Hôm nay,  

Định Mệnh

03/08/200100:00:00(Xem: 167328)
Bài tham dự số: 02-314-vb60803

Hoa Kỳ là Thiên Đàng, là đất hứa biết bao người ước mơ. Riêng hoàn cảnh chúng tôi, nếu biết phải trả một giá quá đắt như tôi đã phải trả, thì chắcchúng tôi đã không đi.
Gia đình tôi gồm hai vợ chồng và đứa con gái nhỏ từ miền Trung vào miền Nam lập nghiệp. Cả hai vợ chồng đều không có cha mẹ. Vì lập gia đình rất sớm, nên năm tôi 17 tuổi đã sinh được một cháu gái.
Xuôi Nam, chúng tôi sống trong một khu xóm nghèo thuộc tỉnh Sông Bé. Chồng tôi xin được vào làm trong một công ty chế biến thực phẩm, tôi thì bán hàng rong nuôi con. Năm con gái tôi được 12 tuổi thì chồng tôi chết trong một tai nạn, và từ đó gánh nặng gia đình chỉ còn một mình tôi xoay xở buôn bán nuôi con.
Trong những người quen hay đến thăm chúng tôi, có một thanh niên trẻ hơn tôi khoảng 10 tuổi, làm chung một công ty với chồng tôi. Ngày chồng tôi còn sống anh ta vẫn thỉnh thoảng đến nhà tôi và đôi lúc ở lại ăn cơm thân thiết như người trong nhà. Cũng có nhiều lần tôi chợt bắt gặp ánh mắt của người ấy ngừng lại nơi tôi. Những lần như thế tôi thường lại ngồi bên chồng tôi bỏ mặc con gái tôi và anh chàngï tâm sự.
Sau khi chồng tôi mất, người thanh niên ấy vẫn lui tới thăm hỏi và giúp đỡ chúng tôi. Khi con gái tôi 16 tuổi, nhận thấy nó quyến luyến chàng trai trẻ ấy, tôi gả con tôi cho anh ta. Hoàn cảnh riêng của anh ta cũng mồ côi cha me, phải ở với người chị và anh rể, nên sau khi lấy con gái tôi, anh ta dọn về ở với mẹ con tôi. Từ đó trong mâm cơm đơn chiếc có thêm người con rể, không khí trong nhà ấm áp hơn.
Hơn một năm sau con rể tôi làm quen được với một người có tàu đang toan tính chuyện vượt biên. Thế là chúng tôi ôm mộng đi tìm miền đất hứa. Nhờ người chủ tàu tốt bụng giúp đơ,õ mẹ con tôi lên tầu. Nhóm vượt biển gồm 21 người trên một chiếc tàu nhỏ ra đi từ Sông Bé.
Không may cho chúng tôi tàu chạy được một ngày, tàu ra biển lớn thì gặp bọn hải tặc. Tàu của bọn chúng rất mạnh, áp sát vào tàu chúng tôi giả bộ cho thêm nước uống. Chúng nói thứ ngôn ngữ mà chúng tôi không hiểu. Sau đó chúng nhảy tràn sang tàu chúng tôi. Trên tay chúng là giao và búa chúng rất hung hãn và thô bạo, chúng chém những người đàn ông trên tàu, ai nhảy kịp xuống nước thì thoát ai không nhảy kịp thì chúng chém chết.
Sau hồi đập phá lục soát chúng bắt đầu hãm hiếp số phụ nữø trên tàu. Chúng tôi bị bọn chúng đè ra ngay trên sàn tàu, xé nát quần áo và hãm hiếp man rợ. Trên tàu a có tất cả 6 người đàn bà, mỗi người bị hai ba tên đhải tặc hành hạ. Vì phản ứng tự nhiên tôi đã cắn và đạp chúng nên bị chúng đánh vào đầu rất nặng và ngất đi. Nhiều người đàn ông đã bị chém chết, con rể tôi cũng bị thương và nhảy xuống nước bám vào bẹ đuôi tàu.

Sau khi đã thả cửa giết chóc, hãm hiếp, bọn hải tặc rút đi, bắt theo mấy người đàn bà trong đó có con gái tôi.
Khi tôi tỉnh lại thì thấy mình mẩy trần truồng đau đớn ê ẩm không thể ngồi dậy được. Những người sống sót nhờ bám vào bẹ mạn tàu sau buồng lái, và chúng tôi kinh hoàng nhìn chiếc tàu tan nát và mấy xác người trong đó có người chủ tàu. Người con rể tôi đã lấy quần áo khác mặc cho tôi và chúng tôi đành nằm chờ chết vì con tàu không khởi động được. Sau đó nhờ ý kiến của một người trên tàu chúng tôi đốt lửa và cuối cùng được tàu đánh cá của dân địa phương cứu vớt và đưa chúng tôi vào đảo. Chúng tôi dìu dắt nhau lên đảo vào trại tỵ nạn như những cái xác không hồn. Bản thân tôi lúc đó chỉ còn là một thân xác tả tơi chết đi sống lại nhiều lần.

Những đồng bào trên đảo tị nạn nhìn chúng tôi bằng ánh mắt thương cảm. Nhiều người đã giúp đỡ chúng tôi, nhưng cũng có những người buông những câu rất nhẫn tâm, bẩn thỉu. Tôi cố gượng cúi mặt trước những ánh mắt soi mói ấy.
Sau khi vào trại, tôi được đưa đi bệnh viện cách trại tỵ nạn vài chục cây số. Hơn một tuần lễ sau tôi tạm bớt và được xuất viện trở về trại.
Tôi sót con, sót cho thân mình, vật vã khóc than mãi. Trong hoàn cảnh đó chỉ còn duy nhất người con rể là chỗ nương tựa cho tôi.
Mẹ vợ, chàng rể sống tạm trong căn lều tre làm bằng mấy ván gỗ vụn và mấy cây tre chặt trên núi, mà người ở trước đã cho chúng tôi trước khi lên đường đi định cư. Ngày ngày con rể tôi phụ người ta làm đủ thứ, từ làm nhà bán cho mấy người mới tới và đi săn cá đổi thức ăn và kiếm tiền để mua vật dụng cần dùng, và cả mua thuốc cho tôi. Một thời gian sau tôi đã tỉnh táo và đi lại được, tôi làm những việc lặt vặt nấu cơm giặt áo quần nên đầu óc cũng bớt đi nỗi đau buồn.


Chúng tôi vẫn đợi chờ và nghe ngóng nhưng không còn tin tức gì về con gái tôi và mấy người bị hải tặc bắt đi, duy chỉ một lần nghe tin do những người dân đánh cá họ phát hiện được xác người đàn bà bị giết, xác trôi dạt vào đảo, nhưng cá đã ăn gần hết nên không nhận diện được. Nhiều tin cho rằng sau khi chúng bắt đi và hãm hiếp chúng đã giết chết những ngươì đàn bà đó. Ngày tháng qua dần, tôi không còn hy vọng gì gặp lại con tôi được nữa. Nỗi đau buồn cứ day dứt trong tôi, những buổi chiều tôi một mình ngồi trên bãi vắng nhớ con và nghĩ đến thân phận con người sao mỏng manh và xung quanh tôi cũng nhiều mảnh đời tơi tả như tôi, cũng không biết tương lai sẽ đi về đâu.
Sau hơn một năm tôi đã khỏe hẳn và sinh hoạt như bao nhiêu người trên đảo, tôi xin làm phụ với quý anh chị trong ban đại diện vì thì giờ nhàn rỗi. Tôi cùng với các anh chị sắp xếp cho người mới đến. Công việc dần dần mang nụ cười trở lại. Tôi tham gia ban văn nghệ của trại, tôi cũng không nhớ là tôi biết hát và hát được từ bao giờ, chỉ nhớ là tôi biết hát rất nhanh và rất dạn trước khán giả và được tán thưởng trong những bài ca của Trúc Phương và Lam Phương.
Năm đó, tôi đúng 35 tuổi. Từ lúc hát được, tự nhiên trong tôi có niềm vui rất ngộ nghĩnh. Những buổi văn nghệ trên đảo có rất đông người tham gia, và mỗi lần đến phiên tôi hát, cũng đã gây được rất nhiều thiện cảm của khán giả trên đảo. Trong số những người đàn ông theo tán tỉnh tôi lúc đó có một người đã gửi mua tặng tôi hai chiếc áo tắm và đã khen tôi có thân hình đẹp, mấy tay phó nhòm trên đảo còn đề nghị tôi ra bãi làm người mẫu cho họ chụp hình. Những lần như thế thì người con rể tôi có vẻ không bằng lòng.
Ngày tháng cứ trôi, tôi sống trong căn lều tre đó với người con rể nhỏ hơn tôi đến mười tuổi. Anh ta săn sóc tôi tận tình. Chính anh đã bồng ẵm tôi khi tôi bị nạn, đã nhìn trọn thân thể tôi khi tôi trần truồng lê lết dưới sàn tàu. Những buổi cơm chỉ có hai người trong lều nhỏû, những buổi tối ngồi bên nhau trên bờ đá, rồi những chung đụng va chạm đã khiến chúng tôi ngày thêm thân thiết nhau hơn. Và chuyện đã đến phải đến. Một đêm tôi đã ngã vào vai chàng, tôi đã ân ái với chàng, và thật là một sự thay đổi lạ lùng trong tôi. Từ khi chồng tôi chết, tôi chỉ biết làm lụng suốt ngày lo cho con, và vì nghèo túng nên lúc nào tôi cũng chỉ mong sao cho hai mẹ con đủ sống, phần cuộc sống cực nhọc nên chẳng bao giờ tôi chú ý đến thân mình nay thì ở một hoàn cảnh khác. Suốt ngày không phải lo cơm áo, lại sống trên đảo trong một khung cảnh thiên nhiên quá đẹp, gió biển và không khí mới lạ đã làm tôi rạo rực, trong tôi như có một ngọn lửa âm ỷ lâu ngày chợt bùng cháy, và chàng đã đáp ứng dúng nổi khát khao mà trong bao năm tôi vẫn tự đè nén.
Trong những cơn mê đắm với chàng, tôi không hề cho đó là tội lỗi, và chính chàng cũng vậy. Chàng đã thố lộ tâm tư là chàng mê tôi ngay từ khi theo chồng tôi về gặp tôi. Chàng bảo tôi có dáng đẹp đẽ, nhất là đôi mắt đã thu hút chàng ngay từ buổi đầu mới gặp, nhưng trớ trêu thay con gái tôi lại yêu chàng và chàng đã thành con rể tôi. Chàng nói khi nhìn bọn cướp xé nát quần áo tôi chàng thấy uất lên như thể tôi là vợ chàng, và chàng đã xông tới muốn liều lĩnh với chúng, nhưng những nhát búa quyết liệt đã hất chàng cùng mấy người khác rơi xuống nước. Khi chúng rút đi chàng leo lên tàu và nhào lại ôm lấy thể xác trần truồng tơi tả của tôi. Chàng bảo càng yêu thương tôi hơn và không bao giờ có ý nghĩ khinh tôi, chàng vẫn thường khuyên tôi: “Hãy cố quên đi mà sống”.
Cho đến thời gian chúng tôi được đi định cư thì tôi đã có thai được hơn bốn tháng. Chúng tôi vào Mỹ được hội thánh tin lành của tiểu bang Mississipi bảo lãnh và khi vào Mỹ không một ai biết chúng tôi là mẹ vợ và con re.å

Từ đó, chúng tôi sống như vợ chồng cho đến nay đã mười bốn năm, có được 2 cháu một trai, một gái.
Đó là cái giá mà chúng tôi đã trả để đến được miền đất hứa này. Dù sao, chúng tôi đã đến được. Chúng tôi cám ơn chính phủ Mỹ đã đón nhận chúng tôi.
Mỗi đời người có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Phải là người trong hoàn cảnh đó mới thấu hiểu được những việc xảy ra trong đời người đôi khi không thể cưỡng lại được. Phải chăng đó là định mệnh!
Tôi hằng nhớ tới đứa con gái xấu số của tôi.
*
Con yêu dấu của mẹ! Con dù còn sống hay đã chết, ở một phương nào đó hãy cảm thông và tha thứ cho mẹ, bởi số kiếp mẹ con ta chỉ có ngần ấy, bởi mẹ cũng chỉ là người đàn bà tầm thường, bởi trong hoàn cảnh bơ vơ ấy, mẹ chỉ còn biết nương tựa và gá nghĩa với chồng của con .
Trong tâm tưởng, mẹ và chồng con luôn nghĩ đến con. Mẹ sống đây tuy hạnh phúc nhưng là thứ hạnh phúc đổi bằng biết bao kinh hoàng, nhục nhã của kiếp người!
Con ơi,
“Mẹ đâu có ý sang ngang
Nhưng mà thôi, đã lỡ làng rồi con”
ĐỖ THỊ QUÊ HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,854,383
Chị Hạ-Giao là chị bà con của tôi. Từ khi kết quả siêu âm cho biết chị đang có một bé trai và một bé gái trong bụng, tin vui này bùng ra trong đại gia đình tôi chẳng khác pháo bông tưng bừng xẹt nở trên nền trời nhân ngày quốc khánh. Tính chung cả hai bên họ nội ngoại, nếu cách đây mười mấy năm tôi là đứa bé đầu tiên của
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Nhạc sĩ Cung Tiến