Hôm nay,  

Tình Người: Khi Bị Cảnh Sát Hỏi....

03/04/200100:00:00(Xem: 177088)
Bài tham dự số: 02-206-vb0404

Tác giả 77 tuổi ta. Cựu sĩ quan Quân Lực VNCH. Sau tháng Tư 1975, đã trải qua gần 13 năm tù trong các trại tập trung của Cộng Sản. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1991, hiện ở San Jose. Ông đã góp hai bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt: một bài về kinh nghiệm sau cuộc giải phẫu tim, một bài về tình bạn chiến hữu Việt Mỹ với một cựu đại tá Hoa Kỳ. “Tình Người” là bài viết mới của ông. Phần tựa phụ “Khi bị Cảnh Sát hỏi...” do Việt Báo thêm.

*

Hễ cứ mỗi lần nghe tiếng còi hụ xối xả của xe cảnh sát trên mọi nẻo đường của thành phố (hoặc trên màn ảnh của TV) thì mọi người lái xe đồng loạt dạt qua phải và nghiêm chỉnh ngừng máy rồi đậu xe bên phải, tránh đường cho xe cảnh sát chạy.

Ngoài ra, lại cũng thấy cảnh các nghi can, hoặc người đã tự xét mình thấy phạm lỗi:
- Ngừng xe, đậu bên lề phải
- Hai tay để ngay ngắn trên tay lái
- Nghiêm chỉnh ngồi chờ lệnh của cảnh sát
Rồi
- Hoặc nghiêm chỉnh xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của cảnh sát
- Hoặc nằm ngay trên ca-pô (mui) xe, hoặc nằm dài trên mặt đất, trên mặt cỏ, hoặc lề đường, hai tay quặt phía sau lưng.
- Cảnh sát hoặc lục soát, hoặc còng tay.
. . .

Hôm ấy là sáng thứ Bảy ngày mùng 4 Tết Tân Tỵ (26/1/2001) và là đã gần 11:15g sáng.
Con dâu của Tôn sau khi trả lời điện thoại xong, thì báo:
- Thưa ba má, lát 12:00g trưa, ông bà ngoại Richard sẽ tới mừng Tết ba má. Và cùng lúc ấy nàng Tôn Nữ nói:
- Anh lái cho em đem cái này qua bên dì Thảo để phụ dì ấy lát nữa đãi bà con trong buổi tiệc đầu năm.
Thì ra, sáng nay Cát Vàng đã làm xong 2 đĩa bàn lớn “cơm ngũ sắc” một món đặc táo của Hoàng Tộc Đất Thần Kinh để biếu người bạn học từ thập niên 50.
Hôm ấy Tết lần thứ 10 tại hải ngoại, Cát Vàng rất tha thướt trong bộ âu phục màu xám với mùi nước hoa Chanel N 5 vương giả quyến rủ, và có ai nghĩ rằng Cát Vàng đã bước vào tuổi 66 rồi, vẫn duyên dáng và dịu hiền, còn Tôn, chỉnh tề trong bộ com-le mầu xám hồng nhạt với chiếc nơ bướm to bản màu rượu chát, với cặp kính râm, và cái ria đã 50 năm nay, phản phất mùi bain de Champagne Caron sang trọng và đa tình, trông vẫn còn phong nhã lắm.
Đến nhà người bạn thân ấy, ở gốc Grossmont và Marengo chỉ kịp tươi cười với nhau chút xíu mặc dù dượng Tao (chồng bạn) có mời: “Anh chị ở chơi đã”, sau khi trao 2 đĩa bàn xuống, Cát Vàng vẫn xin phép “cho tụi tôi về, chuẩn bị đón ông bà xui đến 12:00g trưa nay”.
Trên hướng về nhà, Tôn lái xe chạy trên đường Piedmont, quẹo trái ra Sierra Road, ngưng tại ngã tư Sirra-Morill, rồi khi tới chỗ Stop ở ngã tư Sierra- Lodestone thì, vì ham nói chuyện với Cát Vàng...Tôn đã không ngừng lại và quẹo trái ngay, chạy về nhà ở cách đó 100 thước. Vừa ngừng xe, đậu bên phải trước nhà, Tôn liếc vào kính chiếu hậu thì phát giác có xe tuần cảnh đã đậu ngay sau xe Tôn, và lúc ấy mới than:
- Chết cha rồi, quên Stop-sign
Từ trên xe tuần cảnh, bước xuống là một CSV Mỹ trắng, cao ráo, đẹp trai, khoảng dưới 30. CSV này đưa tay chào, và phản ứng tự nhiên của một cựu chiến binh đã 30 năm trong quân ngũ, là đôi gót giày đã tự động rốp vào nhau, Tôn chào trả và đưa tay bắt người CSV này, miệng cười tươi. Người này, hơi khựng một chút (có lẽ chưa gặp trường hợp là đối tượng vui vẻ đưa tay bắt tay mình) nhưng rồi cũng vui vẻ bắt tay Tôn rồi hỏi:
- Bác có biết vì sao mà tôi theo xe bác không"
- Yes, và lỗi tại tôi, hoàn toàn tại tôi: hồi nãy tôi đã “không ngưng ở stop sign.”
- Bác cho xem bằng lái
- Có ngay ạ (và Tôn xuất trình bằng lái, có hiệu lực đến 2004).
- Bác ở đây à" (người cảnh sát viên vừa nhìn bằng lái, vừa liếc số nhà ghi trên garage xe, và số nhà ghi trên lề phải của vệ đường).
- Đúng ạ, số 1265 Lodestone (tất cả đều phù hợp với nhau)
- Bác là chủ nhà này"
- Không, đây là nhà của con trai tôi, kỹ sư hãng SUN.
- Bác ở đây đã lâu chưa"
- Trước kia, tôi ở bên Santa Clara, nhà thuê tại 2058 Hoover Dr, lúc đó vợ chồng con trai tôi cũng ở đấy, qua 1996 con trai tôi xin đi mua nhà ở North Valley này, để đỡ thuế và gần hướng đi làm của vợ chồng con tôi luôn, mà con dâu tôi là Technician ở hãng Target. Đến tháng 6/98 nhà tôi thuê ở Santa Clara bị chủ nhà lấy lại để sửa rồi bán, vợ chồng con tôi mới mời tụi tôi về đây, hôm 20 tháng 6 năm 1998.
- Bác có còn đi làm không" và làm việc ở đâu"


- Tôi đã nghỉ hưu, tôi là cựu chiến binh VN trong chiến tranh VN.
- Bác thuộc về Nam hay Bắc việt"
- Tôi thuộc QLVNCH, tức là Nam VN. Sau khi Saigon thất thủ, tôi đã trải qua gần 13 năm tù trong các trại tập trung lao động, khổ sai của Cộng Sản và gia đình tôi đến Mỹ ngày 5/11/1991.
- Thưa bác Tôn, trước bác là cấp tướng"
- Dạ, không. Chỉ là Đại Tá lục quân, hiện dịch, 30 năm trong quân đội.
- Bạn bè Mỹ của bác có ai thân thiết không"
- Tôi có một cố vấn Mỹ, tên là cựu đại tá Robert Wayne Hassinger, 81 tuổi ở số 1217 N 9th St, Port Angeles, tiểu bang Washington, ông ta làm cố vấn cho tôi từ 1962 khi còn là Thiếu tá, cùng cấp bậc với nhau. Năm 1975, ông là TMT/BTL/MAC- Thailand. Hôm 23/10/2000, ổng đã mất rồi, do tuổi già.
- Tôi xin thành thật chia buồn với bác.
Nghỉ một chút cảnh sát viên này tiếp tục:
- Thưa bác, vị phu nhân (lady) trẻ đẹp này là bác gái"
- Thưa phải, và nhà tôi năm nay đã 66 tuổi rồi ạ!
- Thế à, trông bác gái còn trẻ lắm và duyên dáng hết sức. Vậy bác gái có nói được tiếng Mỹ như bác không"
- Chỉ vài chữ thông dụng thôi, như hello, good morning, thankyou, goodbye, vv, nhà tôi biết tiếng Pháp.
- Nhà bác đẹp quá, chăm sóc thật kỹ đấy, các cụm hoa hồng xinh lắm!
- Đó là công chăm sóc của con trai tôi và nhà tôi rất ưa hoa hồng. Tôi chỉ phụ giúp chút ít thôi mà chủ yếu là quét sạch sân trước và lề đường, một hình thức sinh hoạt thể dục của tôi. Sân cỏ cũng do công con tôi cắt cỏ hằng tuần, vì chiều chiều các cháu nội của tôi ra chơi ở sân cỏ này.
- Cháu nội bác học trường nào"
- Hai cháu nội tôi còn nhỏ, học ở trường Cherrywood ở đường Cabrillo, nối dài đường Lodestone này: Đó là Richard sắp 9 tuổi và Rex sắp 7 tuổi
- Xin bác cho xem giấy bảo hiểm và lưu hành xe.
- Có ngay.
Tôn mở hộc xe, và ...đớ người, vì lần đầu tiên Tôn quên sổ xe, trong ấy có thẻ lưu hành của DMV (hiệu lực đến tháng 11 năm 2001) và thẻ bảo hiểm của hãng Progressive. Tôn nói ngay với người cảnh sát viên:
- Sorry, sorry, tôi xin lỗi ông. Cho phép tôi vào nhà lấy.
- Thôi, không cần nữa. A, nảy giờ bác đứng nói chuyện với tôi lâu, hàng xóm ra nhìn có hơi nhiều đấy! Và, như thế có làm phiền bác không"
- Oh, never mind. Hằng ngày tôi vẫn ra quét sân và lề đường nhà này mà. Hơn nữa tôi phạm lỗi mà.
Lúc ấy, xe của ông bà Sui đã từ từ đậu sau xe tuần cảnh.
- Thưa bác Tôn, bác có biết vì sao tôi không phạt bác không"
- """""
(Tôn đang ấm úng chưa kịp trả lời)
- Beacause, you’re honest (tại vì bác rất thành thật) người khác mỗi lần bị cảnh sát chặn hỏi, là cứ hay nói quanh co, viện ra nhiều lý do “bởi này, tại kia” vv...
- Great, thank you, Officer.
Lại hai gót giày chạm nhau cái rốp, rồi Tôn và người CSV cùng nhau chào tay, bắt tay nhau, cùng cười với nhau, rồi người CSV lên xe, lái đi tiếp tục công vụ.
Tôn và Cát Vàng đưa hai ông bà Sui vào nhà.
. . .
Điểm đáng nói của mẩu chuyện ngắn này, một khi cảnh sát đã chặn một người nào lại, thì lần nào cũng vậy 10 lần như một “nghi can” bị “dính liền” vì trong cuộc đời mình, có giây phút nào đó, mà do vô tình hay lơ đễnh, mình phạm luật giao thông, mà cứ y như rằng, không biết cảnh sát ẩn núp ở đâu và đã xuất hiện đúng lúc, rồi “huýt” một cái là “dính” liền, sụp ổ phục kích!
Lần này, thì không có tiếng còi xe hụ theo, mà chỉ có xe lừng lững theo sát sau.
Ngoài ra, Cảnh sát đâu có thì giờ rảnh rỗi như vậy, để mà nói chuyện tầm phào.
Thật là quá chủ quan!
Đây quả thật là một trường hợp hy hữu, nói chuyện hơi lâu, thoải mái và rất friendly thật lạ lùng (và may mắn) chứ không chút hạch sách nào.
Và, bài học rút ra (lesson learned) là:
- Luôn luôn đem theo giấy tờ đầy đủ và có hiệu lực: Bằng lái, thẻ An Sinh Xã Hội, giấy bảo hiểm, thẻ lưu hành của DMV.
- Phải luôn luôn tôn trọng pháp luật, mà đây là luật lệ giao thông.
- Bình tĩnh (đừng e ngại và lo sợ quá, hóa ra “cà lăm”) trình bày mạch lạc, rõ ràng và ngay thẳng.
- Ăn mặc chỉnh tề (chứ không quá cẩu thả với chiếc áo thun, quần xà lỏn và kéo lê đôi dép) khiến cho đối tượng tự động phải lịch sự và nể nang khi tiếp xúc với mình.

Trên đây chỉ là một câu chuyện tầm thường trong cuộc sống, nhưng là một khía cạnh khác của TÌNH NGƯỜI trên đất Mỹ tạm dung.

San Jose, tháng 3 năm 2001
Tôn Thất Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,150,613
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến