần nữa ông bảo trợ giết chết mầm hy vọng vừa nhú lên của tôi.

- Sorry mày, tao hiện đang có người làm vườn, anh ta chỉ chăm sóc một mẫu hoa Hồng và toàn xử dụng máy cày, máy xới chứ không có cuốc kiếc gì cả.

Tôi ngồi chết điếng trên ghế và nghĩ thôi thế là mình thất nghiệp từ đây.

Lúc sau có lẽ vì thấy bản mặt tiu nghỉu, tộI nghiệp của tôi, ông bảo trợ bèn nghiêm nghị nói:

- Mày sẽ đi học trở lại vì đời mày còn dài và còn tương lai, nhất là ở xứ Hoa Kỳ có rất nhiều cơ hộI này.

Qủa nhiên sau đó một tháng tôi cắp sách đến trường lúc tuổi đời chập chững bước vào con số ba mươi.

Bây giờ hơn hai mươi lăm năm sau mỗi khi hồi tưởng lại chuyện xưa tôi vẫn cườI thẫm một mình vì ý tưởng ngô nghê của những ngày đầu đến Mỹ.

Nguyễn Lưu Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,782,639
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Nhạc sĩ Cung Tiến