Hôm nay,  

Chuyện 25 Năm Qua

11/03/200100:00:00(Xem: 191077)
Bài tham dự số: 02-186-VB0312


Like many Immigrants To America
I long For What I Left Behind
Now, Family, I’m Planting My Own

Roots

Tháng 10 năm 1975 tôi đã định cư trên đất Mỹ, dưới mái gia đình của ông bà Cromwell được hơn ba tháng.
Nếu tính từ cái hôm khói lửa mịt mùng tại Vũng Tàu (30-4-75) thì tôi đã xa lìa quê hương tổ quốc gần 6 tháng trọn không có tin tức gì về gia đình cả, chắc chắn rằng gia đình tôi cũng mong đợi chờ tin" Cách xa nghìn dặm đất nước đã thay đổi chủ, còn thân tôi lưu lạc xứ người thôi thì chờ đợi thời gian sẽ là niềm hy vọng.
Đêm đêm tôi thường trằn trọc nhớ về quê hương đất mẹ, miền Tây ruộâng vườn đất rộng phì nhiêu cò bay thẳng cánh, Cần Thơ có những dòng sông hiền hòa nước ngọt quanh năm.
Nơi tôi sinh ra và lớn lên ở đó trong căn nhà nằm cạnh bờ sông Cái Khế, căn nhà nền đát vách lá nóc lợp bằng tole không đủ tiện nghi như ở đây, không vòi nước tự động, không bếp gaz, không điện thoại, nhưng sao mà ấm cúng, thân thương.
Tôi còn nhớ như in đồ đạt trong nhà. Cái tủ thờ Ông, Bà nằm giữa căn nhà trước tấm vách chia đôi phòng khách và nhà sau. Tấm vách này ngày xưa Mẹ thường dán lên những tấm (poster) hình truyện Tấm Cám, Quan âm thị kính, vài hình ảnh ca sĩ tân cổ nổi danh (Thành Được, Út Bạch Lan, Duy Khánh, Thanh Tuyền) cứ năm mới sắp đến là những bức hình mới những cốt truyện mới lại được mẹ thay thế những tấm hình củ. Ngay trước bàn thờ là bộ bàn ăn với 4 cái ghế đẩu cũng là nơi tiếp khách, đây cũng là nơi chị em tôi thường làm bài tập mỗi đêm. Ngay bên phải nhìn từ cửa vào là bộ ván gõ lâu đời dầy hơn nữa bàn tay đen mun bóng loáng (tôi và em trai ngủ ở đó) bên trái là chiếc võng mà thuở nhỏ tôi và thằng em (nện) nhau tranh giành, vỏn vẹn hai cái giường bằng gỗ, một cái đặt trong buồng cho Ba Mẹ tôi, cái thứ hai đặt đằng sau tấm vách ngay chỗ tủ thờ kế bên lối đi xuống nhà bếp giường lót chiếu dệt bằng cọng lát khô. Tôi thường chọc bà mỗi tối trước khi đi ngủ (mở một góc mùng) máu sư tử hà đông của bà nổi lên bà rượt tôi chạy khắp nhà, đi xuống nhà bếp một chiếc tủ chén bị bể kiếng đã lâu lắm rồi. Chiếc bàn tròn (còn gọi bàn cóc) cao khoảng 5 tất, nơi mà mẹ con tôi dùng cơm mỗi ngày. Hai cái lò nấu bằng dầu lửa (lúc đó là văn minh lắm rồi) cuối nhà bếp ở ngoài sân nơi hai cái lu đựng nước sông để tắm rửa, giặt giũ, vvv... là anh lớn nên tôi làm bổn phận gánh nước từ bờ sông Cái-Khế về cho Mẹ (khoảng 500m) có hôm ham chơi tôi quên nhiệm vụ thế là 5 cây trọn gói vậy mà vẫn không chừa. Bên hông nhà có 7 cái lu chứa nước mưa để uống, tôi thường vớt lăng quăng để nuôi cá lia thia.
Đó là căn nhà nghèo ấm cúng của bốn mẹ con tôi che mưa, tránh nắng, 3 chị em tôi đều sinh ra và lớn lên ở đó, Ba tôi ở tuyến đầu nhiều hơn ở nhà vì là một quân nhân, rồi tới phiên tôi và em tôi, chúng tôi thường vắng nhà như ba.
Đất nước chiến tranh kéo dài đời cha đi lính chưa dứt nối tiếp đời con vẫn chưa bình yên. Sau này căn nhà chỉ còn lại một mình Mẹ quạnh hiu đơn chiếc vì chị cũng đi theo chồng (1977 sau 2 năm tôi liên lạc được mới biết là ba nằm xuống vì tổ quốc, còn tôi bặt tin nên em trai đưa Bà về quê sinh sống sau cái ngày Cộng Sản chiếm miền Nam) chồng chị tôi cũng nằm xuống như ba nên chị trở về với đứa con giữ gìn căn nhà yêu quý đó.
Lẻ loi như chim lạc đàn, tuy mái gia đình của ông bà Cromwell đầy tình thương ấm cúng nhưng cũng không đủ cho tôi an phận lo cho tương lai. Vì tính nhà lính máu giang hồ còn ở trong tôi cộng thêm bạn bè đồng đội cùng binh chủng kêu gọi mời rủ từ thành phố Houston (Texas) nên tôi đã xách gói ra đi, ra đi không một lời từ giã (run away). Không phải tôi vô tình xem thường nghĩa nặng ơn cao như núi của ông bà đã cho tôi, vì ngôn ngữ bất đồng phải biết diễn tả sau đây để ông bà hiểu được sự cô đơn, tâm trạng chưa ổn định. Xin tha thứ cho tôi, ông bà Cromwell kính mến!
...
Gặp lại những bạn chiến hữu đã một thời cận kề chiến đấu tình đồng đội như mới hôm nào, tôi như sống lại cái thời ngủ võng, ăn cơm xấy, hơn 8 năm khắp 4 vùng chiến thuật.
Chúng tôi 7 thằng độc thân sống chung một apt 2 phòng ngủ, cơm nước thay phiên nấu nướng, sau 3 ngày tôi được việc làm cùng chung tụi lính củ cho công ty xuất nhập sắt người chủ là vị cố vấn sư đoàn ngày xưa. Chúng tôi cày 6 ngày một tuần, có khi cày luôn 7 ngày, vậy mà chẳng có tiền dư trong túi (tiền lính tính liền) giống như thuở nào rãnh rỗi lại vào bar, sang động (em tóc vàng, mắt xanh, mũi cao) lạ lắm thay, tội gì không trả thù dân tộc" (lỗi tại tôi...)
Sau 2 tháng sinh sống ở đây mối tình câm nảy nở. Mariana, tên người đàn bà đó chừng 25 tới 30 tuổi (cho tới bây giờ tôi không rõ là em bao nhiêu tuổi) vượt biên sang đây từ Mễ Tây Cơ, tìm kế sinh sống đã hơn 5 tháng rồi, ở chung với gia đình ông chú.


Tình cờ gặp nàng trong siêu thị đôi mắt tròn đen long lanh như hạt nhãn, đôi môi đỏ cong vút nở nụ cười nhìn tôi như mời mọc, lòng tôi xao xuyến. Tiếng sét ái tình nhập vào cơ thể, tôi bỏ lửng chuyện chợ búa qua một bên nối gót theo em mở lời tấn công: “Hi! How are you"” Em nhìn tôi miệng cười tươi nhưng không trả lời. Tôi nghĩ có lẽ mình nói tiếng Anh dởõ như nên em không hiểu cho nên tôi uốn lưỡi từ từ lập lại: “Hi, how are you"” Em chỉ cười mà thôi, tôi cố gắng tiếp tục và tiếp tục, cuối cùng rồi em cũng mở lời, xổ ra một tràng tiếng Mễ (Spanish). Thì ra em không hiểu tiếng Anh. Tôi cũng chẳng hơn em nhiều cho lắm. Không sao, bí quyết của chàng đến lúc phải dùng, ngôn ngữ quốc tế. Thế là chúng tôi quen nhau và rồi yêu nhau, cận kề hơn 3 tháng chúng tôi chưa bao giờ cãi vã nhau, có lẽ vì cũng không biết cãi nhau cách nào bằng... ngôn ngữ quốc tế.
Thời tiết Texas nóng thì nóng cháy da, lạnh thì lạnh thấu tận trong xương, hơn nữa vài sự bất bình trong cuộc sống cho nên tôi quyết định trở lại California. Lại ra đi không một lời từ giã cùng Mariana. Đi gần như trốn tránh, mong nàng hiểu xứ lạ quê người làm sao tôi cưu mang em được trong lúc thân tôi chẳng biết sống ra sao" Xin em tha thứ cho tôi, nợ tình hẹn kiếp sau sẽ trả.
Đây là lần đầu tiên tôi phải lái xuyên bang và tệ hơn nữa với chiếc xe sắp vào nghĩa địa, không máy lạnh, không radio, không bánh xơ cua.
Mua vài lon nhớt, rủi may phó mặc cho số phận và lạy trời ban phước lành, căn cứ theo bản đồ, tôi cứ xa lộ 10 W trực thẳng tới California. Khoảng 1200 miles, cho 2 ngày 1 đêm, tôi tính thầm. Chỉ có 120 tỳ là gia tài trọn gói, tôi phải tiết kiệm rủi xe hư có tiền sửa chữa, hy vọng sẽ bình yên ở hiền gặp lành"
Từ Houston không hơn một giờ tôi đã ra khỏi thành phố San Antonio. Từ đây, bắt đầu cho đoạn đường dài xa thăm thẳm không nhà cửa, phố chợ. Mùa hè vùng đất Texas thời tiết nóng chết người, cây cối hai bên xa lộ cháy vàng tro trụi, trên xa lộ thì vắng vẻ thỉnh thoảng 15 , 20 phút mới có một chiếc xe qua mặt. Không xe trước không xe sau, tưởng chừng như chỉ có một mình tôi là đi xuyên bang mà thôi.
Mặt trời bắt đầu khuất bóng ở hướng Tây. Cơn mệt bắt đầu thấm dần trong cơ thể. Ước chi có cái Radio cũng đở buồn. Hết tự ca tân cổ rồi sang ca vọng cổ, chung quanh đen như mực, trong đầu tôi lóe lên những chuyện không may. Nếu bị ăn cướp, nếu xe bị hư, nếu xe bị nổ bánh. Tôi sẽ làm sao"
Nghĩ ngơi mông lung tôi không chú ý đến cái bảng chỉ đường 10W nữa, giựt mình kiểm soát lại đoạn đường dài 20 miles, 30 chục miles, 50 miles, rồi xa hơn nữa. Cái bảng 10 W đâu mất rồi. Thôi chết rồi, đi lạc.
Đầu óc căng thẳng lo sợ vì chung quanh trời tối đen như đêm 30, mà chỉ có một mình tôi đơn độc lâu lắm rồi không có chiếc xe nào qua mặt cả. Bình xăng chỉ còn 1/4 bình, đi tiếp tục thì sợ mình lạc xa hơn nữa, trở ngược lại thì sợ không đủ xăng. Cho xe ngừng lại nhìn đồng hồ 3:12 sáng, thôi đành phải ngủ lại ngay chỗ này chờ sáng mai rồi sẽ tính sau.
Ngã lưng xuống thiếp đi lúc nào cũng không biết, nghe tiếng gõ cửa xe tôi mở mắt ra ông Mỹ già râu quay nón đang đứng tần ngần ngay trước mặt: “Howdy- Good morning.” Câu này tôi hiểu và trả lời được, rồi sau đó anh nói anh hiểu tôi nói tôi hiểu, gặp anh như gặp thiên thần cho nên tôi đã mang tất cả vốn liếng nói được chữ Mỹ nào là mang ra xử dụng để cầu cứu, nguyên văn như sau:
“I Sleep here, me to California, I forget to California” Thế là anh Mỹ già thông minh cũng hiểu tôi muốn gì. Anh ra dấu tôi chạy theo đến xa lộ 10 W, tôi đã lạc hơn 100 miles thay vì chạy thẳng tôi lại quẹo phải trong đêm tối và vô tình. Anh ta là tài xế chở hàng xe18 bánh. Chính anh đã là vị thiên thần cứu tôi. Cám ơn anh, tôi sẽ nhớ mãi trong đời.
Thế rồi tôi cũng đặt chân tại vùng đất California, sau khi cẩn thận hơn nữa và không quên để ý cái bảng 10 W dễ thương.
Không họ hàng thân quyến tôi chẳng biết phải đi đâu, chỉ có ông bà Cromwell, tôi đành quay lại tạ tội và cầu xin giúp đở. Ông bà lòng tốt quảng đại, không một lời trách tôi và còn mở rộng vòng tay “welcome home son” rồi sau đó ông giúp tôi xin vào làm việc cho bộ giáo dục.
Từ một anh thợ sửa chữa (handy man) sau bao nhiêu năm học hỏi, siêng năng, khắc phục mọi trở ngại, tôi đã thành công trong công việc mà chính những người bạn cùng nghề là dân bản xứ cũng chấp nhận.
Sau 25 năm lưu lạc xứ người tôi đã trở thành công dân hiệp chủng quốc. Con cái tôi đãsinh ra và trưởng thành ở đây. Tôi đã tự đào đất trồng cây, bây giờ rễ cây đó đã bám sâu vào lòng đất tự do.
Khi vừa viết xong bài này, tôi nhận được tin Mẹ tôi, 73 tuổi, đã qua đời ở Việt Nam. Lạy Mẹ.

Pomona 12/25/2000
Nguyễn Thế Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,009,840
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến