Hôm nay,  

Đêm Chống Khủng Bố Trên Vịnh Ba Tư

26/09/200100:00:00(Xem: 168418)
Bài tham dự số: 02-360-vb80927


Khoảng năm 1988, cuộc chiến giữa Iran và Iraq đã khiến hải quân Hoa Kỳ phải gởi nhiều chiến hạm vào vùng vịnh Ba Tư để hộ tống các tàu dầu Kuwait. Chiến hạm Hoa Kỳ đã trở thành mục tiêu bắn phá của Iran.
Gió cát sa mạc mang đến những màn bụi mờ giăng kín khắp bầu trời vịnh Ba Tư. Những tia nắng đầu ngày như mất đi sắc hồng thẳm thiên nhiên để biến thành sắc hoàng thổ nặng nề. Bầu trời mờ đi do những sương bụi li ti. Những hôm trời nặng hơi sương, đầu gió đã qua rồi, nhưng những tia bụi vẫn bị sương mù giữ lại. Sương và bụi quyện chặt lấy nhau khiến tầm nhìn trên biển thêm hạn chế, không xa quá ba hải lý. Đường chân trời thì tuyệt nhiên biến mất. Màu xám cố hữu của chiến hạm cũng nhuộm màu hoàng thổ khi sương và bụi lắng động trên thân sắt lạnh của con tàu.
Trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, đêm nay chiến hạm của tôi vẫn đang tiếp tục cuộc tuần hành theo thường lệ nơi phía Bắc của vịnh Ba Tư. Ngoài nhiệm vụ tuần hành, chúng tôi còn trực tiếp bảo vệ trên không và trên biển cho hai xà lan khổng lồ làm căn cứ tiếp vận giữa khơi và các tàu nhỏ vét mìn và tuần tiểu trong vùng. Tối nay, sương và cát cùng quyện lấy nhau phủ kín cả bầu không khí đại dương, khiến trăng sao mờ mịt, đêm như vô tận vô cùng.
Trên đài chỉ huy, mỗi người mỗi phần việc, ai cũng chăm chú lo nhiệm vụ của mình. Ánh sáng cực nhỏ của các đèn hồng ngoại tuyến chỉ đủ để thấy lờ mờ các vật chung quanh. Chắc có lẽ trên khuôn mặt của mọi người, ai ai cũng lộ rỏ nét đăm chiêu và căng thẳng. Thỉnh thoảng các cuộc điện đàm với các tàu bạn mà âm thanh trung thực đã bị phá đi lại réo lên qua máy vi âm phá tan bầu không khí đầy im lặng và ưu tư.
Hạm trưởng đang ngồi trên ghế chỉ huy của ông, dáng im lìm bất động. Một tay chống cằm, ông nhìn chăm chăm khoảng trời đen như mực phía trước và không ai biết ông đang suy nghĩ gì. Ông ngồi đây trong tư thế của vị chỉ huy tối cao của toàn chiến hạm, những quyết định của ông sẽ ảnh hưởng không ít đến sinh mạng của tất cả sĩ quan, thủy thủ thuộc quyền. Ông ngồi đây như người anh cả trong gia đình có bổn phận chăm lo cho bầy em, giúp gia đình vượt cơn giông tố. Những chặng đường đã đi qua của người anh cả trên sông lạch chằn chịt của miền nam nước Việt, những kinh nghiệm máu xương suốt mấy chục năm trời từ những ngày đầu tiên trong quân ngũ với cấp bậc thấp nhất, những suy nghĩ, dáng dấp cung cách của một nhà trí thức với nhiều bằng cấp đại học, tất cả đã khiến mọi người phải kính phục. Thường ông rất ít nói khi đứng ở đài chỉ huy, ông chỉ lắng nghe và ban mệnh lệnh. Ông có thói quen đứng ở đây lúc sáng sớm, nhất là những hôm trời đẹp với ánh bình minh rực rỡ. Ông thường nói không có gì đẹp hơn biển và mặt trời lúc ban mai.
Bên cạnh ông là viên sĩ quan trực phiên trẻ tuổi, vừa mới tốt nghiệp trường đại học hải quân Hoa Kỳ, đây là phiên trực thứ hai của anh. Anh đang làm quen với nhiệm vụ của mình. Có lẽ anh đang thầm cầu nguyện cho một đêm trôi qua thật bình yên.
Trung tâm thông tin tác chiến là đôi tai và cặp mắt của chiến hạm. Với các máy rada tinh vi và các máy điện báo cực mạnh, họ có thể nhìn xuyên qua những dặm dài của sương mù và đêm tối, lắng nghe được các cuộc điện đàm, thăm dò và phát hiện các mục tiêu tầm xa. Đây cũng là nơi đã khai hỏa các dàn tên lửa phòng không đáng kể. Phiên trực của các chuyên viên tác xa trong tình huống sẵn sàng như đêm nay thật căng thẳng. Họ phải cố sức chống chọi lại những cơn buồn ngủ, mệt mỏi giữa phiên trực khuya dài suốt sáu tiếng đồng hồ với yêu cầu tập trung cao độ về thính cũng như thị lực.


Còn đúng năm phút nữa là đồng hồ chỉ đúng một giờ sáng. Đột nhiên máy rada phát hiện một tàu siêu tốc cở nhỏ đang lao về phía chiến hạm. Có lẽ đây là một tàu cảm tử của phe địch với mục đích lao nhanh vào mục tiêu rồi phát nổ với sức công phá thật mãnh liệt. Thêm vào đó đêm tối khiến ông nhòm và các xạ thủ đại liên ở ngoài lườn tàu hầu như không phát hiện được một chút gì về con tàu siêu tốc nguy hiểm này. Không còn một phút giây nào nữa để chuẩn bị, phản ứng phải tức khắc và kịp thời để chặn đứng và phá tan hành động điên rồ của đối phương. Sĩ quan chiến thuật tác chiến nhanh chóng điều động và phối hợp để điều khiển vị thế của chiến hạm cho phù hợp với mục tiêu tác xạ cũng như phương án phòng thủ. Ông thừa lệnh hạm trưởng ban bố lệnh báo động tác chiến trên toàn chiến hạm. Phóng thanh loa vang, cắt ngang những giấc ngủ say của những thủy thủ: "General quarter, general quarter. All hand man battle station…".
Tôi tung chăn, mang vội đôi giày và bộ quân phục trong tình thế vô cùng cấp bách. Tiếng quát tháo đốc thúc các vị chỉ huy có một sức đẩy thật lạ lùng. "Come on, move it, move it…". Trong chốc lát tôi đã có mặt trong tổ cứu hỏa của buồng máy chính. Viên sĩ quan mới ra trường trông lúng túng thấy rõ lúc ban đầu. Vị thượng sĩ già đứng đăm chiêu, khuôn mặt không một nét lo âu. Có lẽ ông đã trải qua nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Tất cả chỉ chờ một tiếng nổ thôi, rồi nước tuôn xối xả, và lửa bén và cuộc chiến đấu sẽ thực sự mở màn. Một vài tiếng cười vang lên quanh tôi như cố phá tan bầu không khí ngột ngạt. Thế nhưng sự chờ đợi vẫn khiến cho không gian chật hẹp của con tàu thêm căng thẳng. Thì ra ở nơi nào đó trên địa cầu cái gian nan và nguy hiểm vẫn chầu chực đêm ngày. Những người ra đi trong sương gió đêm nay, biền biệt xa người thân yêu hơn nửa vòng trái đất, đang hy sinh mạng sống của mình cho một nghĩa vụ thiêng liêng không định nghĩa được.
Chỉ trong vài phút tính từ khi lệnh báo động được ban bố, con tàu siêu tốc đang ở trong vị trí nguy hiểm. Đài chỉ huy yêu cầu cho đối phương đổi hướng và tỏ dấu hiệu thân thiện nhưng vẫn không có dấu hiệu trả lời. Toàn chiến hạm đã tức khắc án ngữ các vị trí chiến đấu. Tinh thần sắp sẵn cao đô như giây thiều được căng cứng tới mức tối đa.
"Bẻ hết bánh lái về phía tay phải, tốc độ 30 hải lý, tiến tới".
Chiến hạm nghiêng sâu rồi lượn vòng với tốc độ nhanh theo mệnh lệnh. Tiếng động cơ như gào lên hòa với tiếng sóng xát mạnh vào hông tàu tạo nên một âm thanh kinh dị lạ lùng.
"Nạp đạn, sẵn sàng", nhân viên xạ thủ chuẩn bị khai hỏa qua hệ thống điều khiển rada. "Fire, fire, fire..."
Họng thần công 76mm liên tục nhả đạn. Mục tiêu đổi lộ trình để tháo chạy, chiến hạm đã nhanh chóng chạy song song với đối phương như mèo đuổi chuột. Đạn vẫn liên tục nhả cho đến khi mục tiêu đã hoàn toàn biến mất trên màn rada. Đối phương đã hoàn toàn biến mất trong đêm thâu. Hai mươi phút trôi qua, vẫn không có một dấu hiệu đáng ngại nào khác. Có lẽ con tàu siêu tốc đã hoàn toàn tan xác. Ngày mai chúng tôi sẽ tuần tra khắp trên khu vực nằm trong tầm tác xạ để thu thập thêm kết qua.û ]
"Chấm dứt phòng thủ tác chiến, trở lại phiên trực hải hành bình thường trên toàn chiến hạm".
Phút căng thẳng đã trôi qua, mệnh lệnh trên loa phóng thanh không còn hối hả và gấp rút như trước đây. Đồng hồ chỉ đúng hai giờ bốn mươi lăm sáng. Giờ đây cơn buồn ngủ lại tiếp tục hoành hành, mọi người cố tiếp tục ngả lưng thêm vài tiếng đồng hồ nữa trước khi trời sáng.
Rồi chiến hạm vẫn trôi triền miên trong đêm thâu và sóng nước. Biết đâu trong vài ba phút nữa còi báo động lại vang lên và một cuộc chiến đấu mới lại mở màn.
Tôi cứ cho sự kiện xảy ra vừa rồi là một cơn mơ. Bởi vì những cơn mơ thường dễ lặp lại và khó khi nào biết trước.

Huỳnh Phương Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,317,151
Tác giả là chủ nhiệm sáng lập Việt Báo, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Tân Mão 2011. Nhân ngày Halloween, lần đầu được phổ biến trong Viết Về Nước Mỹ online.
Thứ Tư 31 tháng Mười, sẽ là Halloween 2012. Trước ngày vui với ma quỉ, mời đọc chuyện ThaiNC gặp ma. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, thêm giải Việt Bút 2009, ông đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có tại các tạp chí văn chương trên internet như Da Màu, Tiền Vệ.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài mới của cô là chuyện kể nhân mùa Halloween.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện đặc biệt cho mùa Halloween đang tới.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.
Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tựa đề trên đây không phải cho một, mà là hai bài riêng biệt, của cùng một tác giả. Ông dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Nhạc sĩ Cung Tiến