Hôm nay,  

Ước Mơ Vươn Tới Một Ngôi Sao

05/07/200100:00:00(Xem: 145838)
Bài tham dự số: 02-289-vb0706


Cô bé bước đi dưới trời giá lạnh với một chiếc áo mỏng tanh làm những người đi đường cảm thấy chạnh lòng, nhưng chẳng ai đứng lại để hỏi thăm một lời.

Đối với cô bé điều đó cũng chẳng cần thiết nữa, cô không cần người nào hỏi thăm, cô chỉ cần yên tỉnh. Cô không cảm thấy lạnh gì cả vì trong lòng cô còn lạnh hơn thời tiết bên ngoài rất nhiều.

Chiều hôm qua, khi đi học về, nghe người dì nói có thư của ba cô. Cũng như mọi lần trước, cô mở thư ra với tâm trạng rất hồi hộp. Nụ cười rất tươi trên môi cô lúc nãy đã thay bằng một nét mặt rất đỗi kinh hoàng, cô chạy vào phòng khóc như chưa từng được khóc bao giờ. Cô cảm thấy mất tất cả, cô chẳng còn muốn làm bất cứ thứ gì, cô chỉ nằm và khóc, khóc cho đến lúc chẳng còn hơi, chẳng còn nước mắt để khóc thêm.

Đó là lá thư của ba cô viết trước lúc ra đi, ông đã bệnh ung thư lâu nay nhưng ông giấu cô vì ông sợ cô buồn, sợ cô lo lắng rồi không chăm chú vào việc học được. Cho đến giờ phút cuối này, thấy không thể nào giấu được nữa nên ông dành hết hơi sức để viết cho cô, đứa con gái duy nhất của ông. Lá thư chỉ đến tay cô sau sau khi ông đã ra đi mãi mãi.

Cô đi qua Mỹ với mẹ cô khi cô mười ba tuổi do một người chị của mẹ bảo lãnh. Lúc đó mẹ cô hứa qua Mỹ sẽ ở vậy nuôi con cho đến khi con lớn sẽ bảo lãnh ba cô qua, rồi gia đình khi đó sẽ sum hợp. Và dặn ba cô rằng hãy ráng chờ vì thời gian sẽ qua mau thôi. Ngày ra đi tâm trạng người nào cũng buồn nhưng nghĩ rằng ngày mai sau cô sẽ làm rạng rỡ gia đình và tốt cho bản thân cô nên cũng cảm thấy an ủi phần nào. Thấm thoát đã ba năm trôi qua, mẹ cô vì phải làm việc vất vả vừa nuôi con ăn học vừa lo cho gia đình bên Việt Nam nên đã ngã bệnh và qua đời, cô được mẹ gởi gấm cho người dì nuôi nấng ăn học cho đến bây giờ. Nổi đau khổ của cái chết mẹ cô vừa được lắng dịu thì hôm nay được tin của ba cô. Cô tự khóa cửa trong phòng một mình, không thèm ăn uống bất cứ thứ gì, điều đó làm cho các dì của cô rất lo lắng.

Cô thiếp đi vì quá mệt mỏi, trong giấc mơ cô thấy ba mẹ của cô về bên cô với nét mặt không được vui. Cô chưa kịp hỏi gì thì ba mẹ cô nhẹ nhàng bảo rằng: “Con có nhớ làm thế nào để chúng ta được qua Mỹ không" Con còn nhớ chúng ta phải sống, phải chịu đựng như thế nào trong thời gian đầu qua đây để có được một căn nhà nho nhỏ và con được học tới ngày hôm nay không" Con còn nhớ những lời cha mẹ đã dặn trước khi qua đời không" Con còn nhớ không" Tất cả những điều mà chúng ta đã chịu đựng, đã trải qua tất cả cũng chỉ vì con, vì tương lai của con và niềm vinh dự của gia đình chúng ta. Chẳng lẽ con quên hết rồi sao" Điều con nên làm bây giờ là phải cứng rắn lên, là phải chiến đấu với sự đau khổ, sự mất mát. Là phải tự hỏi bản thân mình nên làm gì cho mai sau khi mình lớn lên, đâu là niềm ước mơ của mình để từ đó tìm cho mình con đường đi cho mình. Ba mẹ đã đi rồi, chúng ta seKể từ sau đêm hôm đó, cô quyết định sẽ cố gắng học tập để trở thành một nhà văn, trở thành một nhà viết kịch bản cho các bộ phim để viết các tác phẩm nói về cuộc sống, về ước mơ và công lao sâu nặng của ba mẹ vì hiện nay ít có các bộ phim nói về đề tài này. Cô muốn các đứa con thời nay biết được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng. Bởi vì cô thấy các đứa trẻ bên đây sống trong cảnh đầy đủ về vật chất và được cha mẹ nuông chiều nên chẳng biết quý trọng và cảm ơn các đấng thiêng liêng đã ban cho họ một người mẹ một người cha tuyệt vời để nuôi nấng để dạy dỗ họ từ thuở bé lọt lòng cho đến lúc lớn khôn, có gia đình. Cô cũng có ý định trở thành một ngôi sao điện ảnh để có thể thể hiện các nhân vật trong các tác phẩm mà cô biết.

Hằng ngày, sau khi đi học về, cô thường dành thì giờ ra để đọc sách để tìm hiểu về các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới và các kịch bản của các bộ phim nói về cha mẹ mà các kịch bản viên đã viết trước đây. Càng ngày cô cảm thấy mình trưởng thành ra và cũng thấy thật nhỏ bé trước thế giới này, nhưng điều mà trước đây cô cho rằng quá nhiều đủ để dùng cho cả cuộc đời thì bây giờ chỉ là một giọt nước trong đại dương.

Theo thời gian, từ một cô bé mười sáu tuổi năm nào bây giờ đã trở thành một cô gái xinh đẹp và giỏi giang. Đúng vào dịp kỷ niệm ngày cưới của ba và mẹ, cô đã cho ấn hành cuốn sách đầu tiên. Cô được rất nhiều người ủng hộ vì tác phẩm của cô rất thực tế và đi sâu vào lòng người. Các bà mẹ đã tìm mua cuốn sách đó cho con mình và các em khi đọc sách này cũng cảm thấy rất thích thú. Sách cô đã được bán rất chạy cho người Việt ở đất Mỹ này. Bước đầu của ước mơ đã thành công. Bây giờ cô bắt đầu phát hành sách dịch sang tiếng Anh để bán cho các người nước ngoài. Được biết nguyện vọng của cô qua lời giới thiệu tác giả trên phần đầu của quyển sách và một phần vì có thân hình cao ráo, xinh đẹp và nụ cười rất có duyên nên các nhà làm phim đã quyết định chọn tác phẩm mà họ cho là hay nhất và mạnh dạn mời cô vào vai chính. Vì là người viết ra câu chuyện, cô hiểu.

Ngày đầu tiên phim được chiếu trên các nhà hát cô đã ra thăm mộ của mẹ cô để báo cho mẹ cô hay sự thành công của cô, ước mơ của cô đã thành sự thật. Sự cực khổ, sự chịu đựng, sự tận tâm, chăm chỉ bỏ bao nhiêu năm trời để học hỏi đó đây và nghiên cứu sách vở bây giờ đã được đền bù xứng đáng. Bây giờ cô đã là một ngôi sao, một nhà văn nổi tiếng nhưng trong những tác phẩm của cô hay trong những buổi phỏng vấn với báo chí cô đều nhắc đến ba mẹ của cô với một tấm lòng rất kính trọng, rất mong nhớ.

Đêm nay trong giấc mơ của cô, cô thấy ba mẹ lại trở về với nụ cười mà cô vẫn thường thấy những lúc ba mẹ vui khi cô làm điều gì đúng. Ba mẹ không nói gì với cô cả chỉ nhìn cô cười một nụ cười mãn nguyện và cùng nắm tay nhau bay lên bầu trời lấp lánh ánh sao và ánh sáng bàn bạc của vầng trăng. Cô vẫy tay chào với một nổi nuối tiếc vì biết rằng từ đây ba mẹ sẽ đi về một nơi khác không còn ở bên cô để bảo vệ cô như trước đây nữa, nhưng bên cạnh đó cô cũng vui trong lòng vì cô đã làm ba mẹ vui lòng và hãnh diện về mình. “Ba Mẹ ơi! Con mèo nhỏ của ba mẹ đã làm được chuyện mà nó ước mơ rồi đấy. Ba mẹ hãy yên tâm ra đi, đừng bận tâm về con nữa. Con lớn rồi mà, bây giờ con thành con cọp con rồi đó!”.

TINA TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,197,727
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Hòa làm chủ tiệm nail này đã gần bảy năm với lượng khách hàng rất đều đặn, và thu nhập khá dồi dào. Gia đình nàng đến Mỹ trong đợt HO đầu tiên, thấm thoát đã mười sáu năm. Hướng, chồng Hòa, là cựu sĩ quan không quân. Sau ngày miền Nam đổi chủ, anh phải đi "cải tạo" hết sáu năm. Khi được thả, vợ chồng và hai đứa con nhỏ
Mỗi năm cứ đến cuối hè, những người từng theo dõi giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đều nao nức chờ đợi đến ngày công bố danh sách những người trúng giải. Từ danh sách này, từng nhóm quen biết nhau sẽ "hồ hởi phấn khởi" bàn cãi và phỏng đoán xem ai sẽ chiếm giải nhất, giải đặc biệt v.v và v.v Đã sáu lần từ ngày giải
Nhạc sĩ Cung Tiến