Hôm nay,  

Một Ngày Khó Quên

13/03/200100:00:00(Xem: 232189)
Bài tham dự số: 175-VB1114

Lời tựa: Tôi may mắn được tham dự ngày giớI trẻ thế giớI tại Denver, Colorado năm 1993. Xin được ghi lại ra đây để chia xẻ niềm vui của tôi cùng tất cả.

Làm sao tôi có thể kể hết ra đây những chuyện vui buồn trong chuyến đi lịch sử này" Nếu mà phải viết hết ra, có lẽ sẽ trở thành một tập hồi ký. Có quá nhiều chuyện để nói: từ chuyện lạc đường cho đến chuyện lạc nhau..., từ chuyện ăn uống cho đến chuyện tắm rửa..., từ chuyện lội bộ năm sáu dặm cho đến chuyện nằm trời trong khi mây đen phủ kín..., từ những chuyện thật vui cho đến những chuyện không được vui lắm...mỗi chuyện là một kỷ niệm khó quên, mỗi chuyện là một cái gì lưu luyến. Nhưng có lẽ, hơn một tuần lễ ở Denver, ngày đã làm tôi nhớ nhất, để lại trong tâm khảm tôi nhiều cảm xúc nhất, phải là ngày thứ bảy, ngày chúng tôi dự đêm canh thức tại Cherry Creek.
Sáng hôm đó, chúng tôi dậy trễ hơn thường lệ, lý do vì đêm hôm trước, mải xem văn nghệ Việt Nam ( và cũng tại các cô, cứ ráng chờ để được xem Don Hồ trình diễn!!! ) nên chúng tôi đã về chỗ ngủ rất khuya. Vả lại, buổi sáng lại không có chương trình, nên cha Bảo cho phép chúng tôi được ngủ trễ, để bù lại cho những ngày chúng tôi phải dậy thật sớm. Sau khi làm vệ sinh cá nhân, ăn vội ly mì, chúng tôi cùng nhau tổng vệ sinh ngôi thánh đường, nơi chúng tôi đã tạm trú, trong gần một tuần lễ qua. Đó là ngày cuối cùng của chúng tôi ở tại ngôi thánh đường xinh xắn này. Nghĩ đến điều ấy, bỗng dưng tôi thấy lòng buồn năm phút.
Rồi chúng tôi cùng nhau ăn trưa. Bữa trưa hôm nay được đổi món: Submarine sandwich với trà đá Lipton. Bữa ăn thật vui vẻ, thoải mái. Có lẽ trưa hôm đó là lần đầu tiên kể từ khi đến Denver, chúng tôi không phải ỏỏvội vã ăn cho mau để còn đi cho kịp. Sau đó chúng tôi chụp hình lưu niệm với ông bà mục sư quản trị ngôi thánh đường.
Ban sáng, tôi đã gấp rút thực hiện một tấm thiệp dã chiến, với chữ ký của tất cả mọi người, để tặng ông bà mục sư. Cha Bảo cũng không quên gửi tặng ông bà một cái áo T-shirt của trại hè Niềm Tin 8 và một phong bì với chút ít tiền ỏỏcontributionõõ để gọi là tỏ lòng biết ơn những hậu đãi mà hai ông bà đã dành cho chúng tôi trong suốt thời gian chúng tôi lưu lại nơi đây.
Khoảng 12 giờ trưa, chúng tôi lên xe bus để đi Cherry Creek, nơi chúng tôi sẽ dự đêm canh thức và sẽ cùng dâng thánh lễ với Đức Thánh Cha sáng hôm sau. Cherry Creek cách chỗ chúng tôi ở khoảng 13 dặm, là một bãi đất rộng mênh mông, với một hồ dự trữ (resevoir ) rất lớn.
Hai mươi phút sau, chúng tôi tới Cherry Creek. Trời không nóng lắm, nhưng nắng đẹp vô cùng. Ánh nắng chan hòa, chiếu rọi trên cây cỏ, làm rực rỡ những màu sắc pha trộn bởi cảnh vật chung quanh. Tôi bước xuống xe mà không tin được mắt mình : trước mắt tôi là một đoàn người, dài như một con trăn khổng lồ, ngoằn ngoèo, uốn éo. Ai cũng tay xách, nách mang, nối đuôi nhau để đi bộ vào địa điểm hành lễ. Họ đến từ mọi nơi trên thế giới, đủ màu da, đủ chủng tộc. Họ đi thành từng đoàn, từng nhóm. Có đoàn mặc đồng phục, có đoàn mặc hỗn tạp. Tãt cả góp lại, nếu từ trên cao nhìn xuống, có lẽ sẽ là một bức tranh kỳ hà tuyệt mỹ.
Sau khi xuống xe và tập hợp điểm danh, chúng tôi cùng nhập bọn với đoàn biển người này, tiến vào địa điểm hành lễ. Đoạn đường từ bãi đậu xe tới địa điểm hành lễ chỉ khoảng hơn 4 dặm, nhưng vì đoàn người quá đông, nên chúng tôi không thể đi nhanh được. Thêm vào đó, chúng tôi phải dừng lại ba bốn lần để uống nước, nghỉ chân, hoặc chờ các anh chị đi chậm, hoặc để kiểm điểm lại đoàn sinh. Chúng tôi không muốn một ai bị thất lạc trong đoàn biển người này. Một điều rất may mắn là từ hôm tới Denver cho đến nay, chưa một anh chị nào trong đoàn chúng tôi bị lạc cả. Đó cũng nhờ cái nón hồng đặc biệt trên đầu chúng tôi ( xin cám ơn anh Tuy ). Với chiếc nón hồng xinh xắn này, ngoài công dụng che nắng, khi chúng tôi đứng hoặc ngồi thành đoàn, chúng tôi đã nổi bật trong đám đông, rất dễ nhận diện.
Một điều đáng ghi nhận ở đây là: trong suốt 4 dặm đường, cứ mỗi nửa dặm, ban tổ chức đặt những trạm tiếp nước free cho dân chúng (tôi nghe nói hình như đã có một vài người bị ngất xỉu vì thiếu nước). Nước uống được cung cấp bởi công ty Sparklett và những người làm việc đều tự nguyện. Nhìn sự hy sinh của những người này, tôi đã rất cảm phục họ và cùng lúc cảm thấy một chút xấu hổ với lòng mình.
Phải mất hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ chúng tôi mới tới nơi hành lễ. Chúa ơi, tôi không tin vào mắt mình nữa. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều người như vậy. Trên một bãi đất rộng mênh mông, người ta nằm, ngồi, đi, đứng - chỉ thấy người là người. Người đâu mà lắm thế. Chúng tôi được hướng dẫn đến phần đất được chỉ định, nhưng hỡi ơi, không còn một chỗ trống. Thiên hạ đã trải túi ngủ, nằm, ngồi la liệt.
Cuối cùng, với sự giúp đỡ của ban tổ chức, chúng tôi đã tìm được một địa điểm khác để đóng quân, cùng với cả ngàn người khác trên một ô vuông đất rộng khoảng một mẫu tây. Vì số đoàn sinh quá đông, mà lại không còn chỗ, nên chúng tôi bắt buộc phải chia đoàn ra từng nhóm nhỏ, len lỏi vào giữa những phần đất còn trống, hy vọng tìm được một khoảng đất nhỏ để làm giang sơn của mình. Mỗi một chúng tôi được đúng 12 square foot đất. Sau khi đã trải túi ngủ, tôi đi một vòng để xem tình hình của các anh chị em khác. Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi đều có được một chỗ để nằm, dù phải nằm như cá hộp.
Đi lại mới là cả một vấn đề. Muốn di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia, chúng tôi phải nhảy, hoặc bước qua những người đang nằm hoặc ngồi, miệng luôn luôn : excuse me, hoặc I'm sorry, cố gắng bước vào những chỗ trống, để khỏi dẵm lên tay chân của họ. Mặc dầu vậy, thỉnh thoảng tôi cũng nghe thấy tiếng kêu : ah, hoặc ouch, của những người bị người khác dẵm lên.
Theo như chương trình dự định, đúng 7 giờ 30, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng xuống địa điểm hành lễ. Thấy còn sớm, tôi bèn đi một vòng thăm dân cho biết sự tình. Trên một khoảng đất rộng thẳng cánh cò bay, người ta phân chia thành những ô vuông, mỗi ô rộng khoảng một mẫu tây. Mỗi ô vuông dự trù cho khoảng hai ngàn người. Giữa những ô vuông là những lối đi rộng khoảng 15 feet. Theo sự ước lượng của ban tổ chức, sẽ có khoảng nửa triệu người tham dự đêm canh thức và thánh lễ sáng hôm sau. Những ô vuông đất đã được chiếm kín. Những người tới trễ, phải lấn ra cả những lối đi. Tôi gặp một đoàn Việt Nam, khoảng độ hai mươi người, đồng phục với mũ trắng, áo trắng, nằm, ngồi những chỗ đáng lẽ phải được giới hạn.


Đến khoảng gần 6 giờ, tự dưng trời chuyển cơn mưa. Mây đen không biết từ đâu kéo đến che kín cả bầu trời. Gió thổi lồng lộng, báo hiệu cho một cơn mưa thật lớn sẽ đổ xuống. Tôi nhìn lên bầu trời, ái ngại. Còn hơn một giờ nữa Đức Thánh Cha mới tới. Thiên hạ nhốn nháo, thu dọn đồ đạc, che đậy những vật dụng có thể bị ướt. Tôi, Thúy, Hường, Uyên, Trinh, năm anh em, chẳng ai đem theo áo mưa hoặc dù nên đành ngồi yên chịu trận. Tôi nghĩ thầm trong bụng : điệu này chắc sẽ bị ướt như chuột lột. Biết phải làm sao bây giờ" Nhìn chung quanh, thấy ai cũng có áo mưa, dù hoặc bạt ny-lông mà tôi tự trách mình sao sơ ý không chuẩn bị trước.
Không lẽ ngồi yên chịu trận, tôi bèn trổ tài ngoại giao, lân la đến mấy người láng giềng bên cạnh, và cuối cùng xin được một miếng ny-lông nhỏ, đủ để che đầu mấy anh em. Hường cũng xin được mấy cái bao rác. Các cô chia nhau, khoét lỗ rồi trùm vào người làm áo mưa.
Trời bắt đầu lạnh, gió thổi mạnh hơn. Chúng tôi co ro, ngồi sát vào nhau, trong lòng âm thầm khấn nguyện, xin Chúa thương che chở, trong sự đe dọa của cơn mưa bão, sắp sửa đổ xuống trên năm anh em chúng tôi. Một vài giọt mưa rơi xuống lác đác. Nhưng lạ thay, trời không mưa lớn. Và như một phép lạ, mây đen bỗng từ từ tan biến. Gió cũng tự nhiên dịu lại. Bầu trời tuy vẫn còn âm u, nhưng sự lo ngại của chúng tôi đã không còn nữa. Ở một góc trời, đằng sau lễ đài, bỗng dưng có những ánh sáng mặt trời, chiếu dọi qua những kẻ hở giữa những vùng mây, tạo nên những tia sáng trông như những hào quang chói lọi. Rất tiếc là tôi không có máy ảnh trên tay, nên không chụp được bức ảnh tuyệt vời này. Nhưng may mắn thay, Quyền, người phóng viên của đoàn chúng tôi, đã thu được bức tranh tuyệt tác này vào video. Năm anh em chúng tôi, vừa xúc động, vừa vui mừng vì không còn sợ bị ướt mưa nữa, đã cùng nắm tay nhau, cúi đầu tạ ơn Thiên Chúa.
Rồi phút mong đợi đã đến. Từ xa, tôi đã nghe được tiếng của những chiếc trực thăng vần vũ. Sau mấy phút, chiếc thứ nhất đáp xuống sau lễ đài. Lần lượt, chiếc thứ hai, rồi chiếc thứ ba và chiếc thứ tư với Đức Thánh Cha đáp xuống. Tiếng reo hò của gần nưả triệu người xen lẫn tiếng nhạc vang lừng tạo nên một bầu không khí thật sống động, khó diễn tả được.
Đức Thánh Cha bước lên lễ đài. Dân chúng lại reo hò, tiếng nhạc lại trỗi lên dồn dập. Chỗ tôi đứng cách xa lễ đài một khoảng khá xa, cũng phải đến vài trăm feet, nếu không nhờ hai cái TV vĩ đại được dựng lên hai bên lễ đài, có lẽ chúng tôi không thể nào nhìn rõ mặt Ngài được. Đức Thánh Cha vẫy tay chào con dân rồi Ngài từ tốn ngồi xuống ghế. Tôi đã cảm động muốn khóc khi thấy Ngài ngồi yên, đầu Ngài hơi nghiêng qua một bên, mắt Ngài âu yếm nhìn xuống đàn con dân gần nửa triệu người đang reo hò trong nỗi vui mừng.
Trên màn ảnh TV, tôi thấy Ngài đã khóc. Đây là hình ảnh tuyệt vời nhất mà tôi sẽ không bao giờ quên trong chuyến đi lịch sử này. Rồi tất cả mọi người yên lặng lắng nghe huấn từ của Ngài. Đức Thánh Cha nói với con dân bằng Anh ngữ. Tiếng Ngài chậm rãi, ôn tồn. Lời Ngài thiết tha, nhắn nhủ đàn con trẻ hãy sống đời sống Ki-tô hưũ, theo chân Chúa Jesus yêu tha nhân như Cha đã yêu trần gian.
Bỗng dưng cơn đau bụng của tôi nổi lên. Tôi bị chứng bịnh này đã gần hai năm nay. Cơn đau lúc đến lúc đi không báo trước. Có những lúc quá đau đớn, tôi phải nằm xuống, ôm bụng cố gắng chống trả với cơn đau tưởng chừng như ai đang cắt từng khúc ruột của mình. Tối hôm đó cũng vậy, tôi cũng đã phải nằm xuống, tuy ôm bụng nhưng tai tôi vẫn cố gắng nghe những lời của Ngài. Sau bài huấn từ là phần chứng nhân đức tin của những người mắc những chứng bệnh nan y, nhưng vì đã tin vào Thiên Chúa mà đã được khỏi bệnh. Tôi nằm yên lòng tự nghĩ, phải chi đức tin của tôi cũng đủ mạnh như những nhân chứng kia, để Chúa thương ban cho tôi một phép lạ, có thể chữa lành được căn bệnh quái ác đang hành hạ thân xác tôi. Tôi đã âm thầm xin với Chúa cất đi cái thánh giá này, mặc dầu biết mình không xứng đáng, nhưng tôi vẫn tin vào Chúa nhân từ, sẽ nhận lời cầu xin của tôi.
Khoảng độ 9 giờ, Đức Thánh Cha giã từ con dân của Ngài để trở về khách sạn nơi Ngài tạm trú. Ngày mai Ngài sẽ trở lại để dâng thánh lễ cho chúng tôi. Những chiếc trực thăng lần lượt cất cánh rồi biến mất sau vùng mây đen thẫm. Tôi vẫn nằm đó, mắt nhìn lên bầu trời tuy không trăng sao nhưng với ánh sáng của những ngọn đèn rọi khổng lồ, cộng thêm với hằng ngàn ngọn nến được thắp lên, đã tạo nên một khung cảnh kỳ ảo, huyền bí. Cơn đau của tôi bỗng dưng dịu xuống rồi từ từ tan biến. Tôi ngồi dậy, lúc đó năm anh em chúng tôi, bây giờ đã trở thành bẩy, vì có sự góp mặt của Hùng và Tuyển. Tôi đề nghị với các bạn cùng hát Thánh Ca. Tuy không có đàn, nhưng chúng tôi đã hát rất say sưa, hát rất chân tình. Hát hết bài này, đến bài khác. Nhất là nhờ có Thuý, giọng ca chính của ca đoàn Trầm Hương, với tiếng hát thật cao, thật trong, thật mạnh, đã làm cho những bài Thánh Ca trở nên thật tâm tình, sống động.
Những cơn gió đến rồi đi, mang theo những tiếng hát, lời ca của chúng tôi đến những tâm hồn còn đang thao thức, khắc khoải, như vẫn còn ưu tư, chờ mong một cái gì sẽ đến. Những bài Thánh Ca êm đềm, thánh thót, có lúc như giòng suối trong veo, mát rượi, có lúc lại như những giọt dầu nóng nhiệm mầu, xoa dịu những nỗi đau còn ấp ủ, chất chứa trong lòng của những đứa con hư đốn đang cúi đầu âm thầm ăn năn hối lỗi, mong được về bên người Cha nhân hiền để xin Cha thứ tha cho những ngày tháng hoang đàng.
Hát chán, chúng tôi tâm sự. Những kỷ niệm khó quên trong đời, những mẫu chuyện vui buồn trong những ngày qua đã được lần lượt đem ra kể cho nhau nghe.
Đêm về khuya, trời trở nên lạnh hơn. Bảy anh em chúng tôi co ro ngồi sát vào nhau, cùng nhau chia chung một tấm chăn mà cảm thấy như chúng tôi gần nhau lắm, thương nhau như anh em ruột thịt. Tôi chợt nhìn đồng hồ tay: gần hai giờ sáng. Khung cảnh lúc bấy giờ thật là "Holy". Một số người đang ngủ say. Một số khác, cũng như chúng tôi, tụ thành những nhóm nhỏ, hát Thánh Ca hoặc cầu nguyện. Những ngọn nến vẫn bập bùng, những bài Thánh Ca vút cao, những lời kinh nguyện an bình vang lên đây đó, đã làm cho tâm hồn tôi lâng lâng, như đang say rượu xuân tình. Tôi có cảm tưởng như mình không phải ở trần gian mà đang ở chốn thiên đàng.
Bây giờ ngồi đây hồi tưởng lại những giây phút thần tiên ấy, tôi tự hỏi lòng không biết bao giờ tôi mới được hưởng lại những cảm giác tuyệt vời đó. Có lẽ không bao giờ. Tôi bỗng nghe lòng mình chùng xuống, tiếc nuối như vừa đánh mất đi một cái gì rất quý.

Trần Quốc Sỹ

(Viết để kỷ niệm chuyến đi Denver gặp gỡ Đức Giáo Hoàng John Paul II từ 11/08/93 đến15/08/93)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,194,275
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Nhạc sĩ Cung Tiến