Hôm nay,  

Nghề Bỏ Báo Ở Hoa Kỳ

27/05/200100:00:00(Xem: 154013)
Bài tham dự số: 02-255-vb0527

Sau ba lần tiếng điện thoại reo, ông Hoàng với tay lấy ống nghe. Tiếng thằng John, kiểm soát viên nhật báo San Diego Union Tribune nói trong máy:
- Sáng nay có một số nhà ông bỏ báo sót. Họ vừa điện thoại phàn nàn.
- Vâng, tôi sẽ đi bỏ tiếp.

Đó là điều không mấy vui thường xảy ra, đối với các vị mới vào nghề bỏ báo, nhất là vào mùa đông giá lạnh.

Ông Hoàng đến Mỹ theo diện HO. Sau thời gian lãnh tiền trợ cấp tỵ nạn, ông được người bạn trước năm 75 ở cùng đơn vị, bàn giao cho cái job bỏ báo này. Vạn sự khởi đầu nan, nghề nào cũng có cái vinh cái nhục của nó. Phần lớn những người Việt di tản định cư tại đất Mỹ, buổi ban đầu họ thường đi bỏ báo hoặc cắt cỏ.

Trước khi vào nghề, ông phải theo người bạn học nghề một buổi. Vì tình chiến hữu xa xưa, bạn ông đã chỉ cho ông tường tận mọi công việc phải làm. Điểm cần nhất cho người đi bỏ báo phải có bằng lái xe, xe phải mua bảo hiểm. Cách đây khoảng 10 năm, người lái xe hạng nhẹ, nha lộ vận chưa có lệnh bắt phải mua bảo hiểm. Ngoài ra, cần tập coi bản đồ, để tìm ra tên đường có nhà mua báo mà sắp xếp lộ trình. Có những thân chủ đặt mua báo ở cùng một chung cư. Khi đến bỏ báo phải mở cổng sắt chính, kiếm số nhà để bỏ báo. Chìa khóa này cũng được ông bạn bàn giao.

Người đi bỏ báo cũng như người bán hàng. Nhất là các ông bà già Mỹ, đưa báo cho họ hàng ngày phải bỏ báo vào những nơi họ đã dặn trước. Có nhà báo phải bỏ vào cái giỏ treo bên hông nhà. Có nhà báo phải móc vào cái đinh họ đã chỉ định. Có những ông Mỹ già, lớn tuổi ít ngủ. Mỗi sáng đúng 5 giờ, ông đã đứng đợi trước cửa nhà để nhận báo đến. Niềm hân hoan hiện rõ trên nét mặt ông, mỗi khi đọc được tin sốt dẻo đăng trên trang báo.

Vào khoảng 4 giờ sáng hàng ngày, các người đi bỏ báo trong cùng một khu vực, tập trung tại đại lý để nhận báo. Giờ này tại đại lý tấp nập như cái chợ, kẻ nói người cười ồn ào náo nhiệt. Đủ mọi sắc dân: Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ và Á Châu. Có những bà người Mỹ trắng, hai tay xếp báo liên tục, sau lưng đeo đứa con nhỏ, đang ngủ say trên lưng mẹ. Có lẽ bà này muốn đòi tự lập, có con nhỏ còn làm nghề đầu hôm sớm mai này.

Nhà rộng như hội trường, được kê nhiều dãy bàn dài nối tiếp nhau. Người đi bỏ báo đem phiếu đến các nhân viên để nhận số tiền báo bỏ hàng ngày. Tại một cái bàn trong dẫy bàn dài ấy, ông Hoàng soạn các số phụ trương và quảng cáo xếp lại thành số báo bỏ trong ngày. Đặc biệt chủ nhật, báo dày gấp năm, sáu lần báo ngày thường, vì có nhiều quảng cáo và "cúp bông" mua hàng. Từ lúc đến đại lý nhận báo, người bỏ báo phải chạy đua với kim đồng hồ. Họ phải làm sao số báo buổi sáng đến tay bạn đọc trước khi họ rời nhà đi làm.

Vào những ngày mưa, mỗi số báo được cẩn thận cho vào túi nylon, có dây thun kiềng chặt. Khi đã thành thạo quen nhà quen đường, ông Hoàng có thể lái xe sát vỉa hè để liệng báo trước cửa nhà rất nhanh. Một "rao" báo trên 100 nhà, ông có thể bỏ chỉ hơn một giờ là xong. Để có những kỷ luật cho các chàng bỏ báo thiếu, đại lý báo đặt ra tiêu chuẩn, từ ngày đầu bỏ báo số nhà bỏ sót được quyền là 5 nhà. Dần dần bỏ lâu, số này phải giảm. Nếu số này cứ tăng cấp số cộng, một sáng đẹp trời chàng bỏ báo sẽ nhận được giấy cảm ơn cho nghỉ việc.

Đại lý nhật báo Mỹ còn cung cấp bao đeo trước ngực và sau lưng để đựng báo. Tựa hồ như các bao lựu đạn của các xạ thủ súng Trung Liên BAR hay phóng lựu M79 trong quân đội VN trước năm 1975. Bao túi này rất tiện cho ông Hoàng leo lên các tầng lầu cao ốc để bỏ báo. Khi ông Hoàng đến bỏ báo ở các chung cư, ông lái xe đậu tại parking, lần lượt phân báo hai túi trước sau. Báo hàng ngày mỗi túi đựng trên 10 số. Chủ nhật số báo dày và nặng, sức ông chỉ đeo được mỗi túi 4 số là oải rồi. Khi đã nạp báo vào túi, ông di chuyển đến cầu thang máy, bấm nút số tầng để đưa ông tìm số phòng bỏ báo. Các số báo được cột vào các tay nắm bên ngoài cửa ra vào, thân chủ dễ nhận. Mỗi sáng chủ nhật, ông Hoàng bỏ trên 100 nhà, kể cả 50 căn phòng trong một chung cư cao 8 tầng. Khi số báo cuối bỏ xong, đồng hồ đeo tay chỉ 6 giờ 15. Đó là những ngày cuối tuần lý tưởng đối với ông. Vì ông được ngủ bù suốt ngày, khỏi phải đến trường hay làm các công việc khác. Thường các thân chủ đặt mua báo năm, ít nhất cũng 6 tháng. Tiền mua báo được thanh toán trước với ban tài chánh của tòa báo. Nhưng nhiều khi gặp các sinh viên nước ngoài mãn học về nước, hay các chàng mất job, ông Hoàng thường được nhà báo đưa giấy đi đòi nợ. Thường thì các thân chủ này đã dọn đi nơi khác.

Nghề bỏ báo ở xứ Mỹ rất phấn khởi và vui vẻ, nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh hay Tết Dương Lịch. Vào dịp này người đi bỏ báo thường được thân chủ lì xì. Mỗi sáng vào lễ giáng sinh, khoảng 20 đến 25 tháng 12. Đa số các thân chủ thường ký sẵn check cá nhân, để vào chỗ ông bỏ báo hàng ngày. Số tiền không nhiều, thường 5, 10 đôla. Đôi khi gặp thân chủ sộp, mua báo thâm niên, họ thường tặng thiệp chúc Giáng Sinh (Merry Chrismas and Happy New Year) kèm theo một tấm check 20 đôla. Một số bạn may mắn kiếm được job bỏ báo thùng hằng ngày tại các ngã tư lớn công sở hay siêu thị, có các thùng sắt đựng báo Mỹ hay Việt. Người đi bỏ chỉ việc đến đại lý nhận báo, đem lại xếp vào thùng là xong.

Bỏ báo hàng ngày được đại lý báo cho thặng dư 5, 10 số. Số báo này để bù vào thiếu sót hay bỏ lộn. Nhưng có đôi ngày báo nhận vừa đủ... nếu bỏ nhầm nhà, người đi bỏ báo phải bỏ 35 cents ra thùng báo mua bù vào. Nhờ vào thời gian bỏ báo, ông Hoàng cũng học được nhiều danh từ trên báo, số báo còn dư hàng ngày. Ông Hoàng thường phân phát cho anh em HO đọc cho vui. Nhiều bà vợ quý ông HO bạn ông, rất nôn nóng đợi số báo chủ nhật dư của ông, cắt các coupon đi mua đồ hạ giá.

Nhiều khi ông Hoàng nghĩ, thầm cám ơn nước Mỹ dân tộc Mỹ đã giúp đỡ và cưu mang dân Việt Nam tỵ nạn trong đó có gia đình ông. Các con ông nhờ chịu khó thuở ban đầu đến Mỹ, đã không quản khó nhọc, thức khuya dậy sớm. Vừa đi bỏ báo, vừa đi học.

Thấm thoát trên 10 năm đã trôi qua, hiện nay các con ông đã thành đạt. Đã và đang góp một phần nhỏ, hầu xây dựng một Hiệp Chủng Quốc ngày thêm giàu mạnh.

Trên đường đi “châm báo” cho mấy nhà vừa phàn nàn, ông Hoàng cười một mình. Ông đang nhớ lại câu chuyện tiếu lâm, cách đây gần 10 năm. Một cậu trai bạn của con ông, qua Mỹ ban đầu cũng làm nghề bỏ báo. Một dịp trở lại Việt Nam thăm mẹ, mẹ cậu ta hỏi con: "Ở bên Mỹ con làm nghề gì". Cậu ta trả lời tỉnh bơ: "Con làm kỹ sư xếp báo..."

LÊ VY HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,899,354
Họp mặt ra mắt sách và phát giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật 12, Tháng Tám 2012.
Sau 26 năm trong binh chủng Hải Quân, tôi vẫn cảm thấy mình còn trẻ và hăng say. Tôi sẽ đảm nhiệm chức vụ mới trong 30 tháng, trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) hiện đang rẽ sóng trong vùng biển Úc Đại Lợi.
Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã dược 20 năm. Nghề nghiệp: Nails salon s owner tại Culver City, California, và đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Tom Tom sẽ tiếp tục viết.
Đây là bài thứ tư của Lê Thị, một cư dân Chicago, 35 tuổi,. Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” “Lựa Chọn Sinh Tử” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ ba của “người bị trời đày.”
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, cô được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ. Cô đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII nhiều bài viết đặc biệt và sau đây là bài mới nhất.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, Martin Vu, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn, online từ 05/30/2012, đã gần 6,000 lượt người đọc. Bài thứ hai của Tuyết Phong là truyện ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Nhân ngày Fathers Day 2012, xin mời đọc chuyện kể của người con lai Mỹ-Việt, về một ông bố nuôi cựu chiến binh Mỹ và người Mẹ từ Việt Nam sang Mỹ tìm con. Tác giả hiện là một bác sĩ gia đình làm việc ở San Bernadino count, CA., cho biết ông rời Vietnam năm 1992. Sau 7 tháng tại Phillipines, đến California vào năm 1993. "Mồ Côi" là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Vì không thể rời nhiệm sở tại Alice Springs, Northern Territory, Úc Châu, tác giả đã không thể trực tiếp dự buổi họp mặt nhận giải. Mãi tới, ba năm sau, 2011 lần đầu tiên, vị Linh mục nhà văn và Việt Báo mới có dịp gặp gỡ lần đầu. Sau đây là bài viết mới nhất của nhà văn linh mục nhân mùa Fathers Day: Chuyện một ông bố từng có ý nghĩ giết bà vợ phụ bạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến