Hôm nay,  

Job Fair

13/03/200100:00:00(Xem: 168903)
Bài tham dự số: 176-VB1115

Hơn bao giờ hết, những tuần lễ gần đây, hay đúng hơn, từ sau ngày lễ Labor Day, các hãng xưởng ở Silicon Valley đua nhau mở Job Fair để tuyển dụng nhân viên.

Job Fair đang được mùa tại vùng mệnh danh là "Thung Lũng Hoa Vng", gồm nhiều thành phố Milpitas, Mountain View, Frement, Campel, San Jose, Morgan Hill... thuộc Quận Hạt Santa Clara của miền Bắc California.

Job Fair được quảng cáo rầm rộ trên báo chí, truyền hình, truyền thanh để thông báo tuyển dụng nhân viên. Chúng ta chỉ liếc mắt qua vài mẫu quảng cáo trên báo Việt ngữ hay tờ Mercury News: "Job Fair! Job Fair! Long Term Femporary Assigment in Frement: - Assemblets, System Test Technicians, Material Handlers...." "Job Fair ! Producction Manager, Optical Engieer, Kachinist, Operator... Offer good Health: Benefit, deltal, vision...." "Vivo ngày Job Fair. Ngày Hội Công Việc Làm cho người Việt Nam! Đại diện của nhiều xưởng sẽ có mặt tại Job Fair để nhận đơn và phỏng vấn tại chỗ..." "IRCC Job Fair! Hàng chục hãng xưởng trong vùng Silicon Valley sẽ có mặt tại chỗ. Nhận đơn và phỏng vấn tại chỗ, đặc biệt ưu tiên cho người Việt..."

Bởi thế, Job Fair là Ngày Hội tuyển lựa nhân viên; đồng thời cũng là một hình thức quảng cáo của các ông chủ hãng. Thật sự Job Fair được tổ chức chưa hẳûn là vì nhu cầu quá thiếu nhân viên của các hãng xưởng trong vùng, mà còn vì đây là dịp quảng cáo cho hãng xuong của mình để giới thiệu "bề thế" với khách hàng.

Do đó, đã có nhiều hãng trong ngày Job Fair từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, chỉ tuyển dụng năm bảy người mà thôi, dù cho số người xin việc, nộp đơn lên đến vài chục.

Tham dự Job Fair, có người cho rằng khó hơn thi hoa hậu áo dài.

Tuy nhiên, tại Job Fair cũng có vài ba hãng thật sự cần tuyển dụng thêm nhân viên để bổ khuyết những người thôi việc, hoặc tăng thêm số nhân viên cho các "ca" Day Shift, Swing Shift làm việc 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 3 hoặc 4 ngày mỗi tuần. Do đó, họ tự đảm nhiệm tổ chức Job Fair tại hãng, không có sự tham gia của các hãng khác.

Quy mô hơn, Job Fair đúng nghĩa của từ ngữ "Ngày Hội Công Ăn Việc Làm" thường được tổ chức quy tụ khá đông hảng xưởng trong vùng Silicon Valley tham gia. Để tổ chức ngày Job Fair, các Hội Đoàn, hoặc các cơ quan phục vụ cộng đồng thường phối hợp với các hãng xưởng. Tổ chức Indochine Resettle & Cultural Center, gọi tắt là IRCC, người Việt quen gọi là Hội Quán Việt Nam; hoặc tổ chức Vietnamese Voluntary, gọi tắt là Vivo, thỉnh thoảng cũng tổ chức Job Fair.

Job Fair được chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức thật chu đáo. Trước ngày mở hội, báo chí, đài phát thanh, truyền hình đều quảng cáo Job Fair để nhiều người biết đến và cùng tham gia.

Đến nay, tại các địa điểm mở Job Fair khung cảnh vui lạ khác thường. Khoảng sân rộng phía trước văn phòng được trang hoàn cờ xí đủ màu, hay dãy bàn dài được đặt song song phía trước lối vào văn phòng. Job Fair được thông báo sẽ được khai mac vào lúc 9 giờ sáng và sẽ kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Thế mà, mới hơn 7 giờ sáng đã có người sốt sắng đến chờ. Hai dãy bàn dài nằm lặng lẽ ngoài sân, phơi mình trơ trụi dưới sương đêm. Ánh mặt trời chưa xuyên qua nổi lớp mây mù trên không trung. Quang cảnh quanh đây như còn ngái ngủ, lờ mờ trong sương mai và gió sớm. Nhưng chỉ vài mươi phút sau, vừa đúng 8 giờ, nhân viên phụ trách Job Fair đã ào ào kéo đến và khu vực của ngày Hội sinh động hẳn lên. Người ta bắt tay vào việc.

Hai dãy bàn bây giờ đã được phủ lên màu khăn trắng sang trọng. Đại diện các hãng xưởng tham gia Job Fair đang đến. Trong những giờ phút tới đây, họ là những người sẽ trực tiếp tuyển nhân viên. Bây giờ, họ bận rộn sắp xếp mọi thứ giấy tờ cần thiết lên mặt bàn.

Khách đến tham gia Job Fair mỗi lúc một đông. Nắng mia rực rỡ chan hòa khắp cả khu vực của Ngày Hội. Người người nô nức, hy vọng, bàn tán đủ mọi chuyện về công ăn việc làm. Phút chốc, sự huyên náo bỗng dưng lắng xuống khi người phụ trách chương trình lên tiếng trên máy vi âm, thông báo giờ khai mạc bắt đầu. Hàng trăm người, đông nhất là người Việt Nam xen lẫn với những sắc dân khác như Mexican, Philipios, Indian, Chinese...lác đác vài người Mỹ. Mọi người đều hướng về phía sân khấu nhỏ lộ thiên. Giám Đốc của Trung Tâm giới thiệu các Quan Khách, các vị Đại Diện cho các hãng xưởng đến tham gia ngày Job Fair. Những lời phát biểu của những vị này, trình bày về mục đích của ngày Hội, đồng thời giới thiệu về công việc của hãng mình. Quý vị ấy cũng không quên đề cập đến quyền lợi của người công nhân khi được nhận vào làm việc.

Sau phần nghi lễ ngắn gọn kéo dài 20 phút, Job Fair chính thức được khai mạc. Đám đông chen lấn nhau rời khỏi khu vực hành lễ của ra vây quanh các dãy bàn, nơi đó các đại diện của nhiều hãng xưởng đang chờ đón mọi người.

Quá nhiều công việc thật khó lòng để lựa chọn nơi nào, việc gì" Từ Electronic Field, Accountant, Security Officer, Optical Engineer, Purchaser/Planner, Custumer Services, Computer Tech, Bystronic SNC Laser Cut Machine, Receptionsit...đến những công việc phục vụ tại nhà hàng, chạy bàn, phụ bếp v.v...Thành thử, khách đến đây khó lòng để chọn lựa nhanh chóng. Thế nên, nhiều người đã tới lui nhiều bàn, nhiều lượt vẫn chưa chọn nơi nào.

Job Fair thực sự đã lôi cuốn tôi. Dù đang làm việc tại một hãng điện tử nhưng tôi vẫn mang cố tật "đứng núi này, trông núi nọ". Tôi đến tham gia ngày Job Fair hôm ấy.

Thật bối rối khi đứng trước một số đông với khá nhiều công việc khác nhau. Electronic Field phù hợp với tôi, nhưng hỏi ra mới hay, họ chỉ tuyển Technician, Testing Cisco System, Engineer...không tuyển Assembler!

Rời nơi đây, tôi đến nơi khác. Police Officer. A!À! Sĩ quan Cảnh Sát" Có thể chăng" Nhưng không thể được, Ngành Cảnh Sát đòi hỏi sức lực trai tráng, cao lớn, oai phong mới đủ khả năng để đối phó với những tên tội phạm hung hăng. Tôi tự xét mình hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn.

Bước qua bàn Accountant, tôi lại thấy mình càng không đủ tài sức; hay là bên này, cô thư ký người Mỹ tóc vàng duyên dáng, hoạt bát. Tôi ghé lại "Customer Services". Dù được cô thư ký trao đơn, mời gọi, nhưng tôi đành phải nói "No, Thank you It not my choise." Liếc nhìn sang bàn bên cạnh, tôi lưu tâm đến một cô gái khác. Security Officer. À!À! Sĩ Quan An Ninh. Tôi có kinh nghiệm vể quân sự. Có lẽ "Sĩ Quan An Ninh" phù hợp với tôi chăng" Tuổi càng cao, càng nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, ta đã xuất thân từ đời binh nghiệp có thừa can đảm để trở thành "Sĩ Quan An Ninh". Thế rồi tôi hăng hái bước đến bàn tuyển mộ. Thiếu nữ trẻ đẹp ấy tươi cười nói "Hi!" và vồn vã trao cho thôi một tờ đơn xin việc và hướng dẫn khá đầy đủ chi tiết. Cạnh bên tôi, vài anh bạn đồng hương cũng đang hí hoáy ghi đơn. Điều ấy làm tôi ấm lòng và can đảm để quyết định chọn Security Officer.

Sau buổi Job Fair, tôi về nhà đợi tin vui. Hôm sau tôi vẫn đến hãng cũ để làm việc. Vài ngày sau đó, Burn Security Services Co. gởi giấy mời tôi đến dự buổi Orientation. Thế là, hôm ấy tôi đã đến van phòng của Burn Security Services Co. Nhiều ứng viên đã có mặt, họ đang ghi đơn. Tôi nhận tờ đơn từ tay cô thư ký, ghi đầy đủ mọi chi tiết, trao lại cho nàng và ngồi đợi.

Tất cả mọi ứng viên đến dự buổi Orientation sáng hôm đó đều ngồi đông đủ trong một căn phòng nhỏ. 3 người Việt, 2 Ấn Dộ, 5 Mexcan, 1 Trung Hoa, 4 người Mỹ. Tất cả 15 người đều được cấp phát từng xấp giấy để ghi xuống đầy đủ mọi điều cần thiết. Về lý lịch, công việc đạ làm, nơi cư ngụ, tình trạng quốc tịch...và một tờ xét nghiệm y khoa. Quan trọng hơn là mẩu đơn xin License hành nghề Security Officer tại Tiểu Bang California.

Buổi Orientation kéo dài suốt ngày. Buổi sáng, dự thuyết trình về tổ chức của Burn Co. và những công việc của người Security Officer sẽ phải đảm nhiệm. Sau đó, chúng tôi phải làm một bài Test để đánh giá khả năng Anh Ngữ và mức độ hiểu biết qua phần trình bày của nhân viên phụ trách vừa rồi; trước khi trở thành Security Officer. Một chị người Việt đồng hương ngồi bên cạnh tôi, thì thầm tâm sự: "Anh ơi!Em tưởng Security Officer sẽ làm viêc trong văn phòng, dè dâu, họ lại bắt mình làm bảo vệ, gác gian tại các nơi người ta cần mướn. Công việc này ớn lắm anh ơi Em là phận gái đào tơ, yếu đuối làm wsao chống chọi được bọn tội phạm. Thôi, các anh ở lại thi tiếp, em xin bỏ cuộc, nửa đường bỏ gánh ra đi...tìm Job khác anh ạ!" Nói rồi, chị ấy rời khỏi văn phòng, không bao giờ trở lại nữa!

Buổi chiều, chúng tôi tiếp tục buổi Orientation. Chị ấy đã ra đi và anh bạn già mới quen biết sáng nay cũng rời khỏi phòng, vì bài Test của anh ta dưới điểm yêu cầu. Toi trở thành người Việt cô dơn0 trong số 10 người còn lại trong phòng. 10 người chúng tôi tiếp tục bài Test sau cùng để xin License hành nghề. Bởi vì, Security Officer cần phải có giấy phép của Tiểu bang California.

Bài Test được chấm ngay tại chỗ. Sau đó, thiếu nữ phụ trách vui mừng, tươi cười trao cho chúng tôi mỗi người một bình nhựa nhỏ để chứa nước tiểu. Nước tiểu sẽ được xét nghiệm tại phòng Lab, phía bên phải của phòng thi. Mục đích của việc xét nghiệm để tìm xem các ứng viên có xử dụng Drug hay không. Sau một tiếng đồng hồ, kết quả được gởi sang phòng tuyển dụng.

4 giờ chiều, 10 Security Officer chúng tôi chia tay nhau, về nhà chờ lệnh bổ nhiệm. Ngày hôm sau, tôi nhận điện thoại từ văn phòng của Burn Co. mời lên nhận việc.

Cô thư ký tại bàn Receptionist tươi cười và trao cho tôi vài tờ giấy để ghi xuống những điều cần thiết. Sau đó, tôi được giới thiệu qua phòng cấp phát y phục của Security Officer. Áo sơ mi ngắn tay màu xanh da trời được trang điểm bởi những phù hiệu nổi bạc hàng chử "Burn Security Services- Private Security Officer". Quần màu đen; Giày da đen; Cà vạt cũng màu đen. Đó là đồng phục của Security Officer. Họ cấp phát cho tôi 2 bộ. Còn thiếu chiếc "Cát-Két" trên đầu nữa. Tôi hỏi người phụ trách. Nàng cho biết: "Không cần thiết". tôi chỉ vào bức chân dung của một Security Officer đang được treo trên vách với đầy đủ mũ, giày, cà vạt, trông thật oai phong. Nàng thư ký xinh đẹp chỉ nhoẽn miệng cười, lắc đầu và nói: Good Luck! Bye! Bye! rồi bước ra khỏi phòng.

Hôm sau, tôi lái xe tìm đến nhiệm sở được bổ nhiệm để nhận việc. Trang phục chỉnh tề, cà vạt hẳn hòi, đầu không mủ đội, tôi đến trình diện lão già Supervisor tại một căn phòng hẹp bên trong hàng rào, trước cửa của một giảy nhà to lớn. Lão tiếp tôi, nói vài câu xã giao và tự giới thiệu lão là cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã từng tham chiến tại Việt Nam. Bây giờ, Lão đã về hưu, và làm Security Officer giữ chức vụ Supervisor.

Lúc này tôi để ý và nhận ra, lão đang đeo cấp bậc Đại Úy trên cổ áo, mặc dù sắc phục của Security Officer không quy định phải mang cấp bậc. Lão này có vẻ không được bình thường. Nói vắn tắt về cuộc đời của mình xong, lão lấy chiếc mũ nhựa màu vàng đội lên đầu và lấy thêm một chiếc khác trao cho tôi và nói: "Anh tháo cà vạt ra. Làm việc ở đây không cần đeo cà vạt, chỉ cần nón Safety này để bảo vệ cái đầu của anh mà thôi O.K." Tiếng O.K. sau cùng làm tôi khó chịu lắm. Nhưng dầu sao đi nữa, đã đến đây rồi đành phải "nhập gia tùy tục", biết làm sao hơn!

Tôi hiên ngang sánh vai cùng lão đi vòng qua các dẫy nhà kho rộng lớn. Lão nói lung tung, đủ thứ, nào là an toàn lao động, nào là an ninh kho hàng, nào là xem chừng xe forlift tới lui, nào là cảnh giác gian, kẻ cướp... và báo cáo cập nhật mỗi giờ. Lời nói thao thao bất tận và điệu bộ của lão Supervisor làm tôi mất hết hứng thú để làm việc dưới quyền của lão. Ôi! Security Officer đâu phải là Sĩ Quan An Ninh! Security Officer chỉ là người bảo vệ, người gác cửa, xem chừng nhà, rình rập kẻ gian.. để báo cho Cảnh Sát. Người Security Officer không mang vũ khí, chỉ có chiếc máy vô tuyến trên tay.

Tôi quit Job, bỏ việc ngang xương, trả lại trang phục cho Burn Co... về nhà không được lãnh tiền thất nghiệp.

Tôi trở thành nạn nhân của Job Fair.

Trần Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,699,231
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Nhạc sĩ Cung Tiến