Hôm nay,  

Cu Đen

08/01/200100:00:00(Xem: 165812)
Bài tham dự số 135-VB 0109

Tên thật Trần Thị Thanh Xuân, tác giả bài “Nghề làm vườn” đăng trên Việt Báo ngày 17-10-2000. Bà Xuân tốt nghiệp Cử Nhân Thương Mại Đại Học Minh Đức 1974, Chuyên viên ngân hàng phát triển kỹ nghệ V.N. Sang Mỹ năm 1984, học kế toán tại Brookhaven College-Dallas. Làm đủ mọi nghề, nghề văn phòng cũng có, nghề lao động chân tay cũng có. Vì khoái nấu ăn nên có lúc đi cày 3 jobs một lần để cố học nghề. Bây giờ bớt làm để săn sóc cho con.



Bài viết này trước hết, xin phép được kính gởi đến ba má tôi, ông Bà Trần Văn Hướng với lòng biết ơn sâu xa của con và cháu. Và đây là chuyện của cháu...

Cháu không phải tên Đen. Tên của cháu là Dân, Võ Trần Dân. Tên Mỹ của cháu là Dan, giống Phó Tổng Thống Mỹ Đan Quayle vậy đó. Không hiểu từ lúc nào mọi người chung quanh đều đổi tên của cháu từ Dan biến thành Đen, còn thêm tiếng “Cu” ở đằng trước để trở thành...Cu Đen.

Từ lúc bắt đầu hiểu biết, Cu Đen rất thắc mắc về cái tên của mình. “Tại sao mọi người kêu con là Đen, con đâu có đen. “Tại sao lại kêu con là “Cu”... Tại sao, tại sao"""

Tôi phải giải thích cho cháu hiểu “Vì người lớn không nói được chữ Dan theo giọng Mỹ nên chử Dan biến thành Đen, vậy thôi.”

Cu Đen là đứa trẻ rất đặc biệt. Đối với tôi, cháu đặc biệt không phải vì cháu là đứa con duy nhất, nhưng vì cháu và đứa trẻ thiếu tháng. Lúc sanh ra, cháu chỉ cân nặng 1 pound 9 ounces (chưa tới 1 kg).

Tôi không mập nhưng khỏe mạnh, không hút thuốc, không uống rượu, ngay cả nước ngọt cũng rất hạn chế, chỉ thích uống sữa đậu nành hay nước lạnh hoặc nước trái cây. Về thức ăn, tôi cũng rất kỹ lưỡng, nhiều khi thèm một miếng cà hay một miếng mắn, tôi cũng nhất quyết không ăn.
Sau khi mang thai Đen đến khoảng tháng thứ sáu, Bác sĩ cho biết bị huyết áp cao. Anh cho thuốc và căn dặn tôi đủ điều, còn bảo tôi phải báo cáo tình trạng huyết áp cho anh mỗi ngày. Một hôm, sau một lần khác nhau. Bác sĩ bảo tôi “Anh thấy bụng em càng lúc càng nhỏ”. Tôi rất lo âu và sau đó một tháng. Bác Sĩ cho biết tôi phải bị mổ.

Ba ngày sau khi mổ xong, cô y tá đưa tôi xuống thăm Cu Đen ở phòng “Săn sóc Đặc biệt” của bệnh viện. Lúc cô y tá cầm cháu lên cho tôi xem, tôi không cầm được nước mắt. Đen ôm yếu, má hóp, mắt sâu, da nhăn nheo, tay chân khẳng khiu chỉ thấy da bọc xương, trông cháu còn nhỏ hơn cả con mèo con. Thấy tôi khóc, cô ý tá an ủi “Đừng khóc, đừng có mặc cảm tội lỗi. Tại vì mày bệnh, đâu có ai muốn bệnh đâu...”

Gần một tuần sau tôi về nhà nhưng Đen vẫn còn trong bệnh viện và cách ngày tôi đều vào thăm cháu. Trông Đen mặt đã có thịt và không cần thở bằng dưỡng khí nữa. Các cô y tá ở khu Săn Sóc Đặc Biệt rất tận tâm. Các cô nâng niu các cháu thiếu tháng, cho Đen mặc áo, mang găng tay và đội nón. Lúc Đen ngủ, sợ chói mắt, các cô cho cháu mang miếng nylon che ánh sáng. Thay vì cho Đen bú bầu, vì sợ mất sức, các cô y tá lấy ống nhỏ giọt nhỏ từng giọt sữa vào miệng của cháu. Phân của cháu, các cô cũng kiểm soát kỹ để xem cháu có bệnh gì không. Ai cũng nói tôi may mắn vì Đen khỏe mạnh, đầu óc phát triển bình thường, chỉ có tội thiếu cân thôi. Chung quanh Đen cũng có cháu sanh ra tuy nhiều ký nhưng phải thở bình dưỡng khí thật lâu.

Tôi thầm cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang mẹ con tôi. Tưởng tượng nếu tôi sanh Đen ở Việt Nam chưa chắc cháu có hy vọng sống sót.

Sau gần hai tháng ở bệnh viện, tuy chỉ cân nặng có 2 pounds rưỡi nhưng vì không có bệnh gì cả nên Bác Sỉ đã cho Đen về nhà.

Ba má tôi ở San Diego đã tình nguyện lên chăm sóc Cu Đen phụ với tôi gần một năm trời. Bà ngoại rất thương cháu, còn ông ngoại thì rất kỹ lưỡng. Ông tự tay súc bình sữa cho cháu mỗi ngày. Ông rửa bình rất lâu, kỹ còn hơn cả tôi nữa. Đồ chơi của Đen, ông cũng giữ gìn sạch sẽ. Ông thường nói: “Đen sanh thiếu tháng, phải giữ gìn cẩn thận vì nếu để cháu đau một cái là mệt lắm”. Mỗi lần đưa cháu đến Bác Sĩ để khám định kỳ, Bác Sĩ thường nói “Cu-Đen lớn mau là nhờ tình thương của ông bà ngoại.”

Cu Đen lớn mau, tuy mọc răng và biết đi có chậm hơn đứa trẻ bình thường. Sức khỏe của cháu cũng tốt. Không có gì trầm trọng, chỉ lúc trở trời thì bị cảm cúm vậy thôi. Nếu không nói ra, không ai biết rằng Đen là đứa trẻ thiếu tháng. Đến lúc Đen đi học là lúc tôi trở lại làm việc bình thường và nhờ chị bạn gần nhà đưa đón cháu đi học dùm tôi.

Cho đến năm Cu Đen học lớp 4, tôi quyết định nghỉ bớt việc, dành thì giờ để chăm sóc cháu nhiều hơn sau khi nghe tin bà bạn người Đại Hàn có người con vì mang súng vào trường học nên bị đuổi. Bạn thấy không. Cái gì cũng có cái giá của nó, sự lựa chọn là tùy bạn mà thôi. Bạn có thể đầu tắt mặt tối để làm nhiều tiền để rồi không có thì giờ chăm sóc con cái, hay bạn muốn dành nhiều thì giờ để dạy dỗ con cái và làm được ít tiền hơn. Đầu tư vào tương lai của con là sự lựa chọn thích hợp nhất mà tôi đã có. Tôi cũng không màng ăn diện, mua sắm cho bản thân. Đối với tôi, một cái áo mua ở Nordtrom hay ở Kmart cũng không làm tăng hay làm giảm giá trị của mình.

Dạy một đứa trẻ ở một môi trường phức tạp như ở Mỹ là một điều rất khó, nhất là đứa trẻ đó lại là con một. Tôi phải vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng với Đen. Được một điều là Đen rất gần với mẹ, hai mẹ con thường trò chuyện tâm sự với nhau (Đen nói tiếng Việt rất giỏi, giọng Huế y hệt như tôi vậy đó).

Từ 3 năm nay, tôi đã tình nguyện vào lớp của Đen để dạy cháu và các bạn cùng lớp về “Picture Person” tức là dạy về hội họa, mỹ thuật, hướng dẫn các em nặn tượng hay vẽ hình hoặc ráp hình. Đó cũng là một sự đóng góp nhỏ của tôi để đền bù phần nào sự giúp đỡ mà tôi đã nhận được từ đất nước này.

Nước Mỹ với phương tiện y khoa tối tân, với lòng nhẫn nại nhân từ của các Bác sĩ, y tá, biết bao đứa trẻ sanh ra thiếu tháng đã được lớn lên như một người bình thường để trở thành người hữu dụng cho xã hội. Tôi thấy mình thật may mắn được sống ở đất nước tự do này.

Suzie Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,775,323
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến