Hôm nay,  

Người Con Gái Việt Nam Da Vàng

12/05/200100:00:00(Xem: 154016)
Bài tham dự số: 02-243-vb0513

Tí Vui là bút hiệu của một chuyên viên điện toán. Cô tới Mỹ sống với cha mẹ nuôi người Mỹ, trong khu vực Mỹ, lớn lên không am hiểu chữ Việt. Tự cô tìm học và tập viết. Bài viết đầu tay của cô kể chuyện một đứa trẻ có cha mẹ ly dị. Đây là bài thứ hai của cô, tâm sự “người con gái Việt Nam da vàng” tha hương, không thấy đồng lúa chín, được viết với những cảm xúc chân thực đầy xúc động, khi biết tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần.



Mấy ngày nay nó cứ lên internet tìm đọc tin tức về nhạc sĩ TCS.
Tin tức nói rằng Ông đã trở về với cát bụi. Người nhạc sĩ mà nó yêu thích đã qua đời. Nó bàng hoàng. Mới mấy tuần trước đây, nó còn cảm thấy một chút gì diễm phúc khi biết TCS vẫn còn đâu đó trên quê hương nghèo nàn của nó. Nó vừa tập hát. Nó mới chỉ vừa tập hát bài Người con gái việt Nam da vàng thôi mà. Nó còn chưa thuộc lời ca thì người nhạc sĩ của bản nhạc đã qua đời. Nó cố vươn giọng hát mà sao cổ nó nghèn nghẹn. Lời chẳng ra lời.
Hình ảnh một người đàn ông đứng tuổi, ốm nhom với gọng kính đen đã gây cho nó nhiều nỗi tiếc nuối suy tư. Lời nhạc của ông cứ vang vọng trong tư tưởng. "Người con gái việt nam da vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín. Người con gái việt nam da vàng. Yêu quê hương như đã yêu mình...." Nó cũng có màu da vàng nhưng chưa bao giờ nó biết yêu đồng lúa chín. Nó chưa từng được nhìn thấy những cánh đồng thẳng tấp vàng rực trong nắng chiều. Mùi lúa thơm thoang thoảng trong tư tưởng. Nó mơ nó là người con gái da vàng trong bài hát của TCS. Nhưng nó biết, mãi mãi người con gái đó không là nó. Nó ước gì TCS đã viết những bài nhạc cho những người con gái da vàng bên đây bờ đại dương như nó. Nó chỉ là đứa con gái Việt nam tha hương không vốn liếng văn chương Việt nam.

Nơi nó ở không đồng lúa phì nhiêu mà là chín tháng mùa đông giá lạnh. Nó không ra "nông trường" nhưng nó đã có bao nhiêu ngày ôm tập vở lội tuyết đi học. Áo thì không đủ ấm, tai thì tê cứng, và những ngón chân thì lạnh buốt vì đôi giầy sũng nước. Nó không tập hát. Nó chỉ tập sự nhẫn nhục như những lần trợt nước đá nên tập vỡ rớt tứ tung trên lề đường. Nó không là hình ảnh người con gái tha thướt trong chiếc áo dài đi học mà là người con gái chạy lăng xăng đuổi theo những trang giấy trắng bị cơn gió vô tình cuốn đi.
Người con gái da vàng của TCS không ra đi, nhưng nó thì đã ra đi để rồi có những lần nghe những đứa con nít khác đuổi nó về Việt Nam. Nó biết tụi nhóc đó không biết gì nhưng nó tủi thân lắm. Lúc đó nó đã khóc rất nhiều. Nó quyết sẽ học thật giỏi và sẽ thành công để không còn ai xem thường màu da vàng của nó. Nó chỉ biết học và làm việc. Giấc mơ trẻ thơ của nó đã ngủ yên.
Và giờ đây, dòng máu việt nam da vàng như sống lại trong người nó. Nó thèm hát những bài hát tình ca về quê hương của Trịnh Công Sơn. Nó không quen ông nhưng hình như qua lời nhạc của Ông nó cảm thấy như TCS đang tâm sự cùng nó. Dẫu có đôi lúc nó không sao hiểu nổi những lời nhạc sâu đậm của ông.
Hình như TCS lúc nào cũng sẵn đón nhận sự một sự Trở Về, và giờ đây Ông đã về bên kia thế giới. Đường về của ông ra sao" Có buồn lắm không" Bỗng dưng nó cảm thấy sợ cái chết. "Tóc xanh mấy mùa" rồi cũng là sự ra đi.
Người con gái Viet Nam da vàng của TCS chết trong lửa đạn, còn nó thì sẽ ra sao"

Tí Vui
4/01

Ý kiến bạn đọc
12/03/202010:59:35
Khách
neu co ai sinh 2001 xin lien lac voi toi o email truoc ok
07/02/201822:43:51
Khách
Tí Vui viết hay lắm. Chị cũng thích nhạc TCS. Mong được đọc thêm nhiều bài viết của Tí Vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,603,347
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, Lê Thị, -cư dân Chicago, 35 tuổi- gửi 7 bài và trở thành tác giả nhận giải Chung Kết 2012 với những tự sự khác thường về đề tài đồng tính. Sau đó mọi người mới biết Lê Thị là bút hiệu của Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, từng nhận giải "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất" Viết Về Nước Mỹ 2005. Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại vùng Chicago, Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Bài mới viết là một đoạn Hồi Ký Hậu Chiến của một Bác sĩ Phẫu Thuật, mang tên “Thiên Lý và Vô Tận”.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ chín của tác giả.
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp: Một con dâu Thiên Chúa Giáo, một rể đạo Phật, một rể đạo Muslim, nhưng tất cả thuận hoà và đạo ai nấy giữ, các gia đình liên hệ đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Bài thứ hai, ông viết về phở. Sau đây là bài viết thứ ba.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,” kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài mới của Diệu Hương được viết để tiễn đưa ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người cô chưa từng gặp.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần chủ biên một số báo Việt ngữ địa phương. Góp bài với Việt Báo từ nhiều năm, ông vừa nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Mới tuần trước, Phan đã có bài “Mùa Lễ”, và nay là bài viết ngay ngày lễ Giáng Sinh 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến