Hôm nay,  

Uùt Nương Học Đàn

02/08/200100:00:00(Xem: 152721)
Người Viết: Đoàn Thị Tuyết Nga
Bài Tham Dự Số: 02-309-Vb0428

Photo: Uùt Tập Đàn Với Mẹ Và Uùt Lên Đại Học.

*

Ngay từ lúc Út chưa chào đời bố Út vẫn luôn nhắc nhở: “Qua đến xứ Mỹ mà không làm được điều này thì không còn nơi nào làm được”. Ý bố muốn nói ngoài việc lo cho Út đi học chữ như bao nhiêu trẻ em khác, bố muốn Úùt học đàn, mà phải là đàn dây: học Violin để kéo nhạc cổ điển Tây phương
Khi Út được ba tuổi rưỡi, bố dục mẹ đóng tiền cho Út học lớp Music and Movement tại Colburn School of Performing Arts tại Los Angeles.
Lớp học có khoảng 8,9 em cùng trạc tuổi với Út. Buổi học thứ nhất Uùt khóc và ôm lấy mẹ suốt giờ học. Buổi học thứ hai trước giờ đi học Úùt đã hứa với mẹ sẽ không khóc, nhưng Út vẫn khóc. Lúc đó mẹ nghĩ chắc Úùt còn nhỏ quá nên mẹ dẫn Út đến văn phòng xin lấy tiền lại. Có lẽ Út hiểu được phần nào những lời đối thoại giữa mẹ và bà ở văn phòng, nên ngay sau đó Úùt mếu máu níu áo Mẹ nói: “Mẹ đừng lấy name con ra, con sẽ không khóc nữa” Đúng vậy 14 buổi học còn lại Úùt hoàn toàn không khóc.
Lúc đó, mỗi sáng thứ bảy, Út cố tìm cho bằng được đôi giày mới của mẹ, bắt mẹ xỏ vào và dẫn Úùt đi học.
Khóa học chưa chấm dứt, bố mẹ đã ghi tên cho Úùt học Violin private lessons. Trường Colburn xếp cho Úùt học với Dr Mitchell. Bà chỉ cho bố mẹ đi mua đàn violin size 1/10, sách Suzuki Violin book 1 và băng cassette đi kèm.
Bà còn dặn bố mẹ cho Uùt nghe bài đầu tiên của book 1 là bài “Twinke, twinke Little Star” nhiều lần mỗi ngày.
Trong giờ học Dr Michell chỉ cho Úùt cách để Violin trên vai, tập cầm bow và tập kéo bow trên cái violin chỉ dài hơn một gang tay của bố.
Mỗi ngày ở nhà mẹ giúp Úùt tập đàn.
Sau 4 tháng chăm chỉ tập luyện Út có thể đàn được bài “Twinke le”. Dr Mithchell đã đệm piano khi Úùt đàn bài này trong recital đầu tiên của Út.
Sau hơn một năm tập luyện Út đã học xong book 1. Út có thể đàn được trên hai chục bài thuộc lòng dù Út chưa hề biết đọc một nốt nhạc nào.
Từ năm lên 6 Úùt đã tham gia vào ban nhạc sơ cấp của trường và học thêm một nhạc cụ nữa là piano.
Khi được 8 tuổi, Úùt đã dùng đàn violin kéo được những bài concert ngọt lịm. Úùt đã đọc nốt nhạc rành rẽ và điều quan trọng là Út đã tập đàn một mình không cần mẹ giúp. Sau đó Úùt được chuyển lên ban nhạc trung cấp.
Vì Úùt có hai chị học đàn Cello và violin nên bố đề nghị Úùt chuyển qua đàn viola. Viola khá giống violin chỉ lớn hơn một chút và tiếng trầm hơn.
Năm Út 12 tuổi có hai chuyện vui xảy ra:


-Thứ nhất Úùt thắng học bổng dành cho viola của PTA Los Angeles Tenth District.
- Thứ hai, Uùt dự thi và được Disney’s Young Musicians Symphony Orchestra chọn để trình diễn chung với 74 em khác.
Các em đều 12 tuổi và đến từ nhiều tiểu bang trên đất Mỹ và cả ngoại quốc nữa.
Từ tháng 3 năm đó, Disney đã gửi những bài nhạc cho các em tập trước. Ngay khi các em vừa nghỉ hè Disney đã thu xếp phương tiện cho các em tụ tập lại để tập chung với nhau.
Năm đó Disney chọn địa điểm tập trung là Mt St Mary’s College gần UCLA. Các em sống chung với nhau hai tuần lễ, hằng ngày các em hào hứng tập luyện chung với nhau. Các em đang tập dượt một buổi trình diễn một buổi hòa nhạc đặc biệt tại Cerritos Performing Arts.
Hầu hết cha mẹ các em, dù ở những tiểu bang rất xa hoặc ngoại quốc, đều thu xếp mua vé máy bay về tham dự buổi hòa nhạc này.
Buổi trình diễn sau đó được phát hình trên Disney Chanel.
Ngày cuối cùng, 75 em là những người khách đặc biệt của Disneyland. Các em vui chơi thỏa thích cả ngày. Đến tối khi đến đón Úùt về bố mẹ nhìn thấy các em khóc ròng vì phải chia tay nhau, ai về nhà nấy. Disney đã cho Út một kỷ niệm không bao giờ quên được.
Út lớn dần, cánh tay Úùt dài ra và Úùt đã chuyển qua Viola full size. Út kết hợp với hai chị thành một ban tam tấu đàn giây dưới sự hướng dẫn của Dr. Naill.
Ba chị em Út đã đến trình tấu tại Concordia University do lời mời của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ.
Năm 15 tuổi Úùt được chuyển lên ban nhạc cao cấp nhất của trường. Mùa hè năm đó Úùt được mời tham dự “music camp” hai tuần lễ với các em cùng tuổi trong ban nhạc tại Idyllwild.
Nhỏ Út tập piano nên khi hai chị lên đại học, Úùt thay thế các chị đánh đàn đại phong cầm trong thánh lễ mỗi ngày chủ nhật.
Từ khi Úùt chuyển lên ban nhạc cao cấp, các ngày thứ bảy Úùt ở trường Colburn cả ngày: buổi sáng học lý thuyết âm nhạc, học private lesson, buổi chiều tập trong ban nhạc. Mỗi năm ban nhạc này đều được mời đến trình diễn tại Los Angeles County Museum of Art và được trực tiếp truyền thanh qua các đài KMZT và KUSC.
Tháng tám này Úùt được mời tham dự một “music camp” chót trước khi lên đại học.
Năm nay Úùt 18 tuổi, có lẽ nhờ học đàn nên Úùt học chữ cũng khá: GPA 3.8 và SAT 1380. Uùt được nhiều trường UC nhận, nhưng Úùt chọn trường Pomona College giống hai chị.
Úùt nói với bố mẹ là Út sẽ tham gia vào ban nhạc của trường Pomona College. Bố mẹ hài lòng với việc Út học chữ, học tiếng Việt. Riêng với Bố, Bố đã làm được việc mà Bố mong ước từ lâu là Úùt Nương học đàn.

ĐOÀN THỊ TUYẾT NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,607,729
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến