Hôm nay,  

Con Gái Tôi Nói Tiếng Việt

26/11/200200:00:00(Xem: 177104)
Người viết: Cao Huynh

Bài tham dự số 103\VBST2

Hình nhân vật chính: Huyền Trân thời còn bé. Bạn Cao Huynh, cư trú tại Santa Ana, là tác giả chuyện "Cái điếu cầy của Bố Tôi" đã đăng trên Việt Báo.

Con gái tôi Tên là Huyền-Trân. Cháu sang đây mới được hai tuổi. Cũng như bao nhiêu người lớn tuổi khác, ngay từ nhỏ cháu cũng phải đối phó với những thử thách phiền phức bởi văn hóa, phong tục và cuộc sống của xứ người. Tuy rằng sự thích ứng của cháu ở một vài khía cạnh nào đó nhạy bén hơn, dễ hấp thụ hơn là bậc cha anh.

Khi cháu bắt đầu đi học, cháu vẫn không có Tên Mỹ mà người Mỹ thường đọc chữ Trân là Troen. Thời gian ở lớp 2, một lần đi học về, cháu có vẻ mặt không vui. Tôi hỏi, cháu phụng phịu nói:

"Con không thích tên là Trân. Tụi ở lớp nó cứ chế con là Transmission. (Hộp số)"

Tôi phải giảng giải cho cháu là: "Tên Huyền Trân rất đẹp và dễ thương, đó là tên của một công chúa Việt Nam ngày xưa..." Từ đó, không thấy cháu có thái độ gì nữa. Một lần tôi nghe cháu kể:

"Bố biết không, cứ mỗi lần có đứa nào trêu con là Transmission, con đáp lại ngay: Vietnamese Princess."

Tôi tưởng cháu nói cho vui. Nào ngờ một lần đón cháu ở cổng trường, tôi nghe một đứa bạn cháu nói:

"Bye...bye...princess."

Lúc ấy lòng tôi vui lắm và thầm khen cháu có lòng can đảm, chịu đựng, biến tình thế khó chịu trở thành niềm kiêu hãnh.

Một lần khác tôi nghe nhà tôi kể: Không biết có đứa nào trêu cháu, mà cháu đi học về là vào ngay phòng tắm xả nước ầm ầm, vài tiếng sau cháu lại tắm nữa, trước khi đi ngủ cháu lại tắm nữa. Mẹ cháu mới thắc mắc hỏi sao hôm nay con tắm nhiều quá vậy"

Cháu ngập ngừng một lát rồi thì thầm với mẹ:

"Tụi bạn nó bảo con là chui ở "chim" bố ra, Jucky...nên con phải tắm."

Muốn cháu không quên tiếng Việt nên vợ chồng tôi cố gắng gần gũi cháu, dạy dỗ cháu, nhưng cũng không phải là chuyện dể dàng, cũng cực khổ trần ai và để lại nhiều giai thoại tức cười.

Năm cháu 8,9 tuổi cháu rất thích nói chuyện trên phone. Mỗi lần phone reo, bao giờ cháu cũng là người nhắc phone đầu tiên. Đến nỗi một lần có tiếng người gõ cửa, cháu từ phòng khách hỏi vọng ra: "Ai ở đầu giây vậy""

Cũng ở tuổi này, một lần cháu bị táo bón, mẹ cháu phải cho uống thuốc. Ngày hôm sau vào buổi trưa, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn đang ăn uống. Trên bàn nào là cua rang muối, chả giò, bún vịt xáo măng, tôm tẩm bột... bốc hơi thơm phưng phức. Bất ngờ cháu từ cầu tiêu chạy ra la lên:

"Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! hôm nay con ỉa ngon lắm ..." (Xin lỗi độc giả).

Vợ chồng tôi tá hỏa Tam Tinh, ngơ ngác nhìn nhau. Cũng may khách khứa toàn là "cánh hẩu", chẳng ai phiền trách gì, trái lại còn làm bữa tiệc thêm vui, vì không ai nhịn được cười. Dẫu sao tôi cũng phải dắt cháu vào phòng và mở ngay lớp tiếng Việt sửa sai cấp tốc:

"Con không được nói vậy, con phải nói là đi cầu dễ, còn "ngon" là chỉ dùng cho ăn uống thôi."

Cháu ngẩn ngơ cãi:

"Sao bố nói dễ (rễ) là cái Root ở dưới cái cây""

Tôi hơi sẵng giọng:

"Khổ quá..."Rễ" đó là khác. Viết cũng khác nữa. Rễ đó là e...rờ, còn "dễ" này là "dê trên"...

Mỗi lần nấu ăn, nếu có những món đặc thù dân tộc như nước mắm, mắm tôm là mẹ cháu thường hay nói đùa:

"Người Việt Nam mà không ăn được những thứ này là đồ mất gốc."

Bất chợt một ngày, có người bạn thân của tôi tới chơi, cháu xà vào bắt chuyện rồi hỏi:

"Bác ơi! bác có biết ăn mắm tôm không""

Ông bạn tôi vô tình làm bộ lè lưỡi, lắc đầu:

"Ối giời ơi! Cái đó bác sợ lắm..."

Cháu liền trợn mắt, đẩy mạnh ông bạn tôi ra rồi mắng:

"Bác là đồ mất gốc!"

Đoạn cháu chạy vụt đi.

Cũng may ông bạn tôi thông cảm, không trách cứ gì mà khi hiểu nguyên do, lại còn khoái trá phá lên cười. Dĩ nhiên tối hôm đó tôi lại phải mở một lớp Tiếng Việt hàm thụ chớp nhoáng để chỉnh đốn về lễ nghĩa đối với người trên của cháu.

Cháu Huyền Trân chỉ thích ăn kẹo bánh, cho nên mỗi lần muốn cháu ăn trái cây là vợ chồng tôi phải dụ dỗ, giáo dục. Như muốn cháu ăn cam táo là mẹ cháu phải giảng giải nhắc nhở:

"Con phải chịu khó ăn đi, những thứ này ở Việt Nam gần chết mới được ăn đấy."

Một lần mẹ cháu đang gọt táo vào đúng lúc cháu sắp chạy đi chơi, biết thế nào mẹ cũng lập lại bài ca muôn thuở ấy, nên thấy mẹ vừa gọt xong, chưa kịp đặt miếng táo xuống bàn. Cháu đã vội chộp lấy bỏ vào miệng ăn ngay. Vừa ăn cháu vừa nói:

"Mẹ! Con ăn đây nhé, ở Việt Nam "chết rồi" mới được ăn."

Cháu làm vợ chồng tôi phì cười. Dù rằng cháu lầm chữ "gần chết" thành "chết rồi" nhưng nghĩ cho cùng, vô tình cháu nói cũng đúng: Ở Việt Nam ma chay nào dù nghèo đến mấy mà chả có mấy trái cam, trái táo để cúng người quá cố, chứ còn sống mấy ai mà được ăn.

Từ năm 10 tuổi là Huyền Trân nói Tiếng Việt khá thông thạo, cũng như ý thức được từng câu nói, không còn lộn xộn, lầm lẫn, chắp vá những câu khó như tư tưởng vĩ đại, nhân hậu, tranh đấu v...v... cháu có tính hay nghe người lớn nói chuyện, rồi tùy hoàn cảnh mà xung diễn áp dụng.

Thí dụ như một lần vợ chồng tôi cùng cháu đi trên xe, bất chợt cháu đăm chiêu nhìn ra ngoài rồi nói:

"Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! Nhìn kìa... "

Cháu chỉ, thì thấy một bà Mỹ đen to béo, cúi gầm đầu, bước chậm chạp bên hè phố, dáng như tư lự, suy ngẫm... Cháu phán luôn một câu:

"Bà ấy buồn vì chuyện chồng con đấy!"

Vợ chồng tôi nhìn nhau lắc đầu...

Bây giờ thì Huyền Trần đã lớn, trở thành cô sinh viên UCLA. Từ lúc bước chân vào đời cho đến nay, trong tất cả các đơn từ xin học, xin việc, tiểu sử v.v... ở mục khả năng ngôn ngữ bao giờ cháu cũng đề: "Nói Tiếng Việt lưu loát."

Cao Huynh
6/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,614,241
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến