Hôm nay,  

Con Gái Tôi Nói Tiếng Việt

26/11/200200:00:00(Xem: 176987)
Người viết: Cao Huynh

Bài tham dự số 103\VBST2

Hình nhân vật chính: Huyền Trân thời còn bé. Bạn Cao Huynh, cư trú tại Santa Ana, là tác giả chuyện "Cái điếu cầy của Bố Tôi" đã đăng trên Việt Báo.

Con gái tôi Tên là Huyền-Trân. Cháu sang đây mới được hai tuổi. Cũng như bao nhiêu người lớn tuổi khác, ngay từ nhỏ cháu cũng phải đối phó với những thử thách phiền phức bởi văn hóa, phong tục và cuộc sống của xứ người. Tuy rằng sự thích ứng của cháu ở một vài khía cạnh nào đó nhạy bén hơn, dễ hấp thụ hơn là bậc cha anh.

Khi cháu bắt đầu đi học, cháu vẫn không có Tên Mỹ mà người Mỹ thường đọc chữ Trân là Troen. Thời gian ở lớp 2, một lần đi học về, cháu có vẻ mặt không vui. Tôi hỏi, cháu phụng phịu nói:

"Con không thích tên là Trân. Tụi ở lớp nó cứ chế con là Transmission. (Hộp số)"

Tôi phải giảng giải cho cháu là: "Tên Huyền Trân rất đẹp và dễ thương, đó là tên của một công chúa Việt Nam ngày xưa..." Từ đó, không thấy cháu có thái độ gì nữa. Một lần tôi nghe cháu kể:

"Bố biết không, cứ mỗi lần có đứa nào trêu con là Transmission, con đáp lại ngay: Vietnamese Princess."

Tôi tưởng cháu nói cho vui. Nào ngờ một lần đón cháu ở cổng trường, tôi nghe một đứa bạn cháu nói:

"Bye...bye...princess."

Lúc ấy lòng tôi vui lắm và thầm khen cháu có lòng can đảm, chịu đựng, biến tình thế khó chịu trở thành niềm kiêu hãnh.

Một lần khác tôi nghe nhà tôi kể: Không biết có đứa nào trêu cháu, mà cháu đi học về là vào ngay phòng tắm xả nước ầm ầm, vài tiếng sau cháu lại tắm nữa, trước khi đi ngủ cháu lại tắm nữa. Mẹ cháu mới thắc mắc hỏi sao hôm nay con tắm nhiều quá vậy"

Cháu ngập ngừng một lát rồi thì thầm với mẹ:

"Tụi bạn nó bảo con là chui ở "chim" bố ra, Jucky...nên con phải tắm."

Muốn cháu không quên tiếng Việt nên vợ chồng tôi cố gắng gần gũi cháu, dạy dỗ cháu, nhưng cũng không phải là chuyện dể dàng, cũng cực khổ trần ai và để lại nhiều giai thoại tức cười.

Năm cháu 8,9 tuổi cháu rất thích nói chuyện trên phone. Mỗi lần phone reo, bao giờ cháu cũng là người nhắc phone đầu tiên. Đến nỗi một lần có tiếng người gõ cửa, cháu từ phòng khách hỏi vọng ra: "Ai ở đầu giây vậy""

Cũng ở tuổi này, một lần cháu bị táo bón, mẹ cháu phải cho uống thuốc. Ngày hôm sau vào buổi trưa, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn đang ăn uống. Trên bàn nào là cua rang muối, chả giò, bún vịt xáo măng, tôm tẩm bột... bốc hơi thơm phưng phức. Bất ngờ cháu từ cầu tiêu chạy ra la lên:

"Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! hôm nay con ỉa ngon lắm ..." (Xin lỗi độc giả).

Vợ chồng tôi tá hỏa Tam Tinh, ngơ ngác nhìn nhau. Cũng may khách khứa toàn là "cánh hẩu", chẳng ai phiền trách gì, trái lại còn làm bữa tiệc thêm vui, vì không ai nhịn được cười. Dẫu sao tôi cũng phải dắt cháu vào phòng và mở ngay lớp tiếng Việt sửa sai cấp tốc:

"Con không được nói vậy, con phải nói là đi cầu dễ, còn "ngon" là chỉ dùng cho ăn uống thôi."

Cháu ngẩn ngơ cãi:

"Sao bố nói dễ (rễ) là cái Root ở dưới cái cây""

Tôi hơi sẵng giọng:

"Khổ quá..."Rễ" đó là khác. Viết cũng khác nữa. Rễ đó là e...rờ, còn "dễ" này là "dê trên"...

Mỗi lần nấu ăn, nếu có những món đặc thù dân tộc như nước mắm, mắm tôm là mẹ cháu thường hay nói đùa:

"Người Việt Nam mà không ăn được những thứ này là đồ mất gốc."

Bất chợt một ngày, có người bạn thân của tôi tới chơi, cháu xà vào bắt chuyện rồi hỏi:

"Bác ơi! bác có biết ăn mắm tôm không""

Ông bạn tôi vô tình làm bộ lè lưỡi, lắc đầu:

"Ối giời ơi! Cái đó bác sợ lắm..."

Cháu liền trợn mắt, đẩy mạnh ông bạn tôi ra rồi mắng:

"Bác là đồ mất gốc!"

Đoạn cháu chạy vụt đi.

Cũng may ông bạn tôi thông cảm, không trách cứ gì mà khi hiểu nguyên do, lại còn khoái trá phá lên cười. Dĩ nhiên tối hôm đó tôi lại phải mở một lớp Tiếng Việt hàm thụ chớp nhoáng để chỉnh đốn về lễ nghĩa đối với người trên của cháu.

Cháu Huyền Trân chỉ thích ăn kẹo bánh, cho nên mỗi lần muốn cháu ăn trái cây là vợ chồng tôi phải dụ dỗ, giáo dục. Như muốn cháu ăn cam táo là mẹ cháu phải giảng giải nhắc nhở:

"Con phải chịu khó ăn đi, những thứ này ở Việt Nam gần chết mới được ăn đấy."

Một lần mẹ cháu đang gọt táo vào đúng lúc cháu sắp chạy đi chơi, biết thế nào mẹ cũng lập lại bài ca muôn thuở ấy, nên thấy mẹ vừa gọt xong, chưa kịp đặt miếng táo xuống bàn. Cháu đã vội chộp lấy bỏ vào miệng ăn ngay. Vừa ăn cháu vừa nói:

"Mẹ! Con ăn đây nhé, ở Việt Nam "chết rồi" mới được ăn."

Cháu làm vợ chồng tôi phì cười. Dù rằng cháu lầm chữ "gần chết" thành "chết rồi" nhưng nghĩ cho cùng, vô tình cháu nói cũng đúng: Ở Việt Nam ma chay nào dù nghèo đến mấy mà chả có mấy trái cam, trái táo để cúng người quá cố, chứ còn sống mấy ai mà được ăn.

Từ năm 10 tuổi là Huyền Trân nói Tiếng Việt khá thông thạo, cũng như ý thức được từng câu nói, không còn lộn xộn, lầm lẫn, chắp vá những câu khó như tư tưởng vĩ đại, nhân hậu, tranh đấu v...v... cháu có tính hay nghe người lớn nói chuyện, rồi tùy hoàn cảnh mà xung diễn áp dụng.

Thí dụ như một lần vợ chồng tôi cùng cháu đi trên xe, bất chợt cháu đăm chiêu nhìn ra ngoài rồi nói:

"Bố mẹ ơi! Bố mẹ ơi! Nhìn kìa... "

Cháu chỉ, thì thấy một bà Mỹ đen to béo, cúi gầm đầu, bước chậm chạp bên hè phố, dáng như tư lự, suy ngẫm... Cháu phán luôn một câu:

"Bà ấy buồn vì chuyện chồng con đấy!"

Vợ chồng tôi nhìn nhau lắc đầu...

Bây giờ thì Huyền Trần đã lớn, trở thành cô sinh viên UCLA. Từ lúc bước chân vào đời cho đến nay, trong tất cả các đơn từ xin học, xin việc, tiểu sử v.v... ở mục khả năng ngôn ngữ bao giờ cháu cũng đề: "Nói Tiếng Việt lưu loát."

Cao Huynh
6/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,854,581
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Giải danh dư 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 - thường được gọi đùa là giải á hậu - với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu”.
Đây là bài viết của người trẻ nhất trong số các tác giả dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sang Mỹ năm 2007, lúc 11 tuổi do ông nội đi HO năm 1992 bảo lãnh, năm nay, Hoàng Ân chỉ mới 17 tuổi, hiện học lớp 11 tại Portland, Oregon.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Viết Về Nước Mỹ năm thứ 13, ông đã góp 5 bài, gần nhất là “Một Ngày Với Tuổi Trăm Năm”. Sau đây là bài viết thứ sáu.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm nails vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California khi 62 tuổi.
Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bút hiệu gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston, Bài mới của ông góp cho năm nay là một chuyện tình yêu hồi hộp.
Tác giả tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30, cư dân Westminster, Orange County, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2010 với bài viết về Lễ Tạ Ơn mang tựa đề “Chỉ với một nụ cười...”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Bài viết về nước Mỹ sau đây gồm hai phần: bản Việt ngữ do Bà Liên Hoa - Nguyễn Thị Huệ, một nhà giáo thuộc lớp tuổi 80, chuyển dịch từ nguyên tác anh ngữ Two Halves của Kevin Huy Phạm, một sinh viên thuộc lớp tuổi 20, đang sửa soạn chương trình PhD tại UC Riverside.
Tác giả lần đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ sau dịp Lễ Mẹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư, với lời ghi “Viết theo lời kể của chị N.T.L”. Mong Tôn Nữ Huyền Trang sẽ tiếp tục viết và bổ tục ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân hưu trí tạ tiểu bang Oklahoma, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài viết mới của bà là tự sự một bà ngoại ở Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến