Hôm nay,  

Lỡ Thầy, Lỡ Thợ, Lỡ Cu Li…

11/04/200100:00:00(Xem: 155719)
Bài tham dự số: 02-213-vb0412


Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ cu li…

Đọc bài "Hai lá thư từ Mỹ Quốc" của ông Dương Ngọc Sum, hắn rất thích hai câu thơ trên. Thứ nhất là do hắn đã từng nhại Tú Xương. Thứ hai là hắn đã từng rơi vào cảnh "lỡ" sáu năm về trước khi gia đình hắn mới đến định cư ở đất nước của chú Sam.

Năm 18 tuổi, hắn tốt nghiệp trung học, rồi "cũng lều, cũng chõng, cũng đi thi." Nhưng với sức học của một học sinh tỉnh lẻ cộng lý lịch "con sĩ quan ngụy," hắn đành nhại Tú Xương để nói lên số phận mình:

Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!

Phen nầy tớ hỏng, tớ đi ngay,
"Binh bét" từ nay, nhớ lấy ngày...

Nhưng nhờ sự "ưu việt" của chế độ xã hội chủ nghĩa nên mẹ hắn đã lo lót được để hắn khỏi phải trở thành "binh bét," khỏi phải cầm súng phục vụ cho chế độ đã đạp đổ gia đình hắn.

Thêm một lần "lều chõng" thì hắn lọt được vào trường Đại học Bách khoa Sài Gòn. Cũng nhờ Tú Xương, hắn tặng bạn gái:

Ông trông lên bảng thấy tên ông,
Ông nốc rượu vào, ông nói ngông.
Nhà ấy có cô con gái đẹp,
Lăm le xui bố cưới làm chồng!

Vào Đại học, hắn làm thợ… đủ thứ để bù thêm vào khoảng chu cấp hàng tháng của gia đình dành cho hắn. Sau 5 năm đèn sách, hắn ra trường với tấm bằng Kỹ sư. Theo dòng chảy của cuộc đời, hắn cũng có được một việc làm. Thế là từ thợ hắn lên thầy mặc dù hắn chưa từng có một học trò.

Thực ra lúc là sinh viên, hắn cũng đã lăm le nghề gõ đầu trẻ để kiếm thêm thu nhập. Tiếc thay khi tiếp xúc với đứa học trò đầu tiên, hắn đã cao chạy xa bay. Hắn giải thích với bạn bè: "Họ không có tôn sư, trọng đạo cho lắm." Hắn vẫn thường quan niệm: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư." Cho nên mặc dù dạy kèm kiếm sống, hắn cũng muốn được tôn trọng, như hắn tôn trọng thầy cô giáo hắn.

Còn culi thì hắn đã phải làm từ khi còn nhỏ. Sau ngày 30/4/1975, cha hắn vào lao tù Cộng sản. Mẹ hắn phải bồng bế gia đình hắn về ăn nhờ, ở đậu nhà ngoại. Anh em hắn lớn lên dưới sự thống trị của hai bà dì, chị em của mẹ hắn. Một bà thì lỡ thời, còn một bà chồng chết. Là đứa con lớn nhất trong gia đình, hắn biết làm culi từ đó.

Mặc dù đã kinh qua "vừa thầy, vừa thợ, vừa culi," hắn vẫn không bằng lòng với chính mình. Bỏ lại luỹ tre làng cùng cô gái đẹp nhà ấy, "bỏ thầy, bỏ thợ, bỏ culi," hắn cùng gia đình sang định cư ở xứ cờ hoa. Với tấm bằng kỹ sư và ba năm kinh nghiệm, hắn hí hửng với chú Sam: "Không thầy thì thợ." Nào ngờ… Hắn lại nhớ cụ Tú:

Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê!

Thế là hắn đi làm thuê. Từ một kỹ sư làm việc trong phòng có máy lạnh, có người pha trà, dọn dẹp, hắn lại mơ ước làm người dọn dẹp, pha trà nhưng không được. Hắn làm công việc rất nặng nhọc cho một hãng sản xuất cửa sổ (không phải cửa sổ dỏm của Bill Gates mà là cửa sổ thật để làm nhà.) Hắn đi từ cú shock việc làm đến cú shock văn hóa, ngôn ngữ… Hắn rất hoang mang, tuyệt vọng, nhiều lúc hắn:

Khi cười, khi khóc, khi than thở,
Muốn bỏ văn chương, học võ biền!

Sau những cú shocks ban đầu, hắn cũng cố gượng dậy để… chờ thời. Hắn hỏi thăm những người qua trước trong khu hắn ở về libraries, về colleges… Chắc đây là điều rất lạ trong một xóm lao động như xóm hắn ở nên đáp lại sự hăm hở của hắn là thái độ thù ghét. Hắn nghe sau lưng: "Mới qua Mỹ không lo đi làm, bày đặt…"

Sau nầy nghĩ lại, hắn tỏ ra thông cảm hơn với hàng xóm của hắn. Trong xóm có người làm một lúc đến ba jobs mà hắn gặp ai cũng hỏi thăm đường đến college. Không những hắn muốn tìm đường đến college cho chính mình mà hắn còn vận động người khác đi học. Thế là thiên hạ cho hắn biết thế nào là "ma cũ ma mới." Hắn cứ nghĩ "ma cũ ma mới" chỉ xãy ra trong tù. Nhưng mà khu hắn ở cũng không khác nhà tù lắm.

Số là gia đình hắn đi diện "đầu trọc." Không phải là cạo đầu trước khi đi, mà là không có người sponsor ở Mỹ. Có một hội "thiện nguyện" đứng ra sponsor gia đình hắn và những gia đình "đầu trọc" khác. Những gia đình này được họ đưa vào những khu apartments mà họ thuê được với giá rẻ nhất. Riêng gia đình hắn được xếp ở chung với một gia đình khác trong một apartment với hai bedrooms. Hắn cứ nghĩ người ta bỏ công, bỏ tiền ra giúp mình như vậy là quí lắm rồi!

Sau nầy khi một tờ báo địa phương nơi hắn ở phanh phui ra vụ hội "thiện nguyện" hắn mới biết là họ lãnh tiền của chú Sam để lo cho những người tị nạn mới đến như gia đình hắn. Thế là vì vài trăm dollars mà người ta đã tạo thêm cho hắn một cú shock nữa, ngoài cú shock "nửa thầy, nữa thợ…"

Thái độ thù ghét mà hàng xóm dành cho hắn là còn do cái đầu cứng của hắn. Thiên hạ đến nhà hắn mỗi weekend để giảng đạo, để thuyết phục gia đình hắn đi nhà thờ của họ. Họ tự xưng là con cháu của Chúa, từ đạo Mặc Môn đến đạo Tin Lành. Không những hắn không "giác ngộ đạo lý," mà hắn còn dùng "First Amendment" (Freedom of Religion) để đối lại họ.

Hắn bị chụp mũ là Cộng Sản vì hắn đã từng ngồi 17 năm trên nghế nhà trường Cộng Sản. Không phải là Cộng Sản nhưng hắn là người không tôn giáo (cha mẹ hắn đạo Cao Đài.) Hắn chủ trương thờ cúng, thừa hưởng những gì mà 4000 năm lịch sử của đất nước để lại.

Là người không tôn giáo nhưng hắn đau nỗi đau của Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ; hắn cảm nhận được nỗi mất mát của Phật tử khắp thế giới khi nghe tin phe Taliban ra lệnh đập phá toàn bộ tượng Phật ở Afghanistan.

Sau một năm đi làm thuê và bị biệt lập bởi hàng xóm, hắn tự hỏi:

Trải bấy nhiêu lâu vẫn thế ư"
Rằng khôn" Rằng dại"
Lại rằng ngu"

Hắn tự hứa ít ra cũng phải trả lại cho Ceasar những gì của Ceasar. Thế là hắn lại "lều chõng" đi thi TOEFL. Ngày được nhận vào college, hắn mừng chứ không vui, không "nốc rượu vào." Bởi vì hắn biết vào college là hắn lại phải đi tiếp "Con đường đau khổ, tập 2." Vả lại cô gái đẹp nhà ấy giờ đã "tay bế tay bồng." Thế thì "nốc rượu vào" chỉ "phí rượu" mà thôi!

Cuối cùng thì hắn cũng qua được "Con đường đau khổ, tập 2" để trở lại làm thầy (white collar worker.)

Giờ nầy ở tuổi gần bằng tuổi cụ Tú lúc qui tiên (Tú Xương mất lúc ông 37 tuổi,) hắn đang đi tìm một trong ba cái lăng nhăng mà cụ Tú truyền lại:

Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!

Atlanta, April Fool 2001
Hoài Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,283,240
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Nhạc sĩ Cung Tiến