Hôm nay,  

Rủ Nhau Làm Nail

09/10/200100:00:00(Xem: 190534)
Bài tham dự số: 02-366-vb61005

Trong mỗi cộng đồng thiểu số trên đất Mỹ người ta có khuynh hướng rủ nhau buôn bán hoặc mở một dịch vụ hay nghề nghiệp nào đó. Cộng đồng Philippinnes rủ nhau làm viện dưỡng lão, làm y tá, cộng đồng Tàu rủ nhau làm tiệm ăn, mở chợ, cộâng đồng Cam Bốt rủ nhau làm Donut, cộng đồng Ả Rập rủ nhau bán thảm, làm motel… Trong cộng đồng người Việt, từ lâu, nổi bật vụ rủ nhau làm Nail.
Đa số theo nghề Nail vì vừa không cần giỏi Anh ngữ, cũng không đòi hỏi học hành lâu lắt, tốn kém. Thông thường, vốn tiếng Anh để học nghề, hành nghề cũng không cần nhiều. Chỉ cần theo một chương trình huấn luyện ngắn hạn,vài ba tháng là có thể ra nghề. Người Việt, nhất là phụ nữ Việt vốn khéo tay, nhẹ nhàng, tính tình lại cần cù chăm chỉ, nhẫn nhịn. Đây là những đức tính rất thích hợp cho người Việt vô nghề làm Nail.
Trong khi đó, số tiền dân Mỹ xài cho việc làm đẹp hàng năm lên tới bạc tỷ. Bởi vậy, nghề Nail đã đem lại cơ hội làm giàu một cách nhanh chóng cho cộng đồng người Việt. Trên khắp nước Mỹ hiện nay đâu cũng có tiệm Nail, có khi hàng chục tiệm trên một đường phố, hàng hai ba tiệm ở ngã tư đường, hầu hết do người Việt làm chủ. Sức phát triển của người Việt trong ngành nail đã tới mức hiện ai ai cũng biết người gốc Việt đang là "vua" của nghề nail ở Mỹ.
Chủ tiệm Việt tất nhiên không muốn mướn thợ nói tiếng Mễ hay tiếng Ả Rập. Do vậy, nhu cầu nhân công gốc Việt cung ứng cho nghề nail hiện còn cần rất nhiều. Trên một tờ nhật báo trong tháng 9/ 01 đăng 210 tiệm cần thợ, có tiệm bao lương tháng từ $3,000 USD đến $5,000 USD, chủ còn bằng lòng dạy thêm cho những người chưa đủ kinh nghiệm.
Nghề nail đã thu hút mọi trình độ, mọi tuổi tác, nam nữ. Có nhiều người Việt, trước khi sang Mỷ định cư theo bất cứ diện nào, đã chuẩn bị học nail tóc từ bên nhà. Như vậy, nghề nail đã tạo ra công ăn việc làm không chỉ trên đất Mỹ mà còn ngay trên đất Việt Nam.
Dù đã phát triển và phổ cập tới mức ấy, có thể nói còn nhiều điều căn bản mà ngay những người đang hành nghề Nail cũng chưa hiểu đúng mức. Người Việt đa số không hiểu khách hàng Mỹ, cứ nghĩ mình làm bộ móng tay, móng chân đẹp là đủ. Không chú ý đến vấn đề sạch sẽ cá nhân, vệ sinh công cộng. Cho tới nay, trong các tiệm Nail chủ Việt trên đất Mỹ, luật lệ thẩm mỹ vẫn bị coi nhẹ. Vấn đề sát trùng, khử trùng, đa số không chú tâm. Từ chủ tới thợ, cứ nghĩ rằng học ở trường cho có lệ để đi thi lấy mảnh bằng hành nghề, rồi khi mở tiệm hoặc hành nghề thì vẫn xử sự theo thói quen của người Việt mình, bất cần chú ý tới thực tế của khách Mỹ, luật Mỹ.


Hồi tháng bảy vừa qua, nhiều báo chí, truyền thanh, truyền hình đã đồng loạt nói lên những bê bối của các tiệm Nail người Việt. Có nhiều tiệm bị khách hàng thưa vì tay chân họ bị nhiễm trùng trầm trọng. Chúng ta cần biết nhiều người Mỹ thông thường họ không phê bình thẳng đến tư cách của mình, họ âm thầm nhịn rồi lặng lẽ bỏ đi, nhẹ thì một đi không trở lại. Nặng hơn là làm đơn kiện. Đặc biệt, nếu tiệm xảy ra chuyện gì có người tố giác là họ ùa nhau tố giác theo. Một đơn kiện có sức lôi kéo thêm dăm chục đơn kiện khác. Đó là trường hợp một tiệm nail chủ Việt ở Watsonville thuộc California đã bị hơn 100 khách hàng tố giác vì họ bị nhiễm trùng.
Thật thế, nhiều tiệm nail của ta không chịu nghĩ khách hàng nghĩ gì, muốn gì, mình muốn làm gì thì làm miển sao bộ móng tay, móng chân đẹp là được rồi.
Chuyện bình thường trong các tiệm nail là bà con mình tha hồ ăn uống ăn mắm muối buổi trưa rồi vội ra làm cho khách không chịu đánh răng. Bà con đâu cần nhớ là lúc nào người thợ cũng ngồi đối diện với khách hàng khoảng cách rất gần. Khách Mỹ ngửi mùi đồ ăn Việt Nam không quen, họ khó chịu. Đã vậy, có người mở nhạc hay đài phát thanh Việt Nam để mình nghe, không chịu chú ý đến khách hàng nghĩ gì thì nghĩ. Còn cách ăn mặc, tôi có lần thấy trong một tiệm nail có cô chuyên viên mặc đồ ngủ hay đồ bộ Việt Nam, Mỹ thấy như vậy, họ cho rằng mình không tôn trọng họ.
Đã đến lúc bà con Việt Nam làm nail cần thay đổi những khiếm khuyết trong nghề nghiệp để được thăng tiến. Ta cần nhớ khi làm việc ta phải luôn luôn nghĩ đến khách hàng ngoài chuyện chuyên môn, họ muốn gì. Họ đến mình, họ cần thư giãn, ta phải tạo không khí thoải mái cho họ, mở nhạc Mỹ êm dịu, trang trí tiệm cho gọn sạch, màu sắc hài hòa, tiệm mát mẻ hoặc ấm áp nơi xứ lạnh, mời họ ly cà phê, nước trà, nước ngọt….
Giữ gìn vệ sinh cá nhân của người chuyên viên cũng rất cần thiết, lúc nào cũng nên nghĩ mình giữ sạch sẽ là vì khách hàng, Hàng ngày nên tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh răng miệng quần áo tươm tất, nếu có đồng phục thì tốt. Về vệ sinh công cộng cũng vậy, tịêm lúc nào cũng cần sạch sẽ thơm tho, dụng cụ đồ nghề lúc nào cũng phải khử trùng sát trùng. Về chuyện nói năng, cũng cần sự lịch sự, niểm nở, thân mật. Bà con nên đọc cuốn "Đắc Nhân Tâm" bản dịch của dale Carnegie. Các chủ nhân, giám đốc, quản lý, chuyên gia người Mỹ cũng đọc cuốn này. Họ còn theo học lớp đặc biệt ở trường Dale Carnegie mặc dầu họ đã làm việc đến 10 năm, 15 năm.
Sau hơn 25 năm có sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ ta cũng nên học hỏi cách điều hành của người Mỹ vì ta phục vụ khách hàng đa số là người Mỹ.
Mong rằng đã đến lúc chúng ta phải hội nhập hoàn toàn vào xã hội Mỹ để thăng tiến nghề nghiệp của chúng ta. Trong mnột kỳ sau, tôi sẽ viết về những kinh nghiệm mở tiệm Nail. Chúc quý bà con thành công trên đất Mỹ.

Nguyễn Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,129,901
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp 4 bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Sau đây là bài viết thứ năm.
Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.
Đây là bài đầu tiên của một tác giả người Mỹ trực tiếp viết văn bằng Việt ngữ. Email kèm bài viết được ông xưng danh là “Steve Brown tức là Sáu.” Ông chính là “người Mỹ yêu tiếng Việt” mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài “Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu.” Mới đây, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông,
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, đã 2 lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2009, giải danh dự, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" và Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010 -thường được gọi đùa là giải á hậu- với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu? Bài viết sau đây đã đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Nhâm Thìn, 2012, nhưng chưa có trên online nên xin bổ túc.
Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện gia đình Việt Mỹ và tình yêu đồng tính.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm đầu, từng nhận giải tác phẩm xuất sắc 2002, giải Việt Bút 2010 và hiện là thành viên ban giám khảo chung kết. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là hai bài viết mới của ông. Tuy tựa đề kêu buồn nhưng không buồn chút nào.
Trước 30/4/1975, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Nhạc sĩ Cung Tiến