Hôm nay,  

Nghề Bỏ Báo Ở Hoa Kỳ

27/05/200100:00:00(Xem: 153939)
Bài tham dự số: 02-255-vb0527

Sau ba lần tiếng điện thoại reo, ông Hoàng với tay lấy ống nghe. Tiếng thằng John, kiểm soát viên nhật báo San Diego Union Tribune nói trong máy:
- Sáng nay có một số nhà ông bỏ báo sót. Họ vừa điện thoại phàn nàn.
- Vâng, tôi sẽ đi bỏ tiếp.

Đó là điều không mấy vui thường xảy ra, đối với các vị mới vào nghề bỏ báo, nhất là vào mùa đông giá lạnh.

Ông Hoàng đến Mỹ theo diện HO. Sau thời gian lãnh tiền trợ cấp tỵ nạn, ông được người bạn trước năm 75 ở cùng đơn vị, bàn giao cho cái job bỏ báo này. Vạn sự khởi đầu nan, nghề nào cũng có cái vinh cái nhục của nó. Phần lớn những người Việt di tản định cư tại đất Mỹ, buổi ban đầu họ thường đi bỏ báo hoặc cắt cỏ.

Trước khi vào nghề, ông phải theo người bạn học nghề một buổi. Vì tình chiến hữu xa xưa, bạn ông đã chỉ cho ông tường tận mọi công việc phải làm. Điểm cần nhất cho người đi bỏ báo phải có bằng lái xe, xe phải mua bảo hiểm. Cách đây khoảng 10 năm, người lái xe hạng nhẹ, nha lộ vận chưa có lệnh bắt phải mua bảo hiểm. Ngoài ra, cần tập coi bản đồ, để tìm ra tên đường có nhà mua báo mà sắp xếp lộ trình. Có những thân chủ đặt mua báo ở cùng một chung cư. Khi đến bỏ báo phải mở cổng sắt chính, kiếm số nhà để bỏ báo. Chìa khóa này cũng được ông bạn bàn giao.

Người đi bỏ báo cũng như người bán hàng. Nhất là các ông bà già Mỹ, đưa báo cho họ hàng ngày phải bỏ báo vào những nơi họ đã dặn trước. Có nhà báo phải bỏ vào cái giỏ treo bên hông nhà. Có nhà báo phải móc vào cái đinh họ đã chỉ định. Có những ông Mỹ già, lớn tuổi ít ngủ. Mỗi sáng đúng 5 giờ, ông đã đứng đợi trước cửa nhà để nhận báo đến. Niềm hân hoan hiện rõ trên nét mặt ông, mỗi khi đọc được tin sốt dẻo đăng trên trang báo.

Vào khoảng 4 giờ sáng hàng ngày, các người đi bỏ báo trong cùng một khu vực, tập trung tại đại lý để nhận báo. Giờ này tại đại lý tấp nập như cái chợ, kẻ nói người cười ồn ào náo nhiệt. Đủ mọi sắc dân: Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ và Á Châu. Có những bà người Mỹ trắng, hai tay xếp báo liên tục, sau lưng đeo đứa con nhỏ, đang ngủ say trên lưng mẹ. Có lẽ bà này muốn đòi tự lập, có con nhỏ còn làm nghề đầu hôm sớm mai này.

Nhà rộng như hội trường, được kê nhiều dãy bàn dài nối tiếp nhau. Người đi bỏ báo đem phiếu đến các nhân viên để nhận số tiền báo bỏ hàng ngày. Tại một cái bàn trong dẫy bàn dài ấy, ông Hoàng soạn các số phụ trương và quảng cáo xếp lại thành số báo bỏ trong ngày. Đặc biệt chủ nhật, báo dày gấp năm, sáu lần báo ngày thường, vì có nhiều quảng cáo và "cúp bông" mua hàng. Từ lúc đến đại lý nhận báo, người bỏ báo phải chạy đua với kim đồng hồ. Họ phải làm sao số báo buổi sáng đến tay bạn đọc trước khi họ rời nhà đi làm.

Vào những ngày mưa, mỗi số báo được cẩn thận cho vào túi nylon, có dây thun kiềng chặt. Khi đã thành thạo quen nhà quen đường, ông Hoàng có thể lái xe sát vỉa hè để liệng báo trước cửa nhà rất nhanh. Một "rao" báo trên 100 nhà, ông có thể bỏ chỉ hơn một giờ là xong. Để có những kỷ luật cho các chàng bỏ báo thiếu, đại lý báo đặt ra tiêu chuẩn, từ ngày đầu bỏ báo số nhà bỏ sót được quyền là 5 nhà. Dần dần bỏ lâu, số này phải giảm. Nếu số này cứ tăng cấp số cộng, một sáng đẹp trời chàng bỏ báo sẽ nhận được giấy cảm ơn cho nghỉ việc.

Đại lý nhật báo Mỹ còn cung cấp bao đeo trước ngực và sau lưng để đựng báo. Tựa hồ như các bao lựu đạn của các xạ thủ súng Trung Liên BAR hay phóng lựu M79 trong quân đội VN trước năm 1975. Bao túi này rất tiện cho ông Hoàng leo lên các tầng lầu cao ốc để bỏ báo. Khi ông Hoàng đến bỏ báo ở các chung cư, ông lái xe đậu tại parking, lần lượt phân báo hai túi trước sau. Báo hàng ngày mỗi túi đựng trên 10 số. Chủ nhật số báo dày và nặng, sức ông chỉ đeo được mỗi túi 4 số là oải rồi. Khi đã nạp báo vào túi, ông di chuyển đến cầu thang máy, bấm nút số tầng để đưa ông tìm số phòng bỏ báo. Các số báo được cột vào các tay nắm bên ngoài cửa ra vào, thân chủ dễ nhận. Mỗi sáng chủ nhật, ông Hoàng bỏ trên 100 nhà, kể cả 50 căn phòng trong một chung cư cao 8 tầng. Khi số báo cuối bỏ xong, đồng hồ đeo tay chỉ 6 giờ 15. Đó là những ngày cuối tuần lý tưởng đối với ông. Vì ông được ngủ bù suốt ngày, khỏi phải đến trường hay làm các công việc khác. Thường các thân chủ đặt mua báo năm, ít nhất cũng 6 tháng. Tiền mua báo được thanh toán trước với ban tài chánh của tòa báo. Nhưng nhiều khi gặp các sinh viên nước ngoài mãn học về nước, hay các chàng mất job, ông Hoàng thường được nhà báo đưa giấy đi đòi nợ. Thường thì các thân chủ này đã dọn đi nơi khác.

Nghề bỏ báo ở xứ Mỹ rất phấn khởi và vui vẻ, nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh hay Tết Dương Lịch. Vào dịp này người đi bỏ báo thường được thân chủ lì xì. Mỗi sáng vào lễ giáng sinh, khoảng 20 đến 25 tháng 12. Đa số các thân chủ thường ký sẵn check cá nhân, để vào chỗ ông bỏ báo hàng ngày. Số tiền không nhiều, thường 5, 10 đôla. Đôi khi gặp thân chủ sộp, mua báo thâm niên, họ thường tặng thiệp chúc Giáng Sinh (Merry Chrismas and Happy New Year) kèm theo một tấm check 20 đôla. Một số bạn may mắn kiếm được job bỏ báo thùng hằng ngày tại các ngã tư lớn công sở hay siêu thị, có các thùng sắt đựng báo Mỹ hay Việt. Người đi bỏ chỉ việc đến đại lý nhận báo, đem lại xếp vào thùng là xong.

Bỏ báo hàng ngày được đại lý báo cho thặng dư 5, 10 số. Số báo này để bù vào thiếu sót hay bỏ lộn. Nhưng có đôi ngày báo nhận vừa đủ... nếu bỏ nhầm nhà, người đi bỏ báo phải bỏ 35 cents ra thùng báo mua bù vào. Nhờ vào thời gian bỏ báo, ông Hoàng cũng học được nhiều danh từ trên báo, số báo còn dư hàng ngày. Ông Hoàng thường phân phát cho anh em HO đọc cho vui. Nhiều bà vợ quý ông HO bạn ông, rất nôn nóng đợi số báo chủ nhật dư của ông, cắt các coupon đi mua đồ hạ giá.

Nhiều khi ông Hoàng nghĩ, thầm cám ơn nước Mỹ dân tộc Mỹ đã giúp đỡ và cưu mang dân Việt Nam tỵ nạn trong đó có gia đình ông. Các con ông nhờ chịu khó thuở ban đầu đến Mỹ, đã không quản khó nhọc, thức khuya dậy sớm. Vừa đi bỏ báo, vừa đi học.

Thấm thoát trên 10 năm đã trôi qua, hiện nay các con ông đã thành đạt. Đã và đang góp một phần nhỏ, hầu xây dựng một Hiệp Chủng Quốc ngày thêm giàu mạnh.

Trên đường đi “châm báo” cho mấy nhà vừa phàn nàn, ông Hoàng cười một mình. Ông đang nhớ lại câu chuyện tiếu lâm, cách đây gần 10 năm. Một cậu trai bạn của con ông, qua Mỹ ban đầu cũng làm nghề bỏ báo. Một dịp trở lại Việt Nam thăm mẹ, mẹ cậu ta hỏi con: "Ở bên Mỹ con làm nghề gì". Cậu ta trả lời tỉnh bơ: "Con làm kỹ sư xếp báo..."

LÊ VY HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,398,440
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Nhạc sĩ Cung Tiến