Hôm nay,  

Mẹ Là Cái Vai, Là Chỗ Dựa Êm Ái

06/05/200100:00:00(Xem: 183676)
Bài tham dự số: 02-237-vb0507

Bà Xuân Nguyễn, cư trú tại Loan Beach, Nam California đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Mùa Lễ Tạ Ơn, bà có bài về “Cám Ơn, không phải dễ.” Sau đây là bài viết mới của bà dành cho mùa lễ Me.ï



Boston, tháng 5 năm 2001

Mẹ kính yêu của con,

Thưa Mẹ, mới đây mà con đã xa Mẹ hơn một năm rồi. Hàng tuần con đều gọi điện thoại để thăm hỏi Mẹ nhưng hôm nay con muốn dành cho Mẹ một "bất ngờ" là gửi thư thăm Mẹ và con kính tặng Mẹ một món quà nhân ngày lễ Mother's Day. Con ước mong Mẹ sẽ vui khi đọc thư và vừa ý với món quà mọn này.
Mẹ cũng đã hiểu tính con trầm lặng, ít nói nên thư là một phương tiện giúp cho con dễ diễn đạt tâm tư tình cảm hơn mặc dầu con không học tiếng Việt nhiều. Đó là ngôn ngữ mà Mẹ đã ru con bằng những điệu ru ca dao đầu đời.
Mẹ kính yêu, ngồi trên bàn viết thư cho Mẹ bỗng con kịp nhận ra một điều là khi mà trí nhớ con biết khắc ghi những hình ảnh của quá khứ, sự hiểu biết của con được mở ra thì Mẹ là người luôn luôn ở bên cạnh con. Mẹ còn là cái vai, là chỗ dựa êm ái và vững chắc của con từ ngày con còn trong bụng Mẹ cho đến lúc lọt lòng, hôm nay và mãi mãi về sau.
Mẹ đã kể cho con nghe thời gian hơn 9 tháng con không chịu nằm yên trong bụng Mẹ mà con thường xuyên gây cho Mẹ những cơn chấn động, ói mữa, không ăn được, mệt mỏi, nặng nề, khó ngủ. Đến khi chào đời con là một đứa bé khó nuôi, đau ốm liên miên vì hệ thống miễn nhiễm của con yếu ớt không đủ sức chống chọi cái môi trường ô nhiễm ở xứ mình.
Gần như tháng nào con cũng bịnh phải không Mẹ" Mẹ phải nghỉ làm để đưa con đi bác sĩ, cho con ăn, uống thuốc và dỗ con ngủ. Khó có một giấc ngủ bình yên đến với con nhất là về đêm, con hay khóc, Mẹ phải vác con lên vai rồi đi đi lại lại. Con hành Mẹ quá nên con đau thì Mẹ cũng đau theo. Khi con ngủ được thì Mẹ cũng thiếp đi vì mệt.
Đến lúc hết bịnh, con ngủ một giấc dài. Thỉnh thoảng con mở mắt lại thấy Mẹ ngồi bên cạnh mĩm cười. Mẹ lau mồ hôi cho con khỏi cảm lạnh hoặc sửa tư thế nằm của con cho ngay ngắn. Nhờ vậy mà con có một vóc dáng cân đối như bây giờ. Mẹ lại không tin vào các chị giúp việc cho nên bận rộn cở nào Mẹ cũng tự tay pha sữa, làm thức ăn để trong tủ lạnh trước khi đi làm. Mẹ chu đáo như vậy mà con cứ bịnh, hết cảm sốt đến tiêu chảy rồi sốt xuất huyết.
Suốt quãng đời bé dại của con, Mẹ đã cực với con rất nhiều. Nhưng đến khi lớn khôn Mẹ cũng chẳng thảnh thơi. Tối đến Mẹ ngồi cạnh con để kèm cho con học. Con khoe với Mẹ điểm cao, học bạ tốt, Mẹ rất vui. Mẹ thưởng cho con những bửa ăn ngon, những bộ quần áo mới kèm theo những nụ hôn âu yếm. Đã nhiều lần và ngay cả bây giờ Mẹ thường nói phần thưởng của con là phần thưởng của Mẹ, hạnh phúc của con là của Mẹ.
Thưa Mẹ, con còn nhớ những ngày cơ cực sau 75, mỗi một công nhân viên tiêu chuẩn chỉ được mua có nửa ký thịt một tháng thì Mẹ cũng nhường để cho con mau ăn chóng lớn mà đáng lý Mẹ cần phải bồi dưỡng để có sức đi làm nuôi con.
Lý lịch của gia đình mình càng ngày càng xấu vì Bố là sĩ quan "ngụy" mà còn vượt biên nữa nên Mẹ đã bị cho nghỉ việc. Lúc nào Mẹ cũng nghĩ đến tương lai của con. Những món gì có giá trong nhà Mẹ lần lượt bán đi tìm đường cho con vượt biên. Con còn quá nhỏ nên không muốn xa Mẹ chút nào nhưng cuối cùng con gạt nước mắt để vâng lời Mẹ. Con biết là Mẹ cũng không muốn xa con. Nhiều lần con đi nhưng không thoát. Thấy con về Mẹ lại vui mừng ôm con vào lòng mà quên hẳn số tiền lớn đã vào tay bọn lường gạt. Sau nầy khi lớn lên con mới hiểu được tâm lý tình cảm mâu thuẫn dày vò trong tâm trí Mẹ. Một mặt Mẹ muốn cho con đi thoát, một mặt Mẹ không muốn xa con.
Lúc đường vượt biên không còn được chấp nhận thì nhà mình cũng không còn gì để bán nữa. Văy mà cuối cùng mẹ con mình lại ngồi máy bay. Giấy tờ ra đi được giải quyết. Cả hai mẹ con đang mơ đến một thiên đàng, nơi đã có bố đi trước mở đường. Nhưng tất cả chỉ là ảo vọng. Đi để đoàn tụ gia đình nhưng thực tế là một cuộc chia tay vĩnh viễn.


Con còn nhớ sau khi đưa mẹ con mình về nhà, thì hôm sau Bố đã bỏ mẹ con mình ra đi vì Bố đã có một mái ấm gia đình khác mà ông đã cố tình giấu diếm. Tuy con đã đến Mỹ, đã được học hành nhưng con vẫn oán trách ông là một con người tệ bạc và vô trách nhiệm.
Bước đầu ở xứ người đầy rẫy những khó khăn... Con thấy Mẹ thật can đảm và giàu nghị lực. Mẹ không hề than vãn mà cố gắng tìm cho mình một lối thoát bằng cách làm bất cứ một việc gì, chấp nhận bất cứ một mức lương nào miễn là gia đình mình được sống còn.
Trời đã không phụ lòng người. Mảnh đất cơ hội này đã cho Mẹ một việc làm, cho con những trợ cấp tài chánh để tiếp tục học. Theo thời gian những khó khăn dần dần qua đi.
Mẹ thương yêu, mỗi lần con về thăm Mẹ, lòng con xót xa và ái ngại vô cùng. Tóc Mẹ bạc thêm nhiều, vóc dáng Mẹ gầy đi, nụ cười sớm tắt. Con biết Mẹ cố nén sự đau khổ để cho con yên tâm. Mẹ chỉ có mong ước bình thường giản dị là có một mái ấm gia đình nhưng cũng không có được và con thì không sao mang đến cho Mẹ cái hạnh phúc giản dị đó. Lắm lúc con nhận thấy mình thiếu sót bổn phận.
Con đã đến tuổi trưởng thành. Con rất cô đơn khi sống xa gia đình và làm việc trong một môi trường mới. Trái tim con đã biết những rung động đầu đời, ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của một người khác phái nhưng vẫn còn rất ngây thơ, khờ khạo. Con không biết viết văn hay làm thơ như những thi sĩ "thuở làm thơ yêu em". Con cũng không biết viết những lời thú nhận:

Ta làm thơ cho đời
và biết bao người con gái.
Có bao giờ làm thơ cho Mẹ ta đâu!
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
Mà cứ đêm về thao thức làm thơ...

Nhưng con đã mất rất nhiều thời gian để theo đuổi một ảo ảnh.
Ngày con ra trường có rất đông bạn bè đến chung vui, nhưng khi con báo tin phải nhận việc tại một tiểu bang miền Đông xa xôi lạnh giá thì chẳng có một bóng hồng nào đưa tiễn. Cuối cùng chỉ có Mẹ. Mẹ đã bỏ Cali nắng ấm tình nồng để đến bên cạnh con. Thế mà:

Con đã quên mất thềm xưa dáng Mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi.

Thưa Mẹ, ở tuổi nào con cũng còn vụng dại mà Mẹ thì lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ. Mẹ không trách con trai nhưng thâm tâm Mẹ vẫn muốn con là một đứa con gái vì con trai không gần gũi Mẹ nhiều.
Con không là nàng Anna Jarvis, người con gái đã sáng lập ra ngày Mother's Day ở Mỹ. Thuở nhỏ cô đã theo Mẹ nhổ cỏ dại trong vườn hoa cẩm chướng mà Mẹ cô trồng. Con cũng không là những người con gái Việt Nam lựa cho Mẹ những chiếc áo dài hợp với màu da của Mẹ vì con không rành thẩm mỹ.
Hôm nay đã vào xuân nhưng trời vẫn còn se lạnh, con xin gửi đến Mẹ chiếc áo parka có mũ trùm đầu. Con mong rằng nó sẽ giữ cho Mẹ ấm áp mỗi khi Mẹ ra ngoài trong một cái xứ mà một ngày có khi hai, ba mùa thất thường.
Mẹ ơi, con nhớ một nhà văn nào đó đã viết: "Trên thế giới có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất vẫn là trái tim của người Mẹ".
Trái tim của Mẹ hay lòng Mẹ thật bao la. Nhiều nhà thơ văn đã so sánh Mẹ là một nải chuối thơm tho, một dòng suối ngọt ngào, là một đại dương mênh mông ... Con không nhớ hết. Vốn tiếng Việt của con đã nghèo nàn, sang đây lại không được trau dồi thêm cho nên con nghĩ một cách đơn giản Mẹ ạ. Mẹ là cái vai để cho con dựa vào lúc ấu thời để con có được những giấc ngủ bình yên. Mẹ là cái vai để cho con nương tựa về vật chất và tinh thần khi con lớn lên và ra đời. Mẹ đã cho con những lời khuyên răn, những bài học vô giá.
Sang Mỹ con đã hấp thụ cái khoa học kỹ thuật, cái nếp sống văn minh trật tự ở xứ người nhưng cái văn hóa trọng cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết cái gia đình hạt nhân vẫn còn rất xa lạ với con. Mẹ đã dạy con biết trân quý những tình cảm gia đình và đại gia đình, tình yêu quê hương làng xóm từ ngày con chào đời và sống cạnh Mẹ.
Dù tim con có ấp ủ một hình ảnh nào và nếu có ai hỏi con ai là người thương con nhất cũng như con thương ai nhất -- lúc giàu sang, phú quí cũng như lúc nghèo nàn, yếu đau -- thì con không chút do dự mà trả lời: Đó là Mẹ tôi.
Cuối thư con xin mượn lời của một thi sĩ để nói với Mẹ:

Bức thư này như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày ... sẽ tới.

Con kính chúc Mẹ dồi dào sức khoẻ, không cứ gì trong ngày Mother's Day mà ngày nào Mẹ cũng hạnh phúc cả. Thương Mẹ thật nhiều.

Con trai của mẹ.
Trọng

XUÂN NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,742,618
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến