Hôm nay,  

Khủng Bố Ở Mỹ - Nhớ Bà Ba Bán Bún Ở Việt Nam

18/11/200100:00:00(Xem: 182890)
Với bút hiệu tựdo (chữ thường, viết liền) ông Nguyễn Văn Luận,tác giả bài "Người tìm tự do và tượng thần tự do" đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết Viết Về Nước Mỹ đợt I/2000. Tác giả sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bài viết mới của ông, kể đôi chút về chuyện khủng bố ở New York và kèm theo đoạn văn toàn vần B: “Bà Ba bán bún.


Bài tham dự số: 02-397-vb31040


Nước Mỹ thanh bình đã bị khủng bố tấn công ngày 9 tháng 11 ,2001 . Người dân Mỹ
bừng tỉnh vì hiểm họa từ nay, hiểu được khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố
dài lâu.
20 năm sống trên đất Mỹ, an phận người bỏ nước ra đi vì bị khủng bố triền miên, tôi thành công dân Mỹ. Nhìn 2 tòa cao ốc ở New York sụp đổ ngay sáng hôm đó, thật nhức nhối trong tim, căng thẳng tinh thần, vì con tôi làm việc tại tòa nhà cao vút gần World Trade Center, còn gọi là Twin Tower.
Con tôi đã thoát nạn. Hai tháng trôi qua, hàng ngày, tin tức quan trọng vẫn là chuyện khủng bố. New York những ngày này không có tin vui. Tôi thấy con tôi đã thay đổi nhiều về sinh hoạt cũng như suy nghĩ, như người dân New York kinh hoàng sau vụ khủng bố nhưng vẫn bình tĩnh và lạc quan. Xin ghi lại vài câu trả lời của con tôi khi nói chuyện qua phôn :
"Con dùng xe đạp đi lại trong khu Manhattan, bỏ com-lê, cà vạt trong túi xách, đạp tới phòng tập thể dục, cà phê, ăn sáng rồi tới sở làm mới "đóng bộ", vào văn phòng . "Kinh tế xuống, thất nghiệp nhiều, nhưng ba má yên tâm, đừng lo về con . Con là ...dân "bi-di-net " New York mà..." . "Con rất bận, bạn bè mất vài đứa, con không có bạn Việt Nam, chỉ biết mỗi chị Liên, làm ở tầng 25. Chị chạy thóat ra ngoài trong khi lính cứu hỏa và cảnh sát xông vào, chết gần hết, thương qúa má ơi !". "Con phải bò trên đường, trong đám bụi mù mịt, lôi được người đàn bà và một ông mập vào biu-đinh trước mặt..." . "Con đã đi hiến máu". "Con phải sang New Jersey, an ủi mẹ đứa bạn con đã chết". "Con đi dọn dẹp cuối tuần, giúp mấy hãng bạn". "New York ,Mahattan sau hai tuần, có mùi thối xác chết chưa bới ra". "Bây giờ còn mùi khét ". "Căm giận bọn khủng bố lắm, ba ơi !"
Tôi vẫn đi làm trong hãng, mừng vì con sốâng ở New York được bình an , mừng vì sắp tới ngày kỷ niệm 20 năm tròn làm việc từ khi sang Mỹ. Thường lệ buổi sáng vào hãng, nhấp ly cà phê, đọc báo trên Net rồi mới họp hành, làm việc.
Đọc được đoạn viết của ông Vi Anh: "Hiểu CS Hànội qua từng ngày bị khủng bố bằng liệng lựu đạn, đặt mìn trên lộ, từng đêm pháo kích vô thành, từng tháng năm lê thê đói lạnh và vô vọng trong trại tù cải tạo nơi rừng thiêng nước độc và trên quê hương bị cưỡng mất của mình, người Việt với kinh nghiệm thương đau......" khiến tôi hồi tưởng lại quá khứ "từng ngày bị khủng bố.....tháng năm lê thê đói lạnh ...", ghê rợn hơn bom đạn, thê thảm hơn chiến tranh, bắt đầu từ miền Bắc, bắt đầu bằng Sổ hộ khẩu và Tem phiếu lương thực, rồi chính sách, chỉ thị cộng sản, gọn lại thành chữ "Cấm". Đảng cấm bán thịt, cấm bún, phở, cấm cà phê, cấm bánh làm bằng gạo ... Cấm 5 năm, 10 năm"


Không phải, cấm tới gần 30 năm! Dân bị bần cùng, đói gục xuống, rét teo người , số phận mấy chục triệu người dân Bắc từ năm 1955 tới 1985.
Đời tôi đã trải qua những ngày tháng lê thê đói rách, tủi hờn, vô vọng bởi khủng bố, đàn áp của chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bị khủng bố nhiều rồi thì không sợ nữa.
Nghe mãi tin khủng bố ở Mỹ cũng mệt, ngày cuối tuần nghỉ ngơi... Tôi chợt nhớ bà Ba bán bún năm xưa ở Việt Nam. Bà đã vượt biển tìm được Tự Do, không biết bà ở nơi nào trên đất Mỹ nhưng chắc bà vui kiếp ly hương chứ không còn buồn như tôi .

BÀ BA BÁN BÚN
Bà Ba buồn bã bế bé Bưởi bủng beo, bi bô, biết bò. Bà bẽ bàng bởi bà bị bắt ba bốn bận, bố bé Bưởi bội bạc, bỏ bà, biền biệt, bà bị bịnh ...bón .
Bà Ba bán bún, bọn "bọ"(cán bộ) bảo bà bán bún bò. Bà bất bình, bà bảo bà bán bún bung. Ba bà bạn buôn, bán bún bị bắt. Bà Ba buồn bực bèn bỏ bán bún, bán bánh bèo.
Bánh bèo bằng bột, bọn "bẩm báo" biết bà bán bánh bèo, báo bà ...bốc bột! Bà bừng bừng bực bội, bóp bét bánh bèo, bôi bê bết "Biên bản bắt bán bánh bèo"
Bộ (công an) bắt bà Ba, bảo bà bán bánh bằng bột, bừa bãi, bướng bỉnh. Bọn bồ bịch
"bác Bình bên Bộ" biết bà Ba bầu bĩnh, béo bở, bô bô bảo bà: "Biếu bác Bình bốn bách", bác Bình bãi bỏ "Biên bản bán bánh bèo".
Bà Ba bóp bụng, biếu "ba bách". Bà biết bà bị bắt bí, bởi bánh bèo bà bằng bột ...bo bo . "Bầy bịp bợm, bọn bưng bô, bết bát, bê bối, bèo bọt, bắt bừa bãi ...!"

Bộ ban bố: "Bắt bún, bắt bánh bằng bột". Bọn "bọ" bắt bà Biên, bà Bích, bà Bạch bán bánh bao. Ba bà bàn bạc, bỏ bán bún, bán bánh bao, buôn ....bắp !
_ Buôn bắp bấp bênh, "bị bắt bỏ bu ! ", bà Ba bảo bạn bè.

Bà Ba bèn bồng bé Bưởi bi bô, buôn ...bầu bí. Bầu bí buôn ba bán bảy !
Bập bùng, bì bõm bến bãi, bờ bụi, bà Ba bứt bí, bứt bầu, bó bầu, bó bí bự bỏ bị, bán
buôn bớt bận bịu ! Bạn bè bốc: "bà Ba Bị bán bầu bí ...bộn bạc!"

Bà Ba buồn bời bợi bởi bố bé Bưởi bội bạc bỏ bà, bởi bịnh bón. Bà bực bội, bất bình bởi bọn "bọ" bám bà, bức bách bà, bòn bóc bà bởi bà biết buôn bán. Bà bỏ Bất Bạt (Sơn Tây), Bắc bộ, bỏ bán bầu bí, bế bé Bưởi bụ bẫm, bôn ba, bao bọc bởi bác Bàng Bến Bính (Hải Phòng), bung buồm bám biển, bị bão, bồng bềnh... Ba` Ba bế bổng bé Bưởi, bíu bác Bàng biết bơi.., bơi bì bạch biển Bắc bão bùng ...


Bóng bẩy, bảnh bao, bà Ba bước bên bờ biển Boston biêng biếc, bàng bạc. Bé Bưởi
bắt bóng balloon bay bướm, bước bên bà, bé bảo: "Bờ biển Boston blue...beautiful !"
Bà Ba bưng bát bún bò, bà bảo: "Bún bò Boston bát bự bằng bún bò Bolsa ...!". Bánh
bao Bolsa...bôi bơ béo bổ, bánh bao Boston bềnh bệch, bột ...bở !
Bé Bưởi bửa bánh bao, bỗng bảo bồi bàn : "Ba bát bún bò ....!". "Bún bò Boston, bát bự, "ba bucks", beautiful....beautiful...!"

tudo - 11/01

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,542,344
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Nhạc sĩ Cung Tiến