Hôm nay,  

Tôi Làm Hãng Mỹ

28/08/200100:00:00(Xem: 165108)
Bài tham dự số: 02-335-vb30827

Tác giả Hải Yến, định cư tại San Diego, vừa góp 2 bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài đầu của ba, “Sát Cánh”ø là bức tranh đẹp hiền hoà, nhẹ nhàng về hạnh phúc của một một gia đình HO, cựu sĩ quan, cựu tù nhân trên quê hương mới. Hôm nay là bài thứ hai, bà kể về công việc buổi đầu tại Mỹ.



Thấm thoát tôi đến đất nước tự do nầy được gần ba năm, mỗi lần ai hỏi tôi đi theo diện nào, bạn tôi nhanh nhẩu trả lời trước:
-Diện ô-đi-ghe!
Tôi không may mắn có thân nhân bảo lảnh để đi diện ODP, cũng không giàu lòng can đảm và nghị lực để vượt biên, tôi đi theo diện HO.
Sau 8 tháng hưởng trợ cấp, tôi được một người bạn đưa đi xin việc làm ở một hãng may của Mỹ có cái tên rất hách xì xằng: Fashion American. Đây là một hãng lớn may áo quần tây, áo coat, áo vest và quần. Công việc được phân chia nhiều công đoạn, dây chuyền. Nhân viên ở đây không thể gọi là thợ may mà là thợ ráp, mỗi tuần lãnh lương một lần vào ngày thứ sáu. Vì vậy họ gọi ngày thứ sáu là ngày của Chúa, vì vừa được lãnh lương vừa được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Thỉnh thoảng hãng có viêc nhiều, cần thì họ gọi đi làm ngày thứ bảy gọi là làm over-time và họ trả lương gấp ruỡi. Đó là những gì tôi được biết về quyền lợi của mình.
Rồi một ngày đầu thu, tôi mừng khấp khởi khi được gọi tới phỏng vấn, mừng nhưng trong lòng đầy lo âu bởi hai lẽ: thứ nhất là khi điền đơn, bạn tôi bảo là đã có kinh nghiệm về nghề may đã 2 năm, nhưng tôi chưa bao giờ xử dụng máy may; tôi chỉ xử dụng pince, kéo, seringe, kim chích, thuốc một cách thành thạo trong Bênh viên đã hơn 20 năm. Thứ hai là liệu tôi có thể trả lời được những câu hỏi cắc cớ về nghề may, nếu trả lời ú ớ thì làm sao mà họ nhận mình được. Nhưng rồi khi bắt đầu buớc chân vào văn phòng của hãng, tôi lấy lai bình tĩnh, tự tin vào vốn liếng Anh văn của mình đâu có nghèo. Lúc học ở trường Đồng Khánh, ngoại ngữ chính của tôi là Anh văn, học về y-tế cũng có môn tiếng Anh, rồi trước khi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, tôi cũng đêm đêm cắp sacùh đến Trung Tâm Cenlet ở Huế để trau dồi thêm. Tôi đã được cấp băèng A rồi bằng B sau môãi kỳ thi khá nghiêm túc.
Sau khi phỏng vấn họ dẫn tôi vaò khu làm việc và huấn luyện việc suốt 4 giờ đồng hồ. Công việc khá đơn giản so với khả năng của tôi, nên họ chính thức nhận tôi.
Bạn ạ, vượt qua được cái ải Nam Quan, à quên, cái ải phỏng vấn là một chuyện nhưng hàng ngày làm việc phải xử dụng tiếng Anh lại là một chuyện khác vì Supervisor, Manager, Engineer và những nguời xung quanh đều là nguời Mỹ, nguời Mễ tuốt, không có bóng dáng yêu kiều, mảnh mai của nguời Việt Nam nào cả. Khi Supervisor huấn luyện cho tôi, ông nói thao thao bất tuyệt, tôi nghe được hết nhưng chẳng hiểu gì cả. Chắc ổng tưởng vô đuợc hãng nầy là phải giỏi Anh văn lắm, ổng nói mà như đang ngâäm ô mai trong cổ. Tôi chỉ hiểu rõ câu kết luận của ông sau môãi thao tác:"-Do you understand"" Tôi "Yes, yes" lia lịa. Thật ra nhìn thao tác tôi biết cacùh làm. Dùng máy cắt phần cổ aó vest (coat), căét đúng kỹ thuâät, kích thước. Tôi có hỏi ông vài điều nhưng ông không hiêåu, ông hỏi lại "What do you say"" Hoặc "What does that mean"". Tôi bèn xài động từ "to quơ" tức là vừa nói vừa quơ quơ tay làm dấu hiệu, ông ta hiểu liền! Vì vậy trong thời gian làm việc đã hơn 2 năm trôi qua, tôi vẫn cứ xài động từ "to quơ" là tiện nhâát .

Tuần đầu hàng bị sửa lui sửa tới nên lương chỉ $2.50/giờ, company phải trả bù thêm $1.75/giờ mới đủ lương tối thiểu. Dần dần tôi ngoi lên được $4.75/giờ; thế là thoát nạn bị lay off. Hàng ngày tiếp xúc với sếp, phụ sếp đã quá mệt vì tiếng Anh, lại còn phải tiếp xúc với bà Mễ làm cùng khâu làm tôi mệt phờ người. Bà ấy làm việc đã được 6 năm nên thành thạo và biết mọi luật lệ của hãng. Bà thường chỉ cho tôi những điều lăt vặt, mỗi lần chuông reo break-time tôi hay làm găéng, bà ta kêu ngưng ngay kẻo union tới complain (bỡûi tôi thường tham công tiếc việc mà). Bà ta nói tiếng Anh không rành nên bà nói tiếng Spanish với tôi cả tràng, tôi trố mắt nhìn bà và cả hai chúng tôi cùng cười xoà. Lần khác tôi trả lời câu hỏi của bà bằng một tràng tiếng Việt Nam cho đỡ tức, bà dương đôi mắt Mễ đẹp tuyêät vời nhìn tôi, chúng tôi lại cùng cuời với nhau. Ngày tháng qua dần, sau 6 thanùg làm viêc, lương tôi tăng theo thời gian và kinh nghiệm: $5.75/giờ. Khi đã thành thạo công việc tôi muốn làm nhanh vì nhiều hàng hơn tiền sẽ tăng nhanh theo. Tôi bèn nãy ra sáng kiến giản lược bớt thao tác thừa. Tôi hôài tưởng lúc còn làm việc ở Bêänh-Viện Trung-Ương Huế, tôi thuờng đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật như dùng cái bầu của ống dây chuyền serum (sau khi dùng bỏ đi ) để hấp, sấy xong dùng thay contergout điêåm măét cho bệnh nhân vì thời đó (1977-1980 ) loại contergout rất khan hiếm, đôi khi chỉ một ống mà phải dùng để điêåm 2,3 loại thuốc khác nhau, sợ mất tác dụng và gây dị ứng thuốc. Việc này tiết kiệm nhiều tiền cho bệnh viện mà lại an toàn cho bệnh nhân. Hoặc khi một bệnh nhân bị viêm xoang hàm có mủ, sau khi khám, chẩn đoán rõ ràng thì không cần chụp film, không cần hội chẩn mỗ mà chỉ chọc xoang súc sạch mủ rồi bơm thuốc trụ sinh vào trị liệu tại chỗ hàng ngày; phương pháp này tiết kiệm thì giơ,ø tiền bạc và sức khoẻ cho bệnh nhân… Nhiều đề tài nho nhỏ do tôi tích luỹ được trong khi làm viêc, đề taì nào cũng đem ra thảo luận, được thực hiện thành công, được khen ngợi ở khoa, ở viện. Nay ở xứ người, tôi lại thử phát huy sáng kiến cải tiến kỷ thuật của mình xem sao!
Sau mấy ngày hồi hộp chờ đợi, nghĩ là sáng kiến giản lược thao tác được trót lọt, số lượng hàng tăng lên thấy rõ. Nhưng, lạy Chúa! Buổi sáng thứ hai đầu tuần, tất cả số hàng cải tiến của tôi bị trả lại hết, phải sửa lạị tất cả, còn bị supervisor complain, ôång còn đe nếu còn làm sai sẽ đưa giấy warning (2 lần warning là sẽ bị đuổi việc.) Tôi về kể cho các con tôi nghe, chúng cười ầm lên một đứa nói:
-Me à, ở Mỹ họ làm theo kỹ thuật răm rắp như cái máy, những thao tác đó là do họ rút tỉa từ kinh nghiệm, sàng lọc qua máy computer rôài trong hãng lại có kỷ sư thiết kế kỷ thuật từ lâu, nay Me cải tiến họ chưa mời về là may lắm rồi!
Vậy là tôi đành chôn vùi mọi sáng kiến duới lớp bụi …của vải! Thỉnh thoảng không có hàng thì họ cho nghỉ 1 hoặc 2 tuần. Tôi đã tới sở thất nghiêp làm thủ tục, họ đã cấp tiền thất nghiệp hàng tuần, nghỉ vacation và holiday tôi đều lãnh được tiền. Hãng nầy có khoảng 600 nhân viên, người Mễ chiếm 70%, vì hãng nằm sát biên giới Mễ, ngoài ra còn có nguời Phi, Tàu, Mỹ. Việt Nam có 16 nguời. Giờ trưa chúng tôi gặp nhau, cùng ăn chung, kể cho nhau nghe những vui buồn của cái nghề bất đắc dĩ mà cần thiết để mưu sinh nơi xứ nguời; nói về những supervisor quá giỏi, nhanh nhẹn trong việc điều hành nhân viên, giải quyết công việc, họ luôn luôn lịch sự, hoà nhã với nhân viên, những dịp lễ lớn các sếp đãi chúng tôi ăn bánh ngọt, càphê. Mọi nguời có vẻ chú trọng đến xã giao nhiều, họ vui vẻ chào hỏi những câu đầu môi. Đacêë biệt họ quá thân mật mà phong tục tập quán Việt Nam mình cho là sỗ sàng. Ví dụ năm rồi trước khi về nghỉ Noel và tết dương lịch, mọi nguời đi quanh bắt tay nhau, ôm hôn nhau. Bỗng môät ông Mễ râu tocù xôàm xoàm tới bắt tay rồi ôm đại tôi và nói: "Merry Christmas!", tôi hoảng vía khựng nguời không nói được chữ thank you và chúc lại, may thay ông ta thả tôi ra ngay, tai tôi nóng ran và tôi xấu hổ vô cùng. Tôi len lén dòm lui đăèng sau coi có người Việt Nam nào nhìn thấy cảnh vưà rồi, nhưng may là các bạn đang đậy máy móc trước khi ra về.
San Diego đã có những cơn gió lạnh buốt về đêm. Trời đã lập đông, mùa Noel sắp về, lại sắp được nghỉ lễ nhưng giờ tôi không còn sợ chàng Mễ ôm nữa, vì tôi đang thất nghiệp ở nhà.
Những sáng buồn, một mình với tách coffee, tôi nhìn qua cửa sổ và nhớ công việc của mình, tôi ao ước được đi làm trở lại. Hình như tôi đã yêu cái nghề bất đắc dĩ nầy. Cũng như suôát một năm đầu mới tới Mỹ, tôi đã nuối tiếc công việc của tôi ở Bệnh viện, nhớ chiếc áo blouse trắng quyện lấy thân tôi suốt thời tươi trẻ, nhớ bêänh nhân, nhớ những đêm dài trực cấp cứu. Nhớ chỉ để mà nhớ thôi, đành bất lực vì tất cả đã cuốn theo thời gian và tôi đang nổi trôi, bơ vơ lạc lõng nơi xứ nguời.

HẢI YẾN
San Diego

Ý kiến bạn đọc
12/11/201502:28:59
Khách
chi oi sao chi khong di hoc lai nghe cua chi?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,520,155
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến