Hôm nay,  

Nhật Ký Bốn Mùa

23/06/200100:00:00(Xem: 158215)
Bài tham dự số: 02-277-vb0622


Tôi sinh ra và lớn lên trên dãi đất cong cong hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương. Nếu tính một đời người chỉ có 60 năm như lời một bài hát của Y Vân thì tôi đã trãi hết một phần ba cuộc đời hấp thụ nền giáo dục của ông bà, cha mẹ mà trong đó, những “công, dung, ngôn, hạnh” phải thuộc nằm lòng. Đó cũng là hành trang tôi mang theo vào cuộc sống mới. Một ngày cuối đông, nước Mỹ đón tôi với những bông tuyết trắng xóa và cái lạnh tê người. Tôi so sánh bông tuyết thật trong lòng bàn tay và màu trắng của tuyết trong những trang cổ tích tôi mê từ tấm bé. Tuyết thật sao lạnh lẽo và cô đơn quá. Chúng đưa tôi chập chững bước vào cuộc sống mới. Một cuộc sống cũng lạnh lẽo và nhiều khó khăn. Tôi bắt đầu chấm phá nên nhật ký bốn mùa.

Mùa Xuân...
Bắt đầu của những thay đổi trong vũ trụ, và tôi, như một cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân, đang ngỡ ngàng nhìn sự khác biệt nơi mình đang sống. Khí lạnh của mùa đông còn sót lại khiến tôi bị nghẹt mũi mỗi tối làm mẹ tôi nghĩ tôi khóc mỗi đêm vì nhớ bạn bè ở Việt Nam. Bác tôi chỉ vẽ cho chúng tôi rất nhiều, và tôi nhớ Bác tôi nhấn mạnh: “Ở đây không thể để trẻ dưới 12 tuổi ở nhà một mình, càng không thể dạy chúng bằng đòn roi, cảnh sát biết được thì nguy to...”
Tôi vốn là người lo xa. Còn chưa có gia đình thì tôi đã lo sau này tôi không dạy được con tôi khi chúng đủ 18 tuổi. Chẳng lẽ tôi gọi police hay gởi chúng đi “boot camps” hay sao" Thật ra, không đợi chúng đến 18 tuổi đâu. Tôi thấy những đứa trẻ hàng xóm và đứa con của cô ở cạnh nhà tôi khoảng 12, 13 tuổi gì đó, cha mẹ chúng sợ khi làm trái ý chúng, chúng sẽ bỏ nhà đi theo bạn bè. Bác gái của tôi nói thêm: Những bà mẹ Việt Nam thì cảm thấy buồn tủi khi ở xứ này, cha mẹ dường như phải nghe lời con cái.

Mùa Hạ....
Cái nóng của mùa hạ nơi này cũng không dễ chịu chút nào. Nhất là nếu trong nhà không có máy lạnh sẽ giống như đang ở trong cái lò nướng. Có phải vì vậy mà người ta có thể chỉ mặc chiếc quần sọc “rất ngắn” với chiếc “áo ngực” ra đường" đứa bé hàng xóm người Mỹ thắc mắc: Tại sao tôi mặc quần dài trong mùa hè" Tôi không biết trả lời. Có những cô gái Việt Nam ăn mặc rất Mỹ khiến tôi cũng muốn thử xem mình nhìn giống ai. Nhưng tôi chỉ dám ướm thử chiếc áo ngắn ngang eo và chiếc quần jean hợp thời nhưng những tế bào “thuần phong mỹ tục Việt Nam” trong máu tôi nổi dậy phản đối kịch liệt, tôi đành “quê mùa” trong mắt bạn bè với chiếc áo sơ mi và chiếc quần jean xanh bình thường đến trường.

Mùa Thu...
Hôm nay cô giáo gọi tôi lên gặp. Lý do ư" sự ít nói và sự ngại ngùng e thẹn trước đám đông mà tôi cho rằng những món đồ trang sức của những cô gái thùy mị, dịu dàng ở Việt Nam và đã trở thành những tế bào rong ruổi trong máu tôi tự bao giờ thì bây giờ lại khiến tôi ăn không ngon ngủ không yên. Cô giáo bắt tôi nói tiếng lớn hơn và phải tham gia vào câu chuyện có thể nói là những câu chuyện tán gẫu sau những buổi thực tập vì cổ cho rằng sự im lặng đồng nghĩa với “tôi không biết gì cả”.

Mùa Đông...


Tuyết không về nhiều như những mùa đông năm trước. Chỉ có những ngày đường đóng băng trơn trượt và cây cỏ bên đường lạnh lẽo trong chiếc áo ngà. Vất vả lắm tôi mới đến được trường. Hôm nay tôi đi khám sức khỏe định kỳ cho ngành tôi học. Người y tá hỏi tôi: “bạn lập gia đình chưa"” “chưa” “bạn có con cái gì không"” “bạn có sexually active không"”. Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm ghê gớm. Chưa có gia đình làm sao có con cái. Chưa có gia đình làm sao dám...có lẽ thấy nét mặc khó coi của tôi nên người y tá không hỏi nữa. Bạn thông cảm đi, đó là chuyện bình thường ở Mỹ mà...

....Mùa Xuân...
Khi những chiếc lá non vừa hé nụ chào đón mùa xuân. Xuân trong làn hơi se lạnh buổi sáng cũng là lúc tôi chập chững bước vào đời. Tôi rất lo lắng vì đối với tôi, đây là lần đầu tôi thực sự đi làm. Những người cùng sở chào đón tôi với sự vui vẻ hời hợt bề ngoài.
Những mẫu chuyện nho nhỏ của những ngày đầu đi làm đã làm trang nhật ký dày thêm. Sáng nay một trong những bệnh nhân của tôi là cậu bé 14 tuổi con của người làm cùng sở. Khi mới vào thăm cậu ta, tôi thấy một cô bé nho nhỏ ngồi bên cạnh mẹ cậu ta, tôi nghĩ chắc là cô em gái. Khoảng một tiếng sau khi tôi mang thuốc vào thì tôi được câu trả lời chính đáng. Cô bé đang nằm bên cạnh trên chiếc giường chiếc dành cho bệnh nhân, gối đấu trên cánh tay ốm nhách của cậu bé. cậu giới thiệu với tôi cô bạn gái “tuổi 13” của mình. Đó là chuyện rất bình thường đối với người Mỹ nhưng đã để lại trong tôi nhiều nổi bâng khuâng. Tôi chỉ mong những cô nhỏ người Việt biết lắc đầu “trăm lần nhất định mình chưa yêu” và chưa đến lúc yêu. Đó là chuyện con nít. Còn chuyện người lớn thì sao" cách đây mấy ngày, một trong những người bạn làm chung sở mang vào khoe cuốn album hình đám cưới con gái. Có những tấm hình bốn người và ba thế hệ: Cô dâu chú rể, mẹ của cô dâu và con của cô dâu chú rể. Người mẹ là một trong những người làm cùng sở với tôi, nói với tôi đại khái rằng “tuy tụi nó đi ngược truyền thống, nhưng cũng đạt được mục đích” Thật đáng chúc mừng phải không"

Chớm Hạ....
Đã bao mùa Hạ trôi qua rồi nhỉ" những tháng ngày sống trên đất Mỹ như những khúc phim nhè nhẹ lướt qua trong tâm trí tôi. Tôi thấy sự vất vả cực khổ trong những năm đầu của ba mẹ tôi. Riêng tôi, những tưởng tuổi trẻ sẽ rất dễ dàng thích nghi, nhưng sao tôi thấy mình như miếng cà chua nằm trong chiếc bánh hamburger của tiệm Mcdonald. Miếng cà chua tôi bị ép dẹp lép giữa nền giáo dục khắc khe với nhiều thuần phong mỹ tục Việt Nam và một nước Mỹ tự do và chủ nghĩa cá nhân đi đầu. Tôi thấy mình cô đơn và lẻ loi và mãi dường như vẫn không hòa nhập được vào cuộc sống Mỹ. Nghĩ mà thương cho lứa tuổi “Lở cở” của tôi.
Nước Mỹ ơi, cám ơn người đã cho tôi cơ hội thành công trong sự nghiệp. Và cũng xin cám ơn người đã cho tôi không ít những suy tư. Những năm qua tôi đã “bơi” giữa hai dòng nước. Người ta nói: “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng hay để nước cuốn trôi”, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể chọn một trong hai dòng. Tôi cố gắng giữ lại nét đẹp của quê hương mà vẫn không bị lạc hậu trong cuộc sống mới. Chọn học những cái hay cái tốt noi người mà bỏ đi những điều không nên có. Cuối cùng tôi còn lại gì " Vẫn là nổi cô đơn xa cách quê hương và những suy tư của cuộc sống không như ý mình.

CA DAO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,020,249
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể chuyện từ Bắc xuôi Nam dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Một năm sau, ông từ trần tại San Jose vào lúc 8:15AM, sáng Chủ Nhật 12 tháng Tám, 2012, đúng vào ngày họp mặt kỷ niệm 20 năm Việt Báo và 12 năm Viết Về Nước Mỹ được tổ chức tại Little Saigon
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả chỉ mới đến Mỹ từ 2008, hiện là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo và đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2009 và 2011. Bài mới nhất của tác giả kể về buổi họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Đây là bài về buổi họp mặt năm ra mắt sách VVNM 2012, viết bởi một tác giả ở San Jose không kịp “đu xe đò Hoàng” để xuôi nam phó hội. Donna Nguyễn đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”...
Quán bên đường có thể chỉ là mái lá đơn sơ nghiêng theo bờ đường, hay một mái tranh ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ đầu làng
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989.
Nguyễn Duy An là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước My 2006. Ông cũng là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm nay, từ Washington D.C. tác giả bay về Cali tham dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Bài mới nhất của tác giả đề cập tới tình hình tài chính quá khó khăn của National Geographic và báo tin chàng chính thức về hưu non.
Chủ Nhật 12-8-2012 là họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Giải thưởng Việt Báo hiện đã sang năm thứ 13 và liên tục từ năm 2000 tới nay, mỗi ngày đều có phổ biến bài viết mới. Sau đây, là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Hoà Đa.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 12 tháng Tám sắp tới tại Little Saigon. Từ hôm nay tới cuối tuần, nhiều tác giả từ khắp nơi sẽ bay về họp mặt. Nhân dịp này, mời đọc lại ký sự họp mặt Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên,
Nhạc sĩ Cung Tiến