Hôm nay,  

Tiệm Nail Đánh Phá Lẫn Nhau

16/08/200100:00:00(Xem: 168844)
Bài tham dự số: 02-326-vb40816


Ngành Nail đã làm nhiều người Việt giàu có, nó đã phát triển trên toàn nước Mỹ, đi đến đâu cũng thấy tiệm Nail mà đa số do người Việt làm chủ.
Ngoài sự thành công về mặt tài chánh của hầu hết người Việt làm Nail, trong đó có những người chủ phải chịu bao áp lực của đồng nghiệp trong vấn đề cạnh tranh. Nhiều nơi đã xảy ra những chuyện ẩu đả, gọi điện thoại chửi bới, hăm dọa nhau, có nơi xé những banner quảng cáo của nhau, phá phách nhau đủ cách, thậm chí đã có chủ bị bắn chết (El Monte) tuy có nhiều nghi vấn vv...
Vì vậy đã đến lúc ngành thẩm mỹ nói chung, ngành Nail người Việt nói riêng, nên ngồi lại chung để giải quyết những bất hòa nếu có, gây tình tương thân tương trợ, cùng chung hưởng lợi, giúp đỡ nhau trong tình đồng hương và đồng nghiệp.
Người Việt Nam đa số thích làm chủ, khi mở tiệm muốn phát triển tiệm cho đông, cho nhiều khách, người chủ chỉ biết hạ giá thật rẽ, về sau tiệm vững rồi tăng giá lên rất khó, vì khách hàng thấy mình tăng giá họ sẽ bỏ đi tiệm khác, mình sẽ mất khách, tiệm khác thấy thế cũng hạ giá. Cứ thế mà đua nhau hạ giá, trước một bộ Nail phải 50 đồng, 60 đồng đến nay nhiều nơi chỉ có trên 10 đồng, mọi người cùng thiệt hại.
Điều tốt hơn hết là các chủ tiệm đồng ý với nhau một giá tiêu chuẩn (regular price) vì xứ Mỹ có quyền cạnh tranh tối đa tùy theo khả năng của mình, rồi người chủ có quyền on sale 10%, 30% thậm chí có nơi on sale tới 50%, 60% và ấn định trong thời hạn 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng vv... như vậy sau thời hạn on sale ta có thể trở lại giá tiêu chuẩn (regular price) như vậy sẽ không bị phá giá gây thiệt hại cho mình và cho người khác.


Lại còn một áp lực khác là chủ và thợ ít tin nhau, hay nghi kỵ lẫn nhau, chủ thì sợ thợ làm quen khách sẽ mang khách đi khi thôi việc đi làm cho tiệm khác hoặc sẽ mở tiệm riêng gần đó để cạnh tranh bất chánh với mình, thợ thì thấy chủ không tin mình rồi kềm kẹp, giấu nghề, nghi kỵ không thực lòng hướng dẫn cho khách nên không thấy hăng hái, lúc nào cũng giữ thế. Vì tình trạng làm việc như vậy chủ chỉ muốn đưa những bà con thân thuộc hoặc bạn bè thân hữu vào làm việc với mình, thì yên chí hơn. Nên có nhiều nơi thừa mà đâm ra thiếu chuyên viên vậy. Gặp trường hợp này mỗi khi mới mướn người thợ nào hai bên nên làm một hợp đồng với đầy đủ chi tiết, ví dụ khi thôi việc không được mở tiệm trong vòng 15 miles, 20 miles... như vậy người chủ và thợ an tâm dễ hợp tác làm việc.
Mong rằng mỗi chủ tiệm các địa phương nên thành khẩn hợp tác với nhau, để cùng sống cùng hưởng lợi, mỗi khi có chuyện gì xảy ra nên giải quyết với nhau, hoặc có một trọng tài đứng ra hòa giải. Vì vậy nhu cầu lập hội đoàn chuyên viên thẩm mỹ là cần thiết.
Tôi là Nguyễn Văn Diễm nguyên Chủ Hệ Thống trường Thẩm Mỹ Tâm nay đã nghỉ việc sẵn sàng đứng ra giải quyết dùm (miễn phí) cho các chuyên viên thẩm mỹ khi gặp khó khăn, dù phải đi xa, ăn ở không thành vấn đề, miễn sao cho Cộng đồng Việt Nam đoàn kết để thăng tiến trong tình tương thân, tương trợ vậy. Quí vị có điều chi thắc mắc xin viết thư về địa chỉ: Ông Nguyễn Văn Diễm 10121 Westminster Ave, Garden Grove, CA 92843 hoặc điện thoại (714) 904-4093, tôi sẽ cố vấn miễn phí quí vị trong sự hiểu biết của tôi.

NGUYỄN VĂN DIỄM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,879,216
Đây là tâm sự của một cựu sĩ quan già, xin gửi đến quí báo. Kính tặng các chiến hữu, các cựu tù nhân chính trị QLVNCH.
Tôi thuộc về lão niên gần 80 tuổi, theo dõi các bài "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều bài lý thú lắm! Một cuộc đổi đời ngoạn mục có một không hai.
Ngọc, một cô gái nhan sắc cũng dễ coi, có duyên nhất là khi cô cười để lộ hai đồng tiền thật xinh xắn. Cô lấy chồng sang Mỹ định cư. Chồng cô tên Hòa, một thanh niên khoảng ba mươi tám tuổi, hơi gầy, không cao lắm, làm nghề construction.
Chuyến đi săn ảnh mùa thu của hội ảnh nghệ thuật nơi tôi đang theo học được tổ chức vào cuối tháng chín, từ thứ bẩy đến thứ ba
Một người đàn ông tuổi khoảng ngoài 50 tuổi dáng người lanh lợi từ ngoài cửa tất tả vào trong tiệm HO ở đường Senter rồi tự mình kéo ghế ngồi
Không biết hắn mắc cái bịnh moi thùng rác này từ hồi nào. Có lẽ từ hồi bị đói ăn trong các trại tù vượt biển" Thời đó bị nhốt hơn một năm ở trại Bà Bèo tỉnh Tiền Giang, mỗi lần thiên hạ có thăm nuôi là hắn lại ra xọt rác để lượm mấy trái chuối héo, trái ớt dập của thiên hạ vứt đi.
Từ credit union bước ra, lòng Loan tràn ngập một niềm vui khó tả. Nàng nghĩ thầm, thế là mình vừa trồng được một cái cây nho nhỏ - cây từ thiện. Từ hôm đọc báo thấy những em bé mồ côi ở quê nhà đói khổ, Loan nảy ra một ý định, làm một cái thùng binh từ thiện tại gia.
Tôi định cư ở Mỹ được năm năm rưỡi theo diện đoàn tụ gia đình. Cũng như đa phần những người trung niên khác, khi biết còn khoảng một năm nữa được đi định cư, tôi lao vào làm việc thật nhiều
Rời quê hương sang Mỹ, tôi hy-vọng tạo lập một đời sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi bước vào giai đoạn tốt đẹp, tôi đã trải qua nhiều chặng đường gian khổ.
Ông Bạn Vong Niên, "Chiều hôm nay mình tui lang thang trên đường", "tui đi giữa hoàng hôn ..." Tui vừa đi vừa suy nghĩ tới một chiện thiệt mắc cười mà nghĩ riết thấy cười hổng đặng ông ơi. Để tui nói ông nghe.
Nhạc sĩ Cung Tiến