Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Sấm Trạng Trình

24/10/200100:00:00(Xem: 207147)
Bài tham dự số: 02-385-vb81028


Người Việt chúng ta ít ai không nghe hai câu Sấm ký bất hủ của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Mã đề Dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Từ trước đến nay, không biết bao nhiêu học giả đã nghiên cứu và bàn luận về hai câu Sấm ký. Không hiểu nếu tin sấm ký là đúng thì xảy ra vào thời kỳ nào,"
Hẻ hèn nầy từ nhỏ đến lớn đã có dịp nghe các cụ bàn rất nhiều, tình trạng chiến tranh tại Việt nam vào thời kỳ Pháp thuộc, rồi hơn hai mươi năm nội chiến. Sống trong thời chiến tranh, thanh bình là niềm mơ ước của mọi người, nên cứ mỗi lần Ngọ Mùi đến, chiến tranh đang chờ, Thân Dậu lại thì nghĩ chắc thái bình không xa. Nhưng cứ qua 12 năm một lần, hết Ngọ lại Thân, mà bóng Thái bình vẫn mờ mịt.
Những năm 1942-1945 (Nhâm Ngọ-Ất Dậu), thời kỳ đệ nhị thế chiến bùng nổ và kết thúc, nhiều người đã cho rằng ứng nghiệm với hai câu Sấm. Rồi 1954-1957 (Giáp Ngọ-Đinh Dậu) Việt nam chia đôi đất nước, 1966-1969 (Bính Ngọ-Kỷ Dậu), 1978-1981 (Mậu Ngọ-Tân Dậu), 1990-1993 (Canh Ngọ-Quý Dậu), xem ra cũng không thấy ứng nghiệm mấy.
Theo Vạn niên lịch của Trung Hoa thì năm 2001 mới bắt đầu cho Thiên niên kỷ mới, trong lúc tại Mỹ và Thế giới Tây Âu dùng đầu năm 2000 mà họ gọi là Millenium làm mốc điểm. Nếu chúng ta để ý chữ niên lai trong câu sấm, thì không lẽ ý cụ Trạng Trình cho nó trở lại trong niên kỷ mới (2000, 3000...).
Thiên niên kỷ mới bắt đầu bằng năm Tân Tỵ (2001) sau đó Nhâm Ngọ (2002) Quý Mùi (2003) Giáp Thân (2004) và Ất Dậu (2005), với chu kỳ 60 năm trong Vạn niên lịch thì những năm nầy trùng hợp với thời kỳ Thế chiến đệ Nhị (1942-1945), người Việt ai cũng nhớ nạn đói năm Ất Dậu (1945), tuy những nước như Mỹ sau thế chiến đã hồi phục nhưng những nước nghèo như Việt nam vào thời đó đã không biết bao nhiêu người đã chết vì đói khát, vậy thì hai câu sấm ứng nghiệm với tình hình thế giới hay biến chuyển tại Việt nam" Có thể nào trở lại với chu kỳ 60 năm" Hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên" hoặc giả Mã đề dương cước bắt đầu từ Nhâm ngọ (1942) mà mãi đến 60 năm sau, trở lại Nhâm ngọ (2002) mới ứng nghiệm chăng"
Mã đề Dương cước nói môm na là từ đầu năm Ngọ đến cuối năm Mùi, còn chữ Anh hùng tận thì sao" Những kẻ chúng ta gọi là khủng bố (còn sống hay đã chết), với người Hồi Giáo cuồng tín, thì là anh hùng hay martyr, như vậy chữ anh hùng ở đây không hẳn là người tốt, nó tùy kẻ đối diện, người Mỹ và đa số quốc gia trên thế giới sẽ đi tìm và tận diệt những loại anh hùng nầy.
Có lẽ chúng ta cũng không ngạc nhiên nếu chiến dịch bài trừ khủng bố sẽ gia tăng vào đầu năm Nhâm Ngọ. Đầu năm Nhâm Ngọ là ngày 12 tháng 2 năm 2002, cuối năm Qúy Mùi là ngày 21 tháng 1 năm 2004, như vậy nếu Sấm của cụ Trạng Trình nhắm về Thế giới nói chung, hay Mỹ nói riêng, trong đó dĩ nhiên Việt nam sẽ bị ảnh hưởng, người Mỹ sẽ chống lại bọn khủng bố từ khoảng 12 tháng 2 năm 2001 cho đến 21 tháng giêng 2004. Họ sẽ tránh làm rùm beng vào dịp lễ Tạ ơn và Giáng sinh sắp đến, lễ Ramadan của Hồi giáo vào tháng 11, cũng là mùa Đông trên xứ A phú hãn, thì không lạ gì họ bắt đầu cuộc chiến tranh vào khoảng mùa Xuân.
Chúng ta cũng nên nhớ khoảng tháng 11/2003 thì người dân Mỹ lại đi bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2004-2008, dĩ nhiên Tổng thống đương nhiệm cũng là một ứng cử viên, như vậy ông ta muốn tái đắc cử cho nhiệm kỳ tới, cuộc chiến với khủng bố phải có kết quả trước khi người dân Mỹ đến thùng phiếu. Nếu ông thành công trong việc chống khủng bố, chắc người dân Mỹ không tín nhiệm cho ai khác hơn.


Trở lại với câu Sấm, chữ Anh hùng tận, nếu phân tích về ngữ học, thì nó cũng cùng vần với chữ A phú hãn hay Afghanistan, ai cũng biết Thiên cơ bất khả lậu, lúc cụ Trạng Trình để lại hai câu Sấm, tin thì lúc xẩy ra rồi mới biết và nói rất dễ, chứ đoán mò trước sự việc như kẻ hèn nầy nếu hên thì trúng, lỡ đoán trật cũng chẳng hại aiï. Ở đây chỉ bàn xem hai câu sấm ứng nghiệm với nước Mỹ và thế giới hay với Việt nam, nếu có.
Câu sau, Thân dậu niên lai kiến thái bình, nôm na là hai năm Thân Dậu của niên kỷ mới chăng" Niên lai, cũng như chữ mã đề, ngoài nghĩa đen và bóng của nó, đọc có âm hưởng như chữ millenium. Chúng ta cũng không lạ gì về lối chơi chữ của cụ Trạng Trình. Toàn quyền Pasquier thời Pháp thuộc rớt máy bay cháy thì cụ dùng chữ Bát Kê, ai mà diễn dịch Hán việt trước sự kiện là tám con gà (bát=tám;kê=gà) bị nướng cháy thì chỉ có nước cười ngất sau đó.
Giáp Thân và Ất Dậu sắp đến (2004-2005), chúng ta phải chờ mới kiểm chứng lại được, vì cứ theo chu kỳ 12 năm, hai chữ Thân Dậu trong Sấm ký không cho biết hai năm đó cùng trong chu kỳ với Ngọ Mùi, hay phải chờ 60 năm sau (niên lai). Với nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ là 4 năm, chúng ta biết chiến tranh loại thế kỷ 21 (kỹ thuật hay sinh học), khó kéo dài như vậy, vừa tốn kém lại không có lợi về phương diện tuyên truyền và chính trị. Với người Hồi giáo, kéo dài chiến tranh càng làm họ tôn thờ những kẻ khủng bố mà họ gọi là anh hùng. Trong quá khứ, người Mỹ cũng đã tưởng chiến tranh Việt nam chỉ kéo dài vài năm, cuối cùng nó phải trải qua đến 4 vị Tổng thống của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.
Tôi có dịp tiếp xúc với một số người Mỹ thuộc nhiều thành phần, nhất là những người trong giới thương mãi, họ đang bắt đầu tin và nghiên cứu nhiều về kinh dịch, tử vi, phong thủy, và khi tin thì tin còn nhiều hơn cả người Á đông. Vốn dĩ đã quen thuộc vấn đề nầy, nhiều người Việt lẫn Mỹ, cho rằng tin nhảm, hay mê tín dị đoan, nhưng gần đây, đã có nhiều người bàn cãi sở dĩ Ngũ giác đài bị bom cũng vì nằm kế bên khu nghĩa trang Arlington, ảnh hưởng nhiều âm khí, nước Mỹ bị nhiều tai ương vì khi làm hệ thống xe điện ngầm (metro), họ đã cắt nhằm long mạch tại Thủ đô, hay vì nằm trên miếng đất tốt về phong thủy nên tòa Bạch cung và Quốc hội đã không bị hư hại, bằng chứng chiếc máy bay số 93 đã không đến được mục đích của nó, mà rớt trên một khu rừng tại Pennsylvania vân vân và vân vân... Hai tòa nhà chọc trời thì sao" vì cao hơn cả nên lãnh trọn tai ương" Còn tùy thuộc ai tin hay không. Một ngày đẹp trời hy vọng anh Thiên Đức sẽ viết bài khảo cứu về chuyện nầy cho mọi người cùng xem.
Đã trải qua nhiều với chiến tranh, nhưng tại một xứ Tự do nhất thế giới, chúng ta đang đối diện với những hiểm họa, tai ương có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và tại đâu, chắc ai cũng mong mỏi anh hùng cao bồi Mỹ sẽ tận diệt đám khủng bố kia, và nếu như Sấm của cụ Trạng Trình ứng nghiệm với nước Mỹ, sáng sớm mai thức dậy, sau hai năm dài chống khủng bố (2002-2003), thanh bình sẽ trở về với quê hương chúng ta vào năm 2004, 2005, chứ không phải chờ đợi thêm những năm Thân Dậu kế tiếp nữa.
Quê hương thứ hai của tôi vì dân tộc và an ninh quốc gia, họ sẽ làm được, nhưng quê hương thứ nhất yêu dấu của tôi thì sao" bao giờ "kiến thái bình".

Xuân Phượng

Ý kiến bạn đọc
21/02/201316:45:44
Khách
Ta không cần lãnh đạo mà chĩ lên công luận vẻ đưng chĩ lối thôi. Đánh bại Trung Quấc củng ta, đánh bại khũng bố cũng ta, đãng cộng sản Việt Nan tự buông quyền lực cũng ta, mà Hoa kỳ hay toàn tiế giới bỉ quy phục củng từ văn bút cuã (Nguyển Kỳ Lưu Bắc Tiến Cẫm Bình Cẩm Xuyên Hà Tĩnh ta không bao giờ thay tên đổi họ.

Bạn đọc hãy Vào mục (Nguyển Ngọc Ngạn nguỵ biễn về shows 30 tháng 4 năm 20!2 đọc hết tất cả nhửng gì Nguyển Kỳ Lưu viết phản hồi sẻ nắm được vận nước Việt Nam ngàn năm sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,389,037
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Nhạc sĩ Cung Tiến